61% học sinh tiểu học ở thị xã Dĩ An được học 2 buổi ở trường
Do dân số cơ học gia tăng nhanh ở thị xã Dĩ An, nên tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi ở trường tại đây chỉ đạt có 61%.
Ngày 11/9/2019, ông Lê Minh Phúc – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về tình hình học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã được học 2 buổi tại trường.
61% học sinh tiểu học được học 2 buổi mỗi ngày
Theo ông Lê Minh Phúc cho biết, do dân số cơ học trên địa bàn thị xã ngày càng gia tăng, địa bàn thu hút một lượng lớn công nhân khắp nơi đến làm việc tại thị xã, nên địa phương cũng phải lo trường lớp, chỗ học cho con em họ, nên áp lực gia tăng về mặt trường lớn là rất lớn.
Trung bình mỗi năm trên địa bàn thị xã gia tăng khoảng 5.000 học sinh các cấp, nên Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã chỉ đạo các trường tiểu học phải giảm số học sinh tiểu học được học 2 buổi mỗi ngày, để nhằm đảm bảo cho việc mọi học sinh đều có thể đến trường.
Ăn trưa ở trường xong, xe sẽ chở học sinh về các cơ sở giữ và ôn tập ngoài nhà trường đã thuê sẵn (ảnh: P.L)
Năm học này, toàn thị xã có hơn 40.100 học sinh tại 20 trường tiểu học. Số học sinh tiểu học được học 2 buổi mỗi ngày tại trường đã tăng từ 50,9% năm học trước, năm học này đã đạt được tỷ lệ 61%, dù rằng những năm trước tỷ lệ này đều giảm.
Video đang HOT
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An Lê Minh Phúc cho biết, công tác quản lý giữ học sinh và ôn tập ngoài nhà trường đã được thị xã thực hiện rất chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra các xe đưa rước học sinh, những cơ sở tổ chức bán trú và ôn tập cho học sinh ở ngoài nhà trường chắc chắn phải đảm bảo đúng các điều kiện,thủ tục quy định thì mới được cấp phép hoạt động.
Ban Giám hiệu các trường tiểu học thường xuyên luân phiên kiểm tra việc tổ chức giữ học sinh, ôn tập ngoài nhà trường.
Giáo viên giảng dạy tại những cơ sở này phải có đầy đủ giáo án, lịch báo giảng rõ ràng, trường học và Phòng cũng thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn.
Học sinh Trường tiểu học Dĩ An xuống xe để đi vào các cơ sở giữ học sinh, ôn tập ngoài nhà trường (ảnh: P.L)
Đại diện lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An nhấn mạnh: Việc học sinh học buổi 2 tại những cơ sở ở ngoài nhà trường chắn chắn phải đảm bảo trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc và phụ huynh cũng phải có đơn.
Trong thời gian sắp tới, nhằm giảm áp lực trường lớp cho thị xã, lãnh đạo Phòng đã chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác phân luồng, phân tuyến đối với học sinh.
Một trong chín cơ sở giữ học sinh, ôn tập ngoài nhà trường cho học sinh Trường tiểu học Dĩ An (ảnh: P.L)
Đối với hai phường áp lực mạnh nhất về nhu cầu trường, lớp, thị xã đã có chỉ đạo học sinh tại đây có thể sang học tại những phường lân cận, trên tinh thần tự nguyện.
Trong năm nay, dự kiến, thị xã đã có kế hoạch đẩy mạnh việc khởi công các dự án xây dựng thật nhiều trường, lớp mới, nhằm làm giảm áp lực cho những địa phương khác trong thị xã.
Trường tiểu học Dĩ An giảm nhiều khoản thu
Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam biết, ngay sau khi nắm thông tin phụ huynh nhà trường than phải đóng quá nhiều khoản thu đầu năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đã làm việc lại với chủ các cơ sở cho thuê phòng dùng ôn tập cho học sinh buổi 2.
Còn đối với những khoản thu mà giáo viên ghi lên bảng khi họp phụ huynh, bà Ngọc Linh giải thích: Đó là những khoản thu cần phải đóng, chứ không phải yêu cầu đóng ngay, trừ những khoản thu liên quan đến bảo hiểm cần xong sớm, còn những khoản thu khác phụ huynh có thể đóng sau, trường thu rải rác chứ không cùng một lúc cũng không sao.Cuối cùng, chủ các cơ sở đó đã đồng ý giảm cho học sinh của trường, trong tháng 9 chỉ phải đóng tổng cộng 200.000 đồng cho các khoản tiền là phí thuê xe, thuê phòng, tiền điện nước và vệ sinh bán trú.
Hiện trường có hơn 1.000 học sinh trong tổng số hơn 2.600 học sinh phải học buổi ở tại 9 cơ sở ở ngoài nhà trường.
Phương Linh
Theo giaoduc.net
Cất cánh cùng lớp 1
Cánh cửa tiểu học mở ra cùng với sự hứng khởi của cả bố mẹ và bạn nhỏ của chúng ta. Từ việc chuẩn bị chiếc cặp sách, cuốn vở cho con tới việc nên chọn trường nào, có cho con đi học trước hay không hay dạy con thế nào mới là đúng.
Việc lần đầu tiên con lên lớp 1 cũng đầy bỡ ngỡ đối như đối với ba mẹ vậy. Xuất phát từ những tâm huyết đối với ngành giáo dục tiểu học cũng như bản thân tấm lòng của người cha, người mẹ, hai tác giả Đỗ Xuân Thảo và Phan Hồ Điệp đã cùng nhau viết lên "Cất cánh cùng lớp 1".
Cùng với những ví dụ vô cùng trực quan và những kinh nghiệm có được từ chính quá trình nuôi dạy cậu con trai Đỗ Nhật Nam của mình, hai tác giả mong muốn cuốn sách không chỉ đơn thuần là cuốn sách mà giống như những lời chia sẻ tâm tình với khó khăn trong việc đưa con vào lớp 1 của các vị phụ huynh.
Thai HaBooks giới thiệu cuốn sách - một sự trợ giúp tích cực cho cả ba mẹ và các con để chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng đối với sự thay đổi lớn lao hạnh phúc sắp tới. Cuốn sách sẽ gợi ý: Làm thế nào để con nhanh thuộc bảng chữ cái; Làm thế nào để dạy con "viết"; Chọn trường cho con như thế nào? Cần chuẩn bị những gì cho con vào lớp 1; Dạy con cách quan sát; Dạy con khả năng tập trung; Dạy con cách ngồi học và cách cầm bút; Dạy con các kỹ năng giao tiếp; Dạy con cách làm việc nhóm; Dạy con cách cảm nhận; Chuẩn bị tâm lý cho con đến trường; Có nên cho con tham gia lớp học thêm trước khi vào lớp 1; Làm thế nào để chuẩn bị ngôn ngữ cho con trước khi vào lớp 1; Làm thế nào để con vui khi đến trường...
Được biết tác giả là Phan Hồ Điệp - mẹ bạn Đỗ Nhật Nam, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tác giả luôn coi trọng nguồn cội, coi trọng những giá trị của yêu thương. Chị tâm niệm, tất cả những tin yêu gia đình, bạn bè, học trò, hoa cỏ đó làm nên một cung yêu thương tròn trịa. Nếu cuộc đời cho làm lại một lần nữa, chị mong vẫn là dòng nước mỏng manh, hiền hòa khiêm nhường chảy trôi trong biển đời vô tận. Đồng tác giả là Đỗ Xuân Thảo - bố bạn Đỗ Nhật Nam, Phó Giáo sư Tiến Sĩ hiện đang công tác tại Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư Phạm Hà Nội. Anh đã có những nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục hiện hành.
Bảo Châu
Theo baophapluat
Giáo sư dạy Đại học chưa chắc có thể dạy tốt Tiểu học Thầy Dong ví von: Một người được công nhận là Giáo sư cũng chưa chắc làm tốt công việc của một hiệu trưởng trường Tiểu học. Đây là nghịch lý của bằng cấp. Một trong những điểm mới của Luật giáo dục 2019 đó chính là việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo. Theo thống kê, nếu căn cứ...