62 ngành đại học được tuyển sinh trở lại
“Dừng bao nhiêu ngành không phải là mục tiêu mà chỉ là liều thuốc đắng để nâng cao chất lượng. Bộ đang tiếp tục xét điều kiện từng trường, hiện có 62 ngành được phép tuyển sinh trở lại”, Vụ trưởng Giáo dục Đại học Bùi Anh Tuấn cho biết.
Ông Bùi Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, tính đến chiều ngày 4/3, Bộ Giáo dục đã nhận được báo cáo giải trình của gần 30 trường và đề nghị được tuyển sinh trở lại khoảng 100 ngành đào tạo. “Nhận báo cáo đến đâu chúng tôi xử lý đến đó. Hiện 62 ngành đã bổ sung được điều kiện theo quy định đã được cho phép tuyển sinh trở lại trong năm 2014″, ông Tuấn thông tin.
Vụ trưởng Giáo dục đại học cho hay, Bộ đồng ý để các trường khắc phục, bổ sung đội ngũ giảng viên nhưng đồng thời vẫn rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng theo đúng quy trình. Vì vậy, Bộ đã phát hiện báo cáo bổ sung của một số trường là “ảo” khi có hiện tượng 1 giáo sư, tiến sĩ có trong danh sách giảng viên cơ hữu của 2-3 trường.
Vụ trưởng Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn cho biết, dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học là liều thuốc đắng để nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh: Hoàng Thùy.
Những ngành được tuyển sinh trở lại đa số thuộc khối ngành Văn hóa, nghệ thuật và ngôn ngữ nước ngoài. Với số lượng ngành bị đình chỉ tuyển sinh lớn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Bộ Giáo dục đề nghị có những giải pháp linh hoạt đối với khối ngành này. Với thực tế thiếu hụt giảng viên nghệ thuật, Bộ đã cho phép các trường nghệ thuật có các thầy đã nghỉ hưu là thạc sĩ, tiến sĩ có hợp đồng dài hạn được tính là giảng viên cơ hữu – cách tính giảng viên cơ hữu giống như dành cho khối các trường ngoài công lập.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các trường nghệ thuật có thể mời giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành, đang công tác tại các Viện nghiên cứu tham gia giảng dạy. Những ngành không thể tìm được tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành có thể thay thế bằng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ ở ngành gần, nhưng phải đảm bảo ít nhất hai công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến ngành, chuyên ngành giảng dạy.
Đối với các ngành ngôn ngữ nước ngoài, nếu có giảng viên là người nước ngoài có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ký hợp đồng 1 năm hoặc giáo sư, tiến sĩ ngành gần cũng được tính là giảng viên cơ hữu.
Ngoài các ngành khối văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ nước ngoài, một số trường đã sắp xếp, quy hoạch lại đội ngũ giảng viên giữa các ngành đào tạo, hoặc tuyển dụng bổ sung giảng viên có trình độ theo yêu cầu như ĐH Hà Tĩnh, Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tuyển bổ sung được 1 tiến sĩ, một số trường dân lập cũng mời được giảng viên là Phó giáo sư, tiến sĩ. Có trường có sai sót trong báo cáo đợt trước, báo cáo lại và được Bộ xác minh.
“Tất cả các giải pháp này chỉ là biện pháp Bộ hỗ trợ các trường trong giai đoạn quá độ 2015 – 2017. Dừng tuyển sinh 207 ngành không phải là mục tiêu mà đó chỉ là liều thuốc đắng để chữa bệnh, đảm bảo chất lượng giáo dục”, ông Tuấn nói và cho hay, thông qua việc rà soát, các trường có trách nhiệm hơn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời Bộ cũng rút ra được kinh nghiệm trong quản lý nội bộ và tăng cường trách nhiệm kiểm tra giám sát của bộ.
Cuối tuần này, Bộ Giáo dục sẽ có công văn chính thức trả lời các trường về các ngành được tiếp tục tuyển sinh từ năm 2014.
Từ 2010, Bộ GD&ĐT đã tổ chức rà soát đào tạo tiến sĩ, 2012 rà soát với thạc sĩ, 2013 với đại học và 2014 sẽ là các trường cao đẳng. Sau quá trình thực hiện, Bộ đã xử lý một loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ bị thu hồi giấy phép. Trong đó, 58 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đã bị thu hồi quyết định đào tạo, năm 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bị dừng tuyển sinh do không đủ điều kiện về đội ngũ giảng dạy. Năm 2014, Bộ đã quyết định dừng đào tạo 207 ngành đại học.
Theo VNE
Ngành học đón đầu nhu cầu nhân lực
Nhu cầu nhân lực của các ngành xuất bản, thể dục - thể thao, kỹ nghệ thực phẩm, dược, thủy sản... đến năm 2020 sẽ rất cao. Thí sinh đón đầu các ngành học này sẽ có nhiều cơ hội việc làm.
Theo quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2020, phấn đấu 70% tỉnh, thành phố có ít nhất 1 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại; mỗi quận, huyện có ít nhất 1 cơ sở phát hành xuất bản phẩm. Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 điểm cung cấp xuất bản phẩm.
Để đáp ứng các mục tiêu nói trên, cần nghiên cứu mở mã ngành đào tạo, dạy nghề về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
Năm 2015, nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao (ngoài lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài; giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao) khoảng 22.000 người, năm 2020 khoảng 29.000 và năm 2030 sẽ đạt khoảng 38.000 người. Số nhân lực có trình độ ĐH trở lên phải đạt 50% vào năm 2015, trên 60% năm 2020 và đạt trên 80% vào năm 2030. Riêng giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, phấn đấu đạt tỉ lệ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao trên số học sinh, sinh viên tiểu học đạt 1/450 vào năm 2015, 1/400 năm 2020 và 1/350 vào năm 2030. Trung học cơ sở và trung học phổ thông: đạt 1/400 vào năm 2015, 1/350 năm 2020 và 1/300 vào năm 2030.
Thí sinh đón đầu các ngành học này sẽ có nhiều cơ hội việc làm (ảnh minh họa, NĐT)
Cũng theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành kỹ nghệ thực phẩm chiếm khoảng 1,85% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp. Nhân lực ngành này sẽ được chú trọng phát triển trên cơ sở xác định nhu cầu về lao động gắn liền với định hướng phát triển từng giai đoạn.
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, nhấn mạnh sẽ ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học, các ngành ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu biển và kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản tiên tiến. Đặc biệt, sẽ có chính sách ưu đãi cho con em ngư dân, học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ trong ngành thủy sản đi đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH tại các trường trong nước và ở các nước có trình độ tiên tiến.
Nhu cầu nhân lực của ngành dược cũng sẽ rất lớn trong thời gian tới. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Tốt nghiệp là có việc làm
Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay trong nhiều ngành học của trường, công nghệ thực phẩm vẫn là ngành có sức hút đối với các doanh nghiệp. "Dù kinh tế khủng hoảng thì ngành này vẫn liên tục phát triển và liên tục có nhu cầu nhân lực. Con người ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về chất lượng, sự an toàn cũng như độ đa dạng về thực phẩm. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành học này đều có việc làm ngay" - ông Sơn cho biết.
Theo ông Nguyễn Duy Quyết, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, nhu cầu xã hội đối với ngành thể dục - thể thao hiện nay chủ yếu thiếu ở khối tiểu học, trung học cơ sở. "Những năm trước, tỉ lệ chọi vào trường rất cao, khoảng 1 chọi 15-20 nhưng hiện nay, tỉ lệ này chỉ còn khoảng 1 chọi 5" - ông Quyết nói.
Theo Người lao động
Hơn 200 ngành học bị đình chỉ tuyển sinh 207 ngành học thuộc 71 trường đại học sẽ không được tuyển sinh năm 2014 do thiếu giáo viên. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga vừa ký công văn gửi các đại học, học viện, thông báo kết quả rà soát ngành trong trường đại học. Theo đó, Bộ Giáo dục đã khảo sát, thống kê các cơ sở đào tạo trình...