60 năm thăng trầm nơi đào tạo lứa sinh viên Văn khoa đầu tiên của Việt Nam
Được thành lập từ năm 1959, trải qua nhiều biến cố, nhưng Khoa Văn (Đại học Sư phạm Vinh) vẫn luôn là cái tên được nhắc đến trong tâm trí của mỗi cựu sinh viên.
Danh xưng “Khoa Văn” và chiều dài phát triển
Đến nay (2019), Khoa Văn – Trường Đại học Sư phạm Vinh đã mấy lần điều chỉnh danh xưng. Từ Khoa Văn đến Khoa Ngữ văn, sang Khoa Sư phạm Ngữ văn và bây giờ là Ngành Ngữ văn thuộc Viện Sư phạm xã hội – Trường Đại học Vinh.
Dưới đây khi sử dụng danh xưng Khoa Văn xin được hiểu là cách gọi đại diện cả các danh xưng khác. Bởi, đây là danh xưng thứ nhất và có lịch sử dài nhất của một khoa chuyên ngành ở trường đại học ngoài trung tâm Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được thành lập sớm nhất từ năm 1959.
Năm học 1961 – 1962, trường được chính thức mang tên Trường Đại học Sư phạm Vinh do Giáo sư Nguyễn Thúc Hào làm Hiệu trưởng. 2 năm trước là phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh với 2 ban đào tạo mở đầu: Ban Văn Sử và Ban Toán Lý.
Tiết học đầu tiên mở ra cả lịch sử 60 năm khoa Văn, sau này là một tiết học Văn học Việt Nam do thầy Lê Hoài Nam lên lớp vào 7h ngày 18/10/1959. Sau này thầy là Chủ nhiệm khoa rồi Hiệu trưởng nhà trường.
Các thầy cô Khoa Văn những năm 1960 – 1970.
Từ chương trình đào tạo mỗi khóa 2 năm trong 3 năm đầu, khoa được nâng cấp đào tạo theo chương trình 3 năm rồi 3 năm để tiến lên khóa học đầu tiên đào tạo theo hệ 4 năm (1968 -1972). Cùng với nhà trường, Khoa Văn đã đáp ứng kịp thời với chất lượng cao nhu cầu giáo viên và cán bộ nghiên cứu cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của đất nước.
Đồng hành cùng hệ đào tạo chính quy, Khoa Văn đã mở ra nhiều hệ đào tạo khác, mở rộng địa phần đào tạo đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Từ năm 1996, Khoa Văn (Đại học Sư phạm Vinh) đã liên kết với Khoa Văn và Khoa Báo chí – Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) để mở các lớp cử nhân văn học và báo chí.
Năm 1998, khoa chính thức được giao tuyển sinh mã ngành cử nhân khoa học hệ chính quy và hệ mở. Năm 2016, bên cạnh ngành Sư phạm Ngữ văn, khoa trở thành một cơ sở đào tạo báo chí độc lập. 10 năm trở lại đây khoa còn dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài (Lào, Thái Lan, Cameroon).
Từ những năm 90 thế kỷ XX, Bộ GD&ĐT giao cho khoa đào tạo cao học thạc sĩ với 4 chuyên ngành như Lý luận ngôn ngữ, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Phương pháp dạy học Văn và tiếng Việt. Sau đó, khoa được phép mở 2 mã ngành đào tạo tiến sĩ là Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Văn học Việt Nam.
Địa bàn đào tạo thạc sĩ được mở rộng đến nhiều địa phương khác trên cả nước.
Cán bộ, giảng viên khoa Sư phạm Ngữ văn năm 2017.
Truyền thống cao đẹp – động lực văn hóa đặc biệt
60 năm ấy, Khoa Văn đã đào tạo hơn 10.000 sinh viên ĐHSP chính quy, gần 2.500 sinh viên ĐHSP tại chức, hơn 1.500 cử nhân khoa học chính quy, gần 1.300 cử nhân khoa học tại chức và liên kết, hơn 1.500 thạc sĩ và 35 tiến sĩ.
Có được thành tựu đào tạo nhân lực trình độ cao góp cùng cả nước như vậy, các thầy, cô giáo nhiều thế hệ của khoa không chỉ chú trọng nâng cấp đổi mới giáo trình theo sát yêu cầu của sự nghiệp giáo dục mà còn hết sức quan tâm đến nghiên cứu khoa học như một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa then chốt và nền tảng để nâng cao chất lượng dạy và học và góp phần quan trọng vào thành tựu khoa học chuyên ngành của đất nước.
Video đang HOT
Ngay từ trong chiến tranh, Khoa Văn đã tốt chức 2 hội nghị khoa học về phương pháp luận nghiên cứu văn học gây tiếng vang lớn cả nước và tác động mạnh mẽ trong giới khoa học chuyên ngành. Vì Khoa Văn – Đại học Sư phạm Vinh là đơn vị đầu tiên đặt vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Những năm sau đó, Khoa Văn tổ chức thành công gần 30 hội nghị, hội thảo cấp vùng, cấp quốc gia, xuất bản nhiều công trình khoa học tập thể, cá nhân và nhiều tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học khác. Từ năm 2017, Khoa – ngành Ngữ văn bắt đầu có các bài báo bằng tiếng Anh đăng trên kỷ yếu hội thảo và tạp chí quốc tế.
Gặp gỡ, trao đổi chuyên môn giữa đại diện các Khoa Ngữ văn của các trường Đại học Sư phạm trong cả nước tại Trường Đại học Vinh, tháng 3/2015.
Khoa Văn và Đại học Sư phạm Vinh đã tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt gian khó. Vừa mới ra đời 5 năm, khoa và trường đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc.
Phải rời xa thành phố khai sinh đang trở thành chiến trường ác liệt, thầy trò Khoa Văn, Khoa Toán và cả nhà trường không chỉ gánh trên vai hàng trăm tấn sách và thiết bị dạy học đi sơ tán mà còn gánh cả sứ mệnh bảo vệ và đào tạo nhân lực trình độ cao cho tương lai. 8 năm chiến tranh (1965 – 1973), khoa di chuyển qua 9 địa điểm.
Đến đâu, thầy trò đều tự mình xây dựng lấy “giảng đường” và ký túc xá bằng tranh, tre, luồng, nứa tự khai thác. Sự đùm bọc, sẻ chia của nhân dân ở 2 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa là những tình cảm sâu nặng đặc biệt mà không phải trường đại học nào cũng có được.
Sinh viên năm thứ 4 Khoa Sư phạm Ngữ văn thi giảng (năm 2017).
“Năm 1973, được trở về TP. Vinh, Khoa Văn và Đại học Sư phạm Vinh tiếp tục vượt qua hơn 10 năm hạu chiến khổ ải trên mảnh đất đầy vết thương do chiến trang để lại”.
Trong hoàn cảnh đầy thử thách ấy, Đại học Sư phạm Vinh và Khoa Văn không chỉ bảo đảm đào tạo với các bước tiến vững chắc mà còn có nỗ lực đầy trách nhiệm trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và phát triển giáo dục miền Nam sau giải phóng. Hàng trăm sinh viên của khoa và trường đã lên đường vào Nam chiến đấu và riêng Khoa Văn đã có 8 sinh viên – chiến sĩ hy sinh.
Trong và sau chiến tranh, nhiều thầy giáo từ Khoa Văn đã nhập ngũ tham gia chiến đấu hoặc giảng dạy trong các trường văn hóa quân đội, các thầy: Nguyễn Đình Ba, Đoàn Mạnh Tiến, Hoàng Trọng Canh, Biện Minh Điền, Nguyễn Hoài Nguyên, Nguyễn Văn Tứ, Trần Hữu Phong…
Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên Khoa Sư phạm Ngữ văn; CLB Văn học Việt Nam trao giải cho sinh viên Khoa Sư phạm Ngữ văn; Chương trình Hạ cuối – cho những yêu thương còn mãi năm 2018.
Từ năm 1975 và nhiều năm sau, hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Văn đã vào miền Nam nhận nhiệm vụ giáo dục ở những địa bàn như: Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc, Côn Đảo…
Nhiều thầy, cô giáo của khoa được điều động vào các trường đại học miền Nam giảng dạy hoặc quản lý đào tạo như: Lê Hoài Nam, Trần Văn Hối, Trần Duy Châu, Nguyễn Gia Phương, Nguyễn Nguyên Trứ, Nguyễn Thiện Chí, Trần Hữu Duy, Lê Bá Hán, Hoàng Thị Bổng, Đỗ Đức Huyến, Lê Văn Chín, Nguyễn Văn Giai, Phan Quỳnh Nga, Đặng Ngọc Lệ, Nguyễn Thị Bích Hải…
GS. Trần Đình Sử với sinh viên Khoa Sư phạm Ngữ văn (năm 2014).
Cũng trong quá trình ấy, nhiều thầy, cô giáo của khoa được điều ra Hà Nội nghiên cứu, giảng dạy, công tác ở Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan Trung ương như: Nguyễn Duy Bình, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Nguyễn Quang Hồng, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Xuân Đức cùng nhiều thầy, cô khác…
Khoa Văn – Trường ĐHSP Vinh có quyền tự hào về nhiều thầy giáo từ đây ra đi đã trở thành những chuyên gia hàng đầu của ngành Ngữ văn cả nước: Thầy Hoàng Ngọc Hiến, GS. Nguyễn Khắc Phi, GS.TS. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Đăng Mạnh, GS.TS. Nguyễn Quang Hồng…
Cựu sinh viên khóa 37 Văn về dự hội.
Những thế hệ sau các thầy ở lại khoa hoặc được bổ sung về đã ra sức phấn đấu, học tập và tự đào tạo theo gương các thầy đã trở thành các cán bộ giảng dạy và quản lý có học vị và chức danh khoa học cao.
Thừa kế một truyền thống cao đẹp được xây dựng trong điều kiện đầy thử thách, gian lao của Khoa Văn – nay là ngành Ngữ văn, Viện Sư phạm Xã hội- Trường Đại học Vinh, thầy, cô giáo đương nhiệm và sinh viên hôm nay luôn ý thức đầy đủ và sâu sắc truyền thống đó như một giá trị văn hóa đặc biệt, một động lực văn hóa đặc biệt để vượt lên những thử thách mới, giới hạn mới từ tác động của kinh tế thị trường.
Tin tưởng rằng, những giá trị truyền thống vinh quang của Khoa Văn, ngành Ngữ văn – Trường Đại học Vinh sẽ có điều kiện thuận lợi để phát huy, để phục hưng tốt đẹp hơn một ngành khoa học và đào tạo chuyên biệt, hợp với quy luật phát triển của khoa học thời hiện đại hóa, hội nhập văn hóa nhân loại.
Theo baonghean
Sách giáo khoa mới được thẩm định thế nào?
Việc bộ sách tiếng Việt và toán của GS Hồ Ngọc Đại vừa bị loại bởi hội đồng thẩm định sách giáo khoa mới khiến dư luận quan tâm sách giáo khoa mới đang được thẩm định thế nào, thành phần gồm những ai?
Bộ sách tiếng Việt và toán của GS Hồ Ngọc Đại vừa bị hội đồng thẩm định SGK mới loại do "không đạt" - Ảnh: Ngọc Dương
Kết quả đánh giá của hội đồng là tiên quyết
Hội đồng thẩm định gồm những ai?
Hội đồng thẩm định thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT theo tinh thần của Thông tư 33 (về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK). Thông tư này có 4 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí về SGK.
Hội đồng sẽ thảo luận và xây dựng 40 minh chứng cần đạt để làm căn cứ thẩm định. Thành viên hội đồng thẩm định từng môn học là số lẻ, tối thiểu 7 người. Thành phần hội đồng cơ cấu gồm có GS đầu ngành về chuyên môn, có những GS đang công tác tại các trường đại học, am hiểu về nội dung, phương pháp và đặc biệt phải có ít nhất 1/3 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đó. Thành viên của hội đồng cũng đại diện các vùng miền, giúp SGK được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.
Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), nói: "Sách giáo khoa (SGK) là một tài liệu giáo dục cụ thể hóa chương trình mới. Kết quả thẩm định sẽ được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công bố trong tháng 10.2019, dựa trên đề xuất của hội đồng. Đánh giá của hội đồng là tiên quyết".
Ông Tài cũng thông tin: Hội đồng đọc độc lập bản thảo trong 15 ngày. Sau đó nghe tác giả SGK trình bày nội dung và quan điểm. Tiếp theo, hội đồng làm việc độc lập với bản thảo và họp phân tích, kết luận lần 1, với sự tham gia của tác giả. Có 3 mức đánh giá bản thảo là "đạt", "đạt nhưng phải sửa" và "không đạt". Những bản thảo được đánh giá là đạt nhưng phải sửa, tác giả có 1 tháng để sửa và thẩm định vòng 2 (trình tự giống như vòng 1). Sách được đánh giá không đạt, tác giả và các nhà xuất bản có thể chỉnh sửa để đề nghị thẩm định lại từ đầu.
Đánh giá chung sau vòng 1, ông Tài cho rằng các tác giả rất tâm huyết, nhiều bản thảo biên soạn công phu. "Quan điểm của Bộ là việc thẩm định phải công bằng, minh bạch. Chúng tôi chưa nhận được phản hồi chính thức nào về kết luận sau vòng 1 của hội đồng thẩm định", ông Tài cho biết.
Sau vòng 1, không có bản thảo nào "đạt" ngay, ngoài một số "không đạt", hầu hết bản thảo "đạt nhưng cần sửa chữa".
Hội đồng thẩm định "có vấn đề"?
Theo thông tin của hội đồng thẩm định, hội đồng "loại" sách tiếng Việt 1 và sách toán công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vì lý do sách đó chỉ phù hợp với chương trình hiện hành chứ không phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng lý do này cho thấy tư duy về chương trình và SGK của hội đồng thẩm định môn tiếng Việt lớp 1 là... có vấn đề. Bởi trong giáo dục phổ thông, dù chương trình nào và của nước nào đi chăng nữa thì cũng đều chung một cái lõi kiến thức và mục tiêu giáo dục. Vì thế, sẽ có những cuốn sách trở thành kinh điển, phù hợp với bất kỳ chương trình nào, khi mà trong xã hội vẫn tồn tại đối tượng học sinh mà cuốn sách đó muốn tiếp cận.
Đồng tình với nhận xét trên, PGS Lê Anh Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, nói: "Chương trình mới so với chương trình hiện hành có khác biệt, nhưng cơ bản không có gì ngược lại với nhau. Đối với sách tiểu học, nếu chúng ta đủ cởi mở thì lấy sách Singapore, sách Hàn Quốc về điều chỉnh, sắp xếp lại thì cũng sẽ đạt được yêu cầu của chương trình toán".
Một tác giả tham gia viết SGK toán cũng cho biết ông bức xúc về cách Bộ GD-ĐT thành lập hội đồng thẩm định như hiện nay, mà theo ông là "có vấn đề", cụ thể là hội đồng môn toán. Trong số những người tham gia hội đồng thẩm định môn toán thì không có bất kỳ ai là người tham gia xây dựng chương trình. Vì thế, họ cũng chỉ là những người có tư cách giống như các tác giả, tức là họ sẽ hiểu chương trình theo cách chủ quan của mình, nên khi đánh giá sự phù hợp của sách đối với chương trình cũng sẽ đánh giá theo nhận thức chủ quan, không thật sự đúng đắn.
TS Nguyễn Huy Đoan, một tác giả tham gia viết sách, cho rằng những người chủ chốt trong nhóm tác giả xây dựng chương trình cũng nên là những người chủ chốt trong hội đồng thẩm định vì họ nắm rõ chương trình. Ngoài ra, trong hội đồng thẩm định cần có thêm các nhà khoa học chuyên sâu về chuyên môn và phương pháp dạy học, những giáo viên đứng lớp của cấp học. Hội đồng thẩm định phải chọn được những người công tâm, tránh thiên kiến. "Còn làm thế nào để chọn được những người công tâm, không thiên kiến, thì đó là việc của Bộ GD-ĐT. Dù việc này không dễ dàng, nhưng tôi cho là Bộ phải nắm được không chỉ trình độ khoa học mà còn cả đặc điểm con người của những người mà Bộ mời tham gia hội đồng thẩm định", TS Đoan đề xuất.
Còn PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng chủ trương một chương trình nhiều SGK sẽ cho phép chúng ta có được những bộ sách phù hợp với mỗi loại đối tượng học sinh khác nhau. Vì thế, khi thẩm định một bản thảo SGK, việc đánh giá phần thực nghiệm rất quan trọng. Như sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ chẳng hạn, có thể rất hiệu quả cho một đối tượng học sinh các tỉnh xa, còn đưa về dạy cho học sinh thành phố thì không phù hợp. "Cần phải xoáy sâu vào minh chứng, nếu không tạo ra tiền lệ. Muốn có tự do học thuật thì khi anh bác bỏ một cái gì đó có căn cứ không, căn cứ có thuyết phục không!", PGS Chu Cẩm Thơ đặt vấn đề.
Trước câu hỏi giá trị đã được kiểm nghiệm trên thực tiễn của một bộ SGK có được coi là một yếu tố cần xem xét trong quá trình thẩm định hay không, ông Thái Văn Tài cho hay: "Theo quy định thì hồ sơ thẩm định SGK đã bắt buộc phải có hồ sơ thực nghiệm bộ sách ấy trên thực tế, kèm theo thuyết trình của tác giả về quan điểm khi biên soạn SGK".
Ý kiến
Không có sự phân biệt nào cả !
Chúng tôi làm đúng nhiệm vụ của mình, thẩm định theo quy định mà Thông tư 33 đã ban hành, những cuốn sách nào không đạt về nội dung, về phương pháp thì chúng tôi đánh giá là "không đạt". Ở đây không có sự phân biệt nào cả! Đạt hay không đạt thể hiện ở một loạt các tiêu chí, chúng tôi dựa vào hệ thống tiêu chí ấy để đánh giá. Hội đồng của chúng tôi có 5 giáo viên dạy tiếng Việt tiểu học, có trưởng phòng giáo dục tiểu học của một tỉnh rất lớn, có hiệu trưởng trường tiểu học.
GS Trần Đình Sử (Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt lớp 1)
Phải viết đúng và đủ nội dung chương trình
Hội đồng toán gồm 13 người, trong đó có 5 giáo viên dạy lớp 1 ở địa phương. Môn toán tôi đang thẩm định 6 bản thảo SGK toán lớp 1. Cả 13 người phải làm theo cách là mở từng trang của mỗi bản thảo góp ý lần lượt cho 1.200 trang. Cách làm việc rất tỉ mỉ, theo đúng các quy tắc. Trong 4 điều, 13 tiêu chí thì có những điều cực kỳ quan trọng mà một số bản thảo không đạt là vì vi phạm các tiêu chí đó. Phải viết đúng và đủ nội dung chương trình. Một điều nữa là đối tượng học sinh lớp 1, vào trường chưa biết chữ nên phải cực kỳ cân nhắc, đó là một đặc điểm mà tác giả viết SGK và người thẩm định phải tính đến, làm thế nào để học sinh học được mà học hứng thú. Tôi làm thẩm định nhiều thì thấy kỳ này là kỳ làm việc vất vả nhất vì yêu cầu rất chi tiết và chặt chẽ.
PGS Trần Kiều (Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK toán lớp 1)
Tuệ Nguyễn (ghi)
Theo Thanh niên
Tiếp tục câu chuyện sách giáo khoa chương trình mới: Thẩm định chặt chẽ, công phu? Việc bộ sách giáo khoa lớp 1 - Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên bị Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK chấm không đạt từ vòng đầu, được dư luận rất quan tâm. Xung quanh việc này, cũng như vấn đề sách giáo khoa chương trình mới nói chung còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy...