60 năm đồng hành đưa ngôn ngữ, văn hóa Nga tới các thế hệ
Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển khoa tiếng Nga (1959 – 2019) thuộc Đại học Hà Nội.
Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt giúp nhìn lại chặng đường thành tựu tự hào, tạo nên bởi tâm huyết của đội ngũ lãnh đạo và giảng viên của Khoa qua nhiều thế hệ.
Văn nghệ khởi đầu lễ kỷ niệm
Phát biểu tại sự kiện, PGS-TS Nguyễn Văn Trào – Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội xúc động chia sẻ, tháng 11 gợi lại những hồi ức lịch sử vẻ vang của Trường Bổ túc Ngoại ngữ Hà Nội (tiền thân của Đại học Hà Nội – HANU) và của Khoa tiếng Nga.
“Là đơn vị đào tạo có lịch sử lâu dài nhất và phát triển liên tục tại Trường ĐH Hà Nội với mốc son là ngày 1/11/1959 tại cơ sở dựng tạm bằng tre nứa ở Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Qua 60 năm lịch sử, Khoa tiếng Nga đã trải qua những giia đoạn lịch sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc”, ông Nguyễn Văn Trào cho biết.
Dù trong hoàn cảnh nào, thầy và trò khoa tiếng Nga cũng luôn đoàn kết, không ngừng cố gắng, nỗ lực, nghiêm túc thực hiện đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, xây dựng Khoa trở thành một trong những khoa có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong Trường và toàn ngành Nga ngữ ở Việt Nam về chất lượng và uy tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; đóng góp to lớn trong quá trình khẳng định uy tín, vị thế, vai trò và kiến tạo tầm vóc HANU.
Có được thành quả này là nhờ sự đồng hành của các thầy cô nhiều thế hệ, những người thầy, người cô với hiểu biết sâu rộng về chuyên môn lại mang tâm thế của một thi sĩ, truyền cảm hứng và ngọn lửa cảm mến ngôn ngữ, văn hóa Nga đến với người đọc.
Video đang HOT
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Trào, trong những năm tới đây, Nhà trường cùng với Khoa tiếng Nga tiếp tục đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, tiệm cận chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và khu vực. Nhiệm vụ bao trùm đối với các thầy, cô chính là chủ động nâng cao trình độ và ứng dụng các thành tựu của công nghệ số vào công tác chuyên môn, quan trọng hơn là tạo cho mình năng lực truyền cảm hứng.
Lễ kỷ niệm đã diễn ra trong không khí đầm ấm, trang trọng. Nhiều thế hệ sinh viên đã tới chia sẻ những kỷ niệm trong suốt quá trình trau dồi tại mái trường cũng như lời tri ân cho các thế hệ thầy cô. Đây cũng là dịp để Khoa tiếng Nga tổng kết, điểm lại những thành tích nổi bật và những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần làm dày thêm truyền thống và thành công của Khoa cũng như Trường Đại học Hà Nội trong thời gian tới.
Theo kinhtedothi
Trả tiền mời gọi người học thạc sĩ: Thầy không phải 'cò'
GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn không tán thành đề xuất trả tiền giảng viên để mời gọi người học thạc sĩ.
Trước thực trạng lượng số lượng tuyển sinh mới trình độ thạc sĩ vào các trường đại học công lập giảm, trong khi trường tư thục tăng mạnh, có ý kiến đề xuất trả tiền cho giảng viên để động viên, khuyến khích thí sinh vào học.
GS.TSKH Phạm Phố thẳng thắn phản đối đề xuất này bởi như vậy không khác nào biến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thành đa cấp và giảng viên trở thành "cò".
Phân tích cụ thể, GS Phố cho hay, đào tạo trình độ sau đại học là cần thiết nhưng không thể chạy theo số lượng mà quên chất lượng bởi đào tạo sau đại học là đào tạo những nhà nghiên cứu, nhà sáng tạo thực sự.
Số lượng người vào học thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường phụ thuộc vào chất lượng của người thầy và cơ sở vật chất của trường.
"Trường có bao nhiêu giảng viên chính, bao nhiêu GS, PGS... Giảng viên chính chỉ hướng dẫn phụ, còn hướng dẫn chính vẫn là PGS, GS. Để đảm bảo chất lượng thì người hướng dẫn phải có một tầm nhìn để thí sinh của mình tiến xa hơn, đồng thời tích lũy cho thí sinh năng lực, khả năng dồi dào.
Ở các trường đại học công lập, GS, PGS và điều kiện cơ sở vật chất thường tốt hơn các trường tư thục. Tuy nhiên, do biên chế các trường công lập, các GS về hưu hết, chỉ còn lại lẻ tẻ vài người, phần đông là PGS. Ngược lại, các GS sau khi về hưu thì sang làm việc tại các trường tư thục do đó số lượng GS của các trường tư nhiều khi nhiều hơn các trường công lập.
Đó là về chất lượng người thầy, còn về cơ sở vật chất, khi trường tư đầu tư cơ sở vật chất tốt thì tăng số lượng người học sẽ tăng lên", GS.TSKH Phạm Phố giải thích.
Có thu hút được người học thạc sĩ hay không tùy thuộc vào chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất của trường đại học
Cũng theo nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, hiện nay phần đông người làm nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ phải trả tiền, dù trường công hay trường tư. Vấn đề là nhiều khi trường công tự đánh giá mình cao quá mà xem nhẹ thí sinh, gây nhiều khó khăn cho họ. Trong khi đó, điều kiện thu nhận ở trường tư dễ dàng hơn nên thí sinh sang đó học.
"Hiện nay, bằng thạc sĩ, tiến sĩ là do hiệu trưởng của trường đại học ký và cấp, không phải Bộ GD-ĐT. Bằng của trường nào thì cũng là bằng thạc sĩ, tiến sĩ nên người học sẽ lựa chọn nơi nào điều kiện không quá khắt khe", GS.TSKH Phạm Phố nói.
Bởi vậy, ông nhấn mạnh, ngoài yêu cầu về chất lượng người thầy, cơ sở vật chất, để thu hút người học thạc sĩ, tiến sĩ, các trường công lập trước tiên phải tuân thủ quy định, quy định thế nào thì làm như vậy, không gây khó cho người học.
"Hữu xạ tự nhiên hương, trường có thầy tốt, cơ sở vật chất tốt, có tiếng tăm thì tự nhiên người học tìm đến", GS Phố nhấn mạnh.
Một vấn đề khác được vị chuyên gia đề cập, đó là để đảm bảo chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ, cần thiết phải có một hội đồng bí mật.
Theo ông, ở các nước khi làm luận án thường có một hội đồng bí mật. Khi nghiên cứu sinh làm xong luận án, hội đồng chấm luận án thông qua thì vẫn phải trải qua sự thẩm tra của hội đồng bí mật, nếu đạt chất lượng thì trường mới cấp bằng. Bằng không, dù nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công ở hội đồng mà hội đồng bí mật tuyên bố không đạt thì cũng coi như không thông qua.
Cách làm như vậy, theo GS.TSKH Phạm Phố, mới đảm bảo công bằng. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay chưa có hội đồng bí mật. Theo nguyên tắc, khi bảo vệ luận án, thường sẽ mời một PGS hay GS "bí mật" phản biện nhưng ở Việt Nam, phần đông trong ngành đều quen biết nhau, nếu người hướng dẫn học viên là GS thì cuối cùng họ cũng sẽ biết được người phản biện "bí mật" là ai và người phản biện sẽ nể nang mà cho qua.
Bởi thiếu một hội đồng bí mật đánh giá một cách công bằng nên GS Phố cho rằng mới xảy ra chuyện người đã vào học thạc sĩ, tiến sĩ rồi thì lúc bảo vệ ít khi bị rớt.
Thành Luân
Theo baodatviet
Kinh nghiệm học tiếng Đức của thủ khoa học vượt Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường Đại học Hà Nội - Hoàng Ngọc Trâm không chỉ học giỏi ngôn ngữ này, cô còn dạy tiếng Đức cho nhiều bạn trẻ. Hoàng Ngọc Trâm là thủ khoa xuất sắc của trường Đại học Hà Nội. Ngọc Trâm là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường Đại học Hà Nội. Cô học...