6 việc nên hạn chế khi thời tiết nắng nóng
Thời tiết miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng khiến nhiều người mệt mỏi, mất nước, nhất là những người phải làm việc dưới nắng nóng và tiếp xúc với thời tiết này trong thời gian dài.
Dưới đây là những việc nên tránh vào mùa hè để bảo vệ sức khỏe.
Không uống bia, rượu và đồ uống có cồn
Vào những ngày hè, một cốc bia đá lạnh nghe có vẻ là cách hoàn hảo để hạ nhiệt trong một ngày nắng nóng. Nhưng việc sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu trong đợt nắng nóng chỉ giúp đem lại cảm giác mát nhưng lại có hại cho cơ thể.
Bởi lẽ cồn là một chất lợi tiểu đã được chứng minh, có nghĩa là nó làm tăng sản xuất nước tiểu và do đó khiến cơ thể cạn kiệt nước, điều này đặc biệt đúng với bia, thứ làm cơ thể mất nước.
Không ra trời nắng quá lâu
Nên uống đủ nước vào ngày nắng nóng.
Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không cần thiết. Nếu bắt buộc phải ra ngoài nên đội mũ, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang, kính, sử dụng quần áo chống nóng.
Tránh tiếp xúc trực tiếp dưới trời nắng. Điều đó sẽ làm cơ thể nhanh mất nước và mệt mỏi.
Không nên tiếp xúc với ánh nắng trong 10 phút liên tục ở thời điểm nắng nóng, đặc biệt là khi không có bất kỳ sự bảo vệ nào như: kem chống nắng, áo khoác, áo chống nắng,…
Cháy nắng ở thể nhẹ chỉ gây ra tình trạng sạm đỏ da, đau rát và bong tróc da sau đó. Tuy nhiên, nếu bị cháy nắng nặng, cần phải đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: vùng da rộp đỏ và lan rộng trên cơ thể, kèm theo sốt cao, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Hay khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ từ vết bỏng rộp trên da.
Tiếp xúc với ánh nắng lâu hơn sẽ có nguy cơ cao bị mất nước, dấu hiệu ban đầu của mất nước đó là gây khát nước, thân nhiệt nóng lên. Khi tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn, sẽ thấy miệng khô, ngừng đổ mồ hôi, chuột rút, buồn nôn và ói mửa, tim đập nhanh, chóng mặt (đặc biệt là khi đứng),…
Nếu không cấp nước kịp thời cho cơ thể, thì tình trạng suy nhược, ảo giác, lú lẫn sẽ diễn ra và người bệnh sẽ lâm vào hôn mê không lâu sau đó, trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Video đang HOT
Do đó, nếu phải làm việc nên thay đổi thời gian ví dụ làm việc sớm hơn để nghỉ khi có nắng gắt giúp bảo vệ cơ thể.
Không nên uống quá nhiều nước lạnh, nước đá
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động thường xuyên ngoài trời nắng. Nên uống bổ sung các loại nước như nước chanh, nước muối pha loãng hoặc nước pha oresol.
Không nên uống nhiều nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát. Uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết.
Tránh để thẳng quạt vào người.
Tránh dùng điều hòa quá lạnh, để thẳng quạt vào người
Mùa nóng thường phải sử dụng quạt và điều hòa nhiệt độ tuy nhiên, nhiều người thường để quạt thổi số lớn thẳng vào người cho hạ nhiệt, hoặc ở lâu trong phòng điều hòa nhiệt độ dưới 22 độ C có thể sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt tạm thời, gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Cách làm này khiến bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dễ khiến khi ngủ dậy thấy cảm giác nặng đầu, váng vất, cơ thể bứt rứt khó chịu, thậm chí có thể bị trúng gió, đau vai gáy, cứng hoặc ngoẹo cổ… cần phải có bác sĩ điều trị.
Tránh tắm nước lạnh
Mùa hè nóng nực, cơ thể sẽ đổ mồ hôi sau khi lao động, đặc biệt là sau khi tập thể dục, nhiều người thích tắm nước lạnh để rửa sạch mồ hôi trên cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích.
Khi da bị nước lạnh kích thích đột ngột, không những không hạ nhiệt được mà còn dẫn đến tăng thân nhiệt, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe rất nguy hiểm.
Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ vào mùa hè
Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường ruột, từ đó dẫn đến việc hấp thu kém các chất dinh dưỡng và nước. Việc ăn quá nhiều đồ ăn chứa dầu sẽ gây ra các bệnh về dạ dày như: tiêu chảy, đau bụng… dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong mùa hè, nếu ăn thực phẩm này có khả năng làm nóng cơ thể đồng thời cũng gây mất nước.
Uống nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?
Khi trời nắng nóng, khá nhiều người thích uống nước lạnh để giải khát. Nhưng các bác sĩ khuyên không nên uống nước lạnh dù bạn có thích đến mức nào.
Thực tế, họ đề xuất điều ngược lại: uống nước ấm, theo trang tin y tế PharmEasy.
Bạn có thể thấy những người rất ý thức về sức khỏe của mình chọn nước ấm thay vì nước lạnh. Họ làm điều đó vì nước ấm mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.
Lợi ích của việc uống nước ấm
Khi trời nắng nóng, khá nhiều người thích uống nước lạnh để giải khát. Ảnh Pexels
Uống nước mang lại vô số lợi ích, từ tăng cường sức khỏe tổng thể đến chống lại một số bệnh. Nhưng khi làm ấm một chút, lợi ích của nước sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Uống nước ấm thường xuyên sẽ tăng tốc độ tiêu hóa, bằng cách nhanh chóng phá vỡ các hạt thức ăn và hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nó cũng là công cụ ngăn ngừa táo bón.
Khi uống nước ấm, cơ thể sẽ nóng lên. Từ đó, quá trình trao đổi chất cũng được tăng tốc.
Nước ấm gây đổ mồ hôi nhiều, giúp cơ thể thải độc tố.
Nước ấm làm giãn mạch máu. Từ đó thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn, làm tăng lượng oxy hơn đi khắp cơ thể giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.
Nước ấm cũng có thể giảm đau, đặc biệt là đau cơ khớp. Nhưng đừng uống nước quá nóng.
Nước ấm cũng có thể làm dịu các vấn đề về xoang khi bị cảm lạnh. Nó làm lỏng chất nhầy giúp dễ đào thải hơn.
Ngoài ra, nước ấm còn có tác dụng giảm căng thẳng.
Điều gì xảy ra khi uống nước lạnh?
Khi trời quá nóng hoặc sau khi tập thể dục, 1 ly nước lạnh có thể giúp bạn chống lại cảm giác nóng nực.
Tuy nhiên, mặc dù nước lạnh có thể giúp bạn tạm thời thoát khỏi cái nóng, nó có hại nhiều hơn là có lợi.
Uống nước lạnh có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu. Ảnh Pexels
Nước lạnh làm chậm quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất. Uống nước lạnh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa về lâu dài. Nguyên nhân là do nước lạnh sẽ làm dạ dày co lại, khiến việc tiêu hóa thức ăn sau bữa ăn trở nên khó khăn hơn.
Theo nghiên cứu, ở người bị đau do chứng co thắt tâm vị - tình trạng hạn chế khả năng vận chuyển thức ăn qua thực quản, uống nước lạnh trong bữa ăn có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nước lạnh có thể gây nghẹt mũi và đau họng. Nghiên cứu cho thấy uống nước lạnh làm cho chất nhầy mũi dày hơn và khó đi qua đường hô hấp hơn. Ở người bị cảm cúm, uống nước lạnh có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Có thể gây đau đầu. Nghiên cứu cũng phát hiện uống nước lạnh kích hoạt chứng đau nửa đầu ở những người đã từng mắc bệnh này.
Nước lạnh cũng có thể làm giảm nhịp tim.
Theo đông y, uống nước lạnh với thức ăn nóng sẽ tạo ra sự mất cân bằng.
Uống nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?
Trong khi đó, uống nước ấm có thể:
Giúp tiêu hóaHỗ trợ lưu thông máuGiúp cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn
Chính vì tất cả những lý do trên, tốt nhất bạn nên uống nước ấm dù có thích nước lạnh cỡ nào, theo PharmEasy.
Nằm điều hòa có khiến trẻ bị ốm? Vào những ngày hè nắng nóng, điều hòa trở thành cứu cánh của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lo lắng việc cho trẻ nằm trong phòng điều hòa có thể làm trẻ dễ bị ốm, sự thực thế nào? Có thể nói, việc nằm điều hòa không phải là nguyên...