60 cựu sinh viên tiêu biểu của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Sáng 12/9, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) gặp gỡ báo chí, thông tin về chương trình kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển.
Tại buổi gặp mặt, trường đã công bố danh sách 60 cựu sinh viên tiêu biểu của ĐH Văn khoa – ĐH Tổng hợp – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trên các lĩnh vực Khoa học – Giáo dục, Chính trị – Xã hội, Kinh tế, Văn hóa – Nghệ thuật.
Trong danh sách này, nhiều người đã và đang là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động chính trị, nhà giáo, doanh nhân, văn nghệ sĩ.
60 cựu sinh viên tiêu biểu là những tấm gương sáng, tiêu biểu cho thành tựu đào tạo của nhà trường.
Các cựu sinh viên tiêu biểu sẽ được trường tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) vào sáng 20/11.
Thông tin của các cựu sinh viên tiêu biểu cũng sẽ được xuất bản trong kỷ yếu trường, đặt ở phòng truyền thống.
Lĩnh vực chính trị – xã hội
Lĩnh vực này gồm 17 người: Tất Thành Cang (khoa Luật, ĐH Tổng hợp); Nguyễn Văn Đua (ĐH Văn khoa); Lê Thanh Hải (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Trương Mỹ Hoa (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Huỳnh Thành Lập (khoa Triết học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); liệt sĩ Lê Quang Lộc (ĐH Văn khoa).
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội – là cựu sinh viên của ĐH Văn Khoa. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhất Chi Mai (ĐH Văn khoa); Nguyễn Thị Kim Ngân (ĐH Văn khoa); liệt sĩ Nguyễn Ngọc Phương (ĐH Văn khoa); Trương Tấn Sang (Bộ môn Luật, Khoa Triết học, ĐH Tổng hợp); Võ Thị Thắng (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp); Đặng Thị Ngọc Thịnh (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp).
Võ Thành Thống (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp); Võ Văn Thưởng (khoa Triết học, ĐH Tổng hợp); Bùi Văn Toản (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp); Nguyễn Thanh Tùng (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp); Ku Su Jeong (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp).
Lĩnh vực kinh tế
Video đang HOT
Lĩnh vực này gồm 10 người: Đoàn Hữu Đức (Ngữ văn Anh, ĐH Tổng hợp); Nguyễn Văn Cường (khoa Đông Phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); Lâm Thị Thúy Hà (khoa Đông Phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); Trần Văn Liêng (khoa Ngữ văn Anh, ĐH Tổng hợp); Phạm Phú Quốc (Quản trị Kinh doanh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, chương trình liên kết quốc tế).
Đinh Quang Hùng (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Võ Thành Tân (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp); Trần Văn Tấn (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Nguyễn Phi Vân (khoa Ngữ văn Anh, ĐH Tổng hợp); Lư Nguyễn Xuân Vũ (khoa Nhân học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Lĩnh vực khoa học – giáo dục
Lĩnh vực này gồm 15 người: PGS.TS Trịnh Doãn Chính (Triết học, ĐH Tổng hợp); TS Trương Thị Kim Chuyên (Địa lý, ĐH Tổng hợp); PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Kinh tế – Chính trị, ĐH Tổng hợp); GS Huỳnh Minh Đức (ĐH Văn khoa, ĐH Tổng hợp).
PGS.TS Nguyễn Quang Điển (khoa Triết học, ĐH Tổng hợp); TS Nguyễn Thị Hậu (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp); PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp (khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); Nguyễn Khuê (Đại học Văn khoa); TS Nguyễn Nhã (khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Ông Võ Văn Sen, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tại buổi họp báo sáng 12/9. Ảnh: M.N.
Nguyễn Tri Tài (ĐH Văn khoa); GS.TS Huỳnh Như Phương (ĐH Văn khoa); GS Nguyễn Văn Sâm (ĐH Văn khoa); TS Nguyễn Quyết Thắng (TĐH Văn khoa); TS Bùi Văn Nam Sơn (Triết học, ĐH Văn khoa); TS Ahn Kyong Hwan (Ngôn ngữ học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật
Lĩnh vực này gồm 18 người: Trần Long Ẩn (ĐH Văn khoa); Vũ Đức Sao Biển (ban Triết học, ĐH Văn khoa); NSƯT Nguyễn Trung Hiếu (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Trương Nam Hương (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Võ Sông Hương (khoa Đông phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); Dương Thụy Phương Khanh (nhà văn Dương Thụy, khoa Ngữ văn Pháp, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Trương Quốc Khánh (ĐH Văn khoa); Nguyễn Tuấn Kiệt (ĐH Văn khoa); Tôn Thất Lập (ĐH Văn khoa); Thái Thăng Long (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Trịnh Bích Ngân (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Huỳnh Dũng Nhân (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp).
NSƯT Nguyễn Hải Phượng (khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); Lê Minh Quốc (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Dương Cẩm Thúy (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); Trần Xuân Tiến (ban Văn chương Việt Nam, ĐH Văn khoa); NSND Nguyễn Thị Bạch Tuyết (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp); NSƯT Hồ Ngọc Xum (khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp).
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) được thành lập năm 1957. Trường đã trải qua ba thời kỳ gồm:
Thời kỳ 20 năm hình thành và định vị Văn Khoa (1957-1975): Đại học Văn Khoa (thuộc Viện ĐH Sài Gòn).
Thời kỳ 20 năm phát triển khoa học cơ bản về Khoa học xã hội (1975- 1995): Khối Khoa học xã hội – ĐH Tổng hợp TP.HCM.
Thời kỳ tạo dựng vị thế Khoa học xã hội và Nhân văn trong phát triển, hội nhập từ năm 1996 đến nay: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Theo Zing
ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển thẳng học sinh giỏi của 116 trường
Năm 2017, ĐH Quốc gia TP.HCM tăng số lượng trường trong danh sách các trường THPT có học sinh giỏi được tham gia xét tuyển thẳng lên 116.
Theo đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, ĐH Quốc gia TP.HCM mở rộng phương thức ưu tiên xét tuyển bằng quy định riêng (bên cạnh quy định chung của Bộ GD&ĐT).
Năm ngoái, chỉ tiêu tối đa đối với phương thức tuyển sinh này là 10%. Năm nay, trường tăng số chỉ tiêu xét tuyển thẳng lên 15-20% tùy ngành.
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng tăng số lượng trường THPT có học sinh giỏi được tham gia xét tuyển theo hình thức này, bao gồm 82 trường THPT chuyên và năng khiếu đã áp dụng năm ngoái và 34 trường thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong hai năm 2015, 2016.
Học sinh đăng ký xét tuyển thẳng cần đạt điều kiện tối thiểu sau: tốt nghiệp THPT năm 2017, đạt danh hiệu học sinh giỏi 3 năm THPT (hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia), hạnh kiểm tốt 3 năm phổ thông.
Mỗi học sinh chỉ được áp dụng một lần đúng năm tốt nghiệp và chỉ được đăng ký một ngành trong toàn hệ thống.
Trong trường hợp số hồ sơ nộp nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển, hội đồng tuyển sinh sẽ xét tuyển học sinh dựa trên thứ tự ưu tiên sau: điểm trung bình 5 học kỳ THPT của tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký; bài luận viết tay; thư giới thiệu của giáo viên.
Hồ sơ đăng ký gồm phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu chung; một bài luận được viết trên giấy A4, trình bày lý do muốn học tại trường, mối quan tâm đến ngành học, mục tiêu học tập, nghề nghiệp, đóng góp cho xã hội của bản thân; một thư giới thiệu của giáo viên trường THPT, nơi thí sinh học lớp 12; bản sao học bạ 3 năm trung học phổ thông tính đến hết học kỳ 1 lớp 12 (có xác nhận của trường THPT); hai phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4x6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, tên lớp vào mặt sau tấm ảnh).
Trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng từ ngày 15/5-15/6 và công bố kết quả từ ngày 26-30/6. Thời gian nhận hồ sơ từ 15/5-15/6 và công bố từ 26-30/6.
Năm 2017, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tuyển 13.455 chỉ tiêu bậc ĐH và 450 hệ cao đẳng.
Trong đó, ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển 3.040 chỉ tiêu ở bậc ĐH và 300 chỉ tiêu bậc CĐ. ĐH Bách khoa tuyển 3.800 chỉ tiêu bậc ĐH và 150 chỉ tiêu bậc CĐ; ĐH Kinh tế - Luật tuyển 1.400 chỉ tiêu.
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 2.850 chỉ tiêu. ĐH Quốc tế tuyển 1.180 chỉ tiêu. ĐH Công nghệ Thông tin tuyển 1.000 chỉ tiêu và khoa Y tuyển 175 chỉ tiêu.
Ngoài ra, năm nay, ĐH Quốc tế dành 35% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển dựa vào kỳ thi kiểm tra năng lực theo dạng SAT II.
Trường sẽ tổ chức hai đợt thi vào tháng 5 và tháng 11. Đối tượng dự tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT vào năm 2017.
Thí sinh sẽ dự thi hai môn, gồm một môn bắt buộc (Toán) và một môn tự chọn trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tiếng Anh. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT (lớp 10, 11, 12).
Bài thi theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 120 phút. Thí sinh thi trong một ngày và biết kết quả sau 3 ngày.
Nguyễn Sương
Theo Zing
Thủ tướng bổ nhiệm Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Thành Đạt giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM. Ngày 9/1, tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định bổ nhiệm Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM. Người được bổ nhiệm là ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy...