6 việc thiết yếu cần làm để ngăn ngừa đột quỵ tái phát
Theo thống kê từ Hội đột quỵ Hoa Kỳ, cứ 4 người còn sống sót sau đột quỵ lần đầu, có 1 người xuất hiện cơn đột quỵ tái phát. Tuy nhiên, tỉ lệ này không phải lẽ tự nhiên và không thể thay đổi.
Nếu bạn đã từng trải qua một cơn đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) hay thiếu máu não thoáng qua thì bạn có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự trong tương lai. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ loại đột quỵ mà bạn đã bị, nguyên nhân chính gây nên cơn đột quỵ đó để có kế hoạch phù hợp dự phòng cơn đột quỵ tái phát.
Sau đây là những bước quan trọng mà bạn cần kiểm soát nhằm ngăn ngừa hiệu quả cơn đột quỵ tái phát, đồng thời giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại.
1. Kiểm soát huyết áp
Theo thống kê của bệnh viện Nhân dân 115, 80% các trường hợp đột quỵ có liên quan đến tăng huyết áp. Nếu bạn bị tăng huyết áp, việc quan trọng là kiểm soát huyết áp dưới ngưỡng cho tối đa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngưỡng huyết áp khuyến cáo với đã số người bệnh là dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và bệnh mắc kèm mà đích huyết áp sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Việc theo dõi huyết áp hằng ngày là rất cần thiết, do huyết áp có thể tăng mà bạn không hề có triệu chứng gì. Bạn nên đo huyết áp hằng ngày, ghi sổ theo dõi và mang tới cho bác sĩ trong mỗi lần tái khám.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp kiểm soát và dự phòng đột quỵ tái phát
2. Kiểm soát Cholesterol máu
Cholesterol là một trong những loại mỡ máu của cơ thể. Có 2 loại Cholesterol cần quan tâm đó là: HDL-Cholesterol hay Cholesterol tốt và LDL-Cholesterol hay còn gọi là Cholesterol xấu, góp phần tạo nên những mảng xơ vữa trong lòng mạch. Khi những mảng xơ vữa vỡ ra sẽ thu hút những thành phần khác của máu như hồng cầu, tiểu cầu… dẫn tới sự hình thành các cục máu đông lưu hành trong máu.
Đây cũng là yêu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ thể nhồi máu. Nếu bạn bị rối loạn mỡ máu, bạn cần tuân thủ điều trị thuốc của bác sĩ và luyện tập thể lực đều đặn và lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp.
Video đang HOT
Tăng LDL-Cholesterol khiến hình thành mảng xơ vữa, tăng nguy cơ đột quỵ
Nhiều người mắc đái tháo đường mà không hề biết cho tới khi biến cố xảy ra, ví dụ như đột quỵ. Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh đột quỵ. Nhiều người mắc đái tháo đường cũng đồng thời mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và thừa cân, những yếu tố này càng làm cho nguy cơ mắc đột quỵ tăng cao.
Vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ đột quỵ lần đầu cũng như đột quỵ tái phát.
4. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Điều này đúng với cả đột quỵ thể nhồi máu hay thể chảy máu, đột quỵ lần đầu hay tái phát. Nếu bạn đang hút thuốc, dù ít hay nhiều, hãy tìm phương pháp phù hợp để bỏ thuốc.
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng gây đột quỵ lần đầu và tái phát
5. Duy trì hoạt động thể lực
Luyện tập thể lực giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, thậm chí trực tiếp giảm nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, luyện tập thể lực đều đặn, dù chỉ là những bài tập nhẹ như đi bộ, làm vườn nhẹ nhàng cũng có thể thúc đầy quá trình phục hồi sau đột qụy.
6. Hạn chế tối đa hoặc bỏ rượu
Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, uống rượu còn làm tăng nồng độ Triglycerid trong máu, đây là một loại mỡ máu có thể gây xơ cứng động mạch.
Vì vậy, nếu bạn đang uống rượu hằng ngày hoặc uống nhiều rượu ở những cuộc vui, hãy dần hạn chế. Nếu bạn không uống rượu thì đừng bao giờ bắt đầu.
Hạn chế uống rượu giúp giảm nguy cơ đột quỵ tái phát
Ngoài những biện pháp gián tiếp kể trên, bạn cũng cần chủ động dự phòng đột quỵ tái phát. Thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch Đông y thế hệ 2 được xem là biện pháp hiệu quả cho mục tiêu này.
Thuốc không chỉ giúp điều trị đột quỵ mà còn hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ tái phát, hỗ trợ điều trị bệnh lý mạch vành hiệu quả.
DS Phạm Hảo
Đột quỵ vì kiêng cơm
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Ảnh minh họa
Bà Trần Thị Hà (Lào Cai) được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ. Các bác sĩ xác định bà bị đột quỵ thể nhẹ do biến chứng của đái tháo đường nhiều năm. Nguyên nhân là do bà quá kiêng khem, một thời gian bỏ cơm, chuyển sang ăn khoai, miến, bánh mì để giảm đường máu.
Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Tuy nhiên, các thức ăn là tinh bột, đường đều làm tăng đường, do đó trong các bữa ăn chính cần phải ăn vừa đủ khẩu phần chất bột, tránh ăn thừa tinh bột, gây ra đường huyết cao.
Nếu ăn thêm loại tinh bột khác thì cần giảm bớt cơm thì mới kiểm soát được đường huyết. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, đạm và chất béo...
Việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, nếu bỏ hẳn chất bột cũng không phải là chế độ dinh dưỡng phù hợp.
KT ghi
Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu não đã qua giai đoạn vàng Bệnh viện Gia An 115 vừa cứu sống thành công bệnh nhân H.N.T. (sinh năm 1985, ngụ TP Rạch Giá, Kiên Giang) bị nhồi máu não đỉnh thái dương, đã qua giai đoạn vàng can thiệp. Ảnh minh họa Do bệnh nhân còn trẻ, chưa rõ nguyên nhân gây nhồi máu não nên các bác sĩ đã đi tìm nguyên nhân để điều...