600 HS thất học: Dân túc trực ngày đêm để giữ trường
Vụ 600 HS ở Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã hơn 3 tháng chưa đến trường, liên tục mấy ngày gần đây, nhiều lực lượng của chính quyền được huy động để tháo dỡ biển tên trường.
Ông Dương Đình Học, người dân xã Hương Bình cho biết: “Mấy ngày gần đây, lực lượng công an xã và công an huyện tập trung rất đông để tháo dỡ biển tên trường, nhưng bà con tập trung đông nên họ không thực hiện được”.
Liên tục 3 tháng nay (từ tháng 8/2014), người dân xã Hương Bình đã phân công người túc trực 24/24, ăn ngủ tại trường để bảo vệ trường vì lo trường sẽ bị cơ quan chức năng tháo dỡ. Khi cơ quan chức năng chuẩn bị tháo dỡ biển trường, thì người dân kéo nhau đến rất đông để bảo vệ, có thời điểm hơn 500 người.
Người dân Hương Bình ăn cơm và ngủ tại trường để bảo vệ trường.
Theo thông tin từ gia đình, trên đường hướng dẫn một số người tìm hiểu thực tế về việc sáp nhập trường, anh Dương Quốc Hưởng (41 tuổi), xóm Bình Giang Hưởng đã bị tai nạn giao thông tại xã Phúc Đồng và tử vong vào 13 giờ ngày 7/8/2014. Anh Hưởng ra đi để lại vợ và hai con nhỏ, một cháu lớp 9, một cháu học tiểu học.
“Vừa qua, chúng tôi được biết quan điểm của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là “phải lấy lợi ích của HS làm số một, phải đưa các cháu đến lớp, đến trường, còn những chuyện vướng mắc khác thì giải quyết sau”. Chúng tôi rất mừng và hy vọng sẽ có thay đổi, tỉnh Hà Tĩnh sẽ có giải pháp phù hợp với nguyện vọng của dân. Nhưng không hiểu sao người ta cứ quyết tháo dỡ cho được biển tên trường” – ông Dương Đình Học nói thêm.
Một nguồn tin cho biết, một vị lãnh đạo của tỉnh Hà Tĩnh đã hứa với lãnh đạo Bộ GD-ĐT là sẽ sớm có giải pháp hợp tình hợp lý nhất cho vụ việc sáp nhập, đóng cửa trường THCS Hương Bình.
Theo Quang Đại/Báo Lao động
Ở ngôi trường từng là hạng bét
Có một ngôi trường từng được lên báo ở mục... biếm họa vì "thành tích" đỗ tốt nghiệp hạng thấp nhất nước.
Video đang HOT
Không phụ huynh nào dám cho con vào học ngôi trường tai tiếng này. Tiền thưởng học sinh giỏi dư đến mấy chục triệu đồng vì không có học sinh giỏi để trao.
Vậy nhưng, sau một thời gian với những cách làm không giống ai của thầy giáo Phạm Hữu Thức - hiệu trưởng nhà trường, ngôi trường đã cất cánh... Đó là chuyện ở trường THPT Phan Châu Trinh (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Nhận trường từ lời khuyên của học trò
Năm 2002 trường THPT Phan Châu Trinh thành lập. Lúc đó thầy Thức đang là hiệu trưởng gần chục năm của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - một ngôi trường có chất lượng dạy và học thuộc tốp đầu của Quảng Nam lúc bấy giờ.
Năm học 2003-2004, trường THPT Phan Châu Trinh nổi tiếng cả nước bởi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ có 9,5%, thấp nhất nước. Tỉ lệ học sinh khá chỉ đếm trên đầu ngón tay, giỏi không có, đa số là học sinh yếu kém.
Trường tổ chức bình chọn lớp xuất sắc để trao cờ luân lưu.
Có lẽ sẽ khó có ngôi trường nào kỳ cục như trường này vì hội phí phụ huynh quyên góp phát thưởng học sinh giỏi cuối cấp nhưng mỗi năm dư đến 10-15 triệu đồng bởi không có học sinh giỏi để trao thưởng, học sinh khá chỉ 3-4 em. Việc thi đỗ ĐH-CĐ dường như là không tưởng, thậm chí trường đã lên tranh biếm họa của báo chí lúc bấy giờ.
Tháng 8/2004, sau hội nghị tổng kết năm học và triển khai kế hoạch năm học mới tại Sở GD-ĐT Quảng Nam, lãnh đạo sở nói nhỏ với thầy Thức: "Thầy ở lại chiều có việc nhé". "Và trong cuộc làm việc chỉ có vài người, giám đốc sở vỗ vai tôi nói tổ chức phân công thầy về làm hiệu trưởng trường THPT Phan Châu Trinh. Nghe vậy, tôi sốc lắm - thầy Thức chia sẻ - Tôi xin phép nghỉ 10 ngày để đi Sài Gòn chơi và suy nghĩ.
Vào Sài Gòn, gặp những học trò cũ, em nào em nấy đều khuyên thầy: "Trường nào cũng là trường cả và thầy dù ở đâu cũng mãi là thầy, học trò cũng vậy. Thầy cứ nhận công việc mới đi, có gì khó khăn thầy hãy gọi cho tụi em".
Về trường, thầy Thức đề nghị cho làm việc với chủ tịch UBND huyện Tiên Phước để ra điều kiện: "Tôi làm hiệu trưởng nhưng khi tôi trình những đề án phát triển trường thì huyện phải luôn ủng hộ tôi".
Bởi lẽ ngôi trường lúc thầy Thức về nhậm chức năm 2005 có hơn 78% học sinh yếu, kém, trong đó khối 12 là 92% bởi đầu vào chất lượng quá thấp, không vào được công lập học sinh mới học ở đây. Nhiều giáo viên được chuyển từ trường THPT Huỳnh Thúc Kháng về đây cũng ngao ngán, có người bật khóc.
Chẩn bệnh rồi mới bốc thuốc
Ngày chúng tôi đến trường, thầy Thức cùng bí thư Đoàn trường đang trao cờ luân lưu cho lớp xuất sắc 11/2 về thành tích học tập, đạo đức cùng số tiền thưởng 200.000 đồng.
Thầy Thức cười tươi nói cứ mỗi quý ban thi đua khen thưởng của trường sẽ chọn một lớp xuất sắc nhất để trao cờ, khen thưởng. Còn hằng tháng trao bảng danh dự với màu đỏ, vàng, xanh dành cho ba học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trường.
Đó chỉ là một trong rất nhiều liều thuốc mà thầy Thức cùng các giáo viên đã dùng để vực dậy ngôi trường này.
Việc đầu tiên mà thầy Thức cùng các giáo viên làm đó là tập trung ôn tập và thi tốt nghiệp THPT cho khối 12. Vì thi có đậu tốt nghiệp thì cha mẹ mới yên tâm cho con vào học.
Thầy Thức kể: "Một cuộc hội thảo đổi mới cách dạy học được tổ chức tại trường, tôi mời lãnh đạo sở, giáo viên dạy giỏi các trường THPT từ thị xã Tam Kỳ, các huyện bạn về góp ý cho trường.
Ngoài ra, còn thành lập ban chỉ đạo ôn thi tốt nghiệp. Đích thân hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mỗi buổi phải dành 15 phút đến các lớp dò bài. Mỗi giáo viên đầu giờ phải kiểm tra bài vở của lớp mình. Ngoài ra, những học sinh còn lêu lổng, ham chơi không chịu học, tôi mời trực tiếp em đó và phụ huynh đến làm việc".
Để hút học sinh, đích thân thầy Thức phải sang trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - ngôi trường khi trước thầy làm hiệu trưởng - để xin nhường cho một ít học sinh khá, giỏi nhằm nâng cao chất lượng học tập. Đồng thời để triển khai đề án tuyển sinh, đích thân ban giám hiệu đến các trường THCS, các gia đình để tư vấn tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh. Từ hiệu trưởng đến giáo viên, một buổi đi dạy, một buổi xuống các xã để tư vấn tuyển sinh.
"Những buổi họp phụ huynh ở các trường, chúng tôi đều đến dự và xin 10 phút để giới thiệu về trường. Nếu học sinh giỏi về trường được miễn các khoản thu. Dù biết điều này là sai nhưng chúng tôi vẫn phải làm" - thầy Thức nhớ lại.
Thầy Huỳnh Tuấn Hiệp - tổ hóa sinh chia sẻ: "Nhọc nhằn suốt ba năm liên tiếp, thầy Thức lặn lội xuống các trường THCS của huyện để làm đề án tuyển sinh lớp 10, gây dựng những mầm xanh của trường. Thành tích của trường hôm nay cũng bắt đầu từ đề án tuyển sinh lớp 10 đó. Một thế hệ vàng với nhiều học sinh xuất sắc là điều mà mọi người dân Tiên Phước đều công nhận và tự hào".
Đến thủ khoa của tỉnh
Vào nửa đêm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2004-2005, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Nam gọi điện cho thầy Thức báo tin tỉ lệ tốt nghiệp của trường là 92,6%. Đêm ấy thầy Thức không ngủ được, giữa đêm khuya thầy báo tin hết cho các giáo viên trong trường.
"Quả trời không phụ lòng người. Năm học 2003-2004, tỉ lệ đậu tốt nghiệp của trường chỉ có 9,5% mà năm sau đó là 92,6%. Tôi nghe tin mà phát run người" - thầy Thức xúc động.
Nếu tỉ lệ đỗ CĐ, ĐH bốn năm đầu hầu như không có thì ba năm gần đây tăng liên tục, năm 2008-2009 đạt 22%, năm sau đạt 40,6%, năm sau nữa đạt 60%. Tỉ lệ học sinh thi đỗ ĐH, CĐ năm 2013-2014 đạt hơn 40%, trong đó có hai lớp đỗ ĐH, CĐ 100%.
Không chỉ vậy, năm học 2008-2009 trường THPT Phan Châu Trinh nổi tiếng với việc Phan Nguyên Hương đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Nam. Tiếp đó Nguyễn Thị Thuận đoạt giải nhì môn địa lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Ông Phùng Văn Huy - phó chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: "Những thành tựu mà trường THPT Phan Châu Trinh đạt được hôm nay rất đáng trân trọng và tự hào. Đây thật sự là một điển hình, tấm gương sáng trong công tác phát triển giáo dục và đào tạo của huyện. Thành công và dấu ấn riêng của trường ngày hôm nay có vai trò rất lớn của người thủ lĩnh - hiệu trưởng Phạm Hữu Thức. Những năm qua, với trọng trách của người cầm lái, bằng tình thương, nguyên tắc làm việc kiên định, dám nghĩ dám làm, thầy đã vững vàng chèo lái con thuyền giáo dục đi đúng hướng".
Theo Đoàn Cường - Lê Trung/Báo Tuổi trẻ
Người lớn thi gan, 600 trẻ thất học Để phản đối việc sáp nhập trường, gần 600 học sinh mầm non, tiểu học và THCS Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị phụ huynh bắt phải ở nhà để gây áp lực. Gần 2 tháng trôi qua, trong khi bạn bè trang lứa đã đến trường học được gần nửa học kỳ rồi thì 600 em này vẫn phải ở nhà....