6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh ‘mất Tết’ ?
Theo khuyến cáo từ TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai, các bệnh nhân đái tháo đường phải cảnh giác với mọi bất thường vì đó có thể là những dấu hiệu của biến chứng, đ.e dọ.a phải nhập viện làm ‘mất Tết’.
Không chủ quan khi thấy mệt
Theo chia sẻ của BS Nguyễn Quang Bảy, với người không bị ĐTĐ thì việc mệt mỏi chút xíu, dù là ngày thường hay ngày Tết, đều không đáng ngại. Nhưng các bệnh nhân ĐTĐ thì phải cảnh giác với mọi bất thường vì đó có thể là những dấu hiệu của biến chứng, đ.e dọ.a phải nhập viện làm “mất Tết”.
Lưu ý chỉ số đường huyết để tránh “mất Tết” (ảnh minh họa).
Chính vì vậy, có một số điều bệnh nhân ĐTĐ cần làm là:
Thứ nhất là, ngay khi thấy mệt mỏi, nhất là mệt nhiều hay mệt kèm theo đau ngực, sốt, khát nước… thì cần phải đo ngay huyết áp, đường huyết mao mạch và nhiệt độ.
Thứ hai là, nếu chỉ mệt nhẹ và chắc chắn là do làm việc nhiều hơn bình thường hay thức khuya quá… thì nên dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể cắt bớt một số công việc hoặc lịch trình du xuân.
Thứ ba là, nếu đường huyết thấp < 4,0 mmol/L là đã bị hạ đường huyết, BN nên ăn ngay kẹo bánh (nhiều glucose) hoặc bánh chưng, cơm (tinh bột) và đo lại đường huyết sau 15 phút để đán.h giá. Nếu vẫn thấp thì ăn tiếp. Tuy nhiên nếu mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất.
Thứ tư là nếu đường huyết cao> 14,0 mmol/L thì cần cảnh giác với nguy cơ bị nhiễm toan ceton. BN nên uống thêm nước, nghỉ ngơi, hạn chế vận động, và có thể tiêm thêm 1 mũi insulin nhanh hoặc tăng liều mũi insulin (khoảng 2 đơn vị) trước bữa ăn tiếp theo. Sau đó, BN cũng cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn.
Thứ năm là nếu mệt kèm theo sốt, đặc biệt là sốt cao, rét run, hay đau tức ngực… là những triệu chứng nhiễm khuẩn nặng, và có nguy cơ gây rối loạn đường huyết, thậm chí nhiễm toan ceton nên BN cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị ĐTĐ của mình hoặc đến khám ở bệnh viện gần nhất. Còn nếu sốt nhẹ kèm sổ mũi, ho húng hắng thì BN nên nằm nghỉ, tránh đi ra chỗ gió rét, và kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống bình thường.
Thứ sáu là nếu huyết áp tăng (> 140/90 mmHg) thì phải kiểm tra xem đã uống thuố.c huyết áp chưa, nếu chưa thì cần uống ngay theo đơn, còn nếu đã uống rồi thì có thể cân nhắc uống thêm 1 viên nữa hoặc xin ý kiến Bác sỹ.
Bệnh nhân ĐTĐ lưu ý điều gì để ăn Tết vui vẻ, an toàn ?
BS Quang Bảy khuyến cáo, với các bệnh nhân ĐTĐ, trước Tết cần đi khám bệnh, làm các xét nghiệm để đán.h giá kiểm soát đường huyết có tốt không và xin tư vấn từ bác sĩ về quản lý bệnh của mình. Bệnh nhân nên xin và lưu số điện thoại bác sĩ điều trị hoặc khoa Nội tiết của bệnh viện gần nhà mình nhất
Video đang HOT
Cỗ ngon ngày Tết có thể ảnh hưởng sức khỏe người bệnh đái tháo đường (ảnh minh họa).
Ngoài ra, bệnh nhân cần mua thuố.c (cả thuố.c đái tháo đường và thuố.c tim mạch, mỡ má.u…) thừa ít nhất 1 tuần so với dự kiến, để có đủ thuố.c khi phải tăng liều trong những ngày Tết; Kiểm tra máy đo đường huyết, máy đo huyết áp xem pin thế nào, có đủ kim và que thử không?
Bệnh nhân cũng lưu ý làm việc vừa phải và điều độ, tránh quá sức, tránh thức khuya. Nếu làm việc hoặc đi chơi xa nhiều thì cần ăn thêm; Có thể uống thêm ngày 1 viên thuố.c bổ (multivitamin); đồng thời, xem xét tiêm các loại vaccin phòng cúm, phế cầu…
Trong Tết, bệnh nhân ĐTĐ cố gắng giữ nếp sinh hoạt như bình thường. Việc rất quan trọng là phải tiêm và uống các thuố.c đầy đủ và đúng giờ. Lưu ý là các thuố.c đái tháo đường (tiêm và/hoặc uống) thường được dùng trước hoặc sau các bữa ăn chứ không phải là theo đúng 1 giờ cố định; ăn đủ số bữa và đúng giờ, tuyệt đối tránh bỏ bữa dù ngủ dậy muộn
Cũng cần lưu ý việc đo đường huyết thường xuyên hơn, có thể 2-4 lần/ngày, cả sau ăn nhất là khi ăn nhiều, ăn đồ ăn lạ
Khi thấy cỗ ngon, muốn ăn thêm thì có thể tiêm thêm 1-2 đơn vị insulin nhanh trước ăn; Giữ ấm cơ thể, uống đủ nước. Có thể uống rượu vang được, hạn chế uống rượu mạnh
Khi đi lễ hay du lịch nên mang giầy thể thao buộc dây, êm nhẹ; kiểm tra bàn chân thường xuyên, nhất là với những người đã có biến chứng thần kinh ngoại vi, bị tê chân hoặc mất cảm giác chân. Liên hệ ngay với bác sỹ điều trị khi thấy mệt nhiều
“Bệnh nhân tránh suy nghĩ kiêng khem quá mức ngày Tết như ăn ít, không dám ăn cỗ Tết, và cũng phải tránh tư tưởng kiêng đến bệnh viện dù rất mệt, sốt cao, hay hạ đường huyết nặng. Các bác bệnh nhân ĐTĐ cần lưu ý giữ đường huyết trước bữa ăn từ 5,0-7,2 mmol/L (90-130 mg/dL), đường huyết sau ăn < 11,0 mmol/L (200mg/dL) và huyết áp < 130/80 mmHg", BS Bảy lưu ý.
Huyết áp cao khi trời lạnh phải làm sao?
Trong trường hợp huyết áp tăng và không phát hiện, xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí t.ử von.g.
Huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa vào mùa đông.
Hỏi: Mẹ tôi từng gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột khi trời lạnh. Có cách nào để phòng ngừa tình trạng này và nếu bị tăng huyết áp đột ngột tôi cần làm gì? (Mai Thị V - Hưng Yên)
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Huyền (khoa Nội tim mạch - Bệnh viện 19-8) ,thời tiết lạnh có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp và làm tăng huyết áp.
Huyết áp cao khi trời lạnh
Khi nhiệt độ giảm sâu, cơ thể sẽ tăng tiết catecholamin trong má.u. Điều này sẽ làm mạch má.u co lại và dẫn tới tăng áp lực trong lòng mạch từ đó gây ra tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Những người cần theo dõi thường xuyên huyết áp khi thời tiết lạnh là:
Người mắc bệnh tăng huyết áp
Người già, người cao tuổ.i đặc biệt là những người có mắc các bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, mỡ má.u...
Một số người có nguy cơ cao như: thường xuyên hút thuố.c l.á, ăn mặn, béo phì, tăng cholesterol...
Trong trường hợp huyết áp tối đa vượt quá mức 180 mmHg sẽ rất đáng lo ngại. Với những người có tiề.n sử cao huyết áp có thể huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200 mmHg. Trong trường hợp nếu không phát hiện và dùng thuố.c kịp thời có thể dẫn đến vỡ mạch má.u não và t.ử von.g.
Các dấu hiệu và cách xử trí khi bị tăng huyết áp
Người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp để có cách xử trí kịp thời:
Cảm thấy đau đầu hoặc đau xung quanh đầu
Chóng mặt
Mặt có cảm giác nóng bừng hoặc cơn nóng đầu, nóng mặt giống bốc hỏa
Tức ngực, hồi hộp
Cách tốt nhất, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra huyết áp mỗi ngày hoặc bất kỳ lúc nào cảm thấy bất thường để sớm phát hiện cơn tăng huyết áp. Bởi chỉ căn cứ vào những triệu chứng trên không thể chẩn đoán được tăng huyết áp.
Tăng huyết áp đột ngột nên làm gì?
Với trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, cần có người bệnh nằm nghỉ ngơi nơi thông thoáng. Có thể sử dụng một số thuố.c hạ áp sau đó đo lại huyết áp sau 15 phút, có thể sử dụng dòng nifedipine hoặc captopril. Nếu tình trạng tăng huyết áp không cải thiện cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Nếu bệnh nhân hơi thở yếu hoặc không thấy nhịp tim cần ngay lập tức sơ cứu hà hơi thổi ngạt kết hợp hô hấp nhân tạo ép tim ngoài lồng ngực.
Trường hợp người bệnh đã hôn mê thì cần thận trọng khi sơ cứu vì cần giữ cho đường thở của người bệnh thông thoáng. Người bệnh cần được nằm nghiêng về một bên, sẽ thuận tiện cho trường hợp có chất dịch bên trong cơ thể chảy ra ngoài, không gây chèn ép đường thở.
Phòng ngừa tăng huyết áp trong mùa lạnh
Để kiểm soát tốt huyết áp trong mùa đông, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
Với những người có bệnh lý nền hoặc mắc tăng huyết áp cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần đo huyết áp hàng ngày, tái khám định kỳ, không tự ý bỏ thuố.c hoặc dùng thuố.c không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh.
Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh bằng cách: Ăn nhạt (dưới 5g muối/ngày), tăng cường các loại rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày, ăn giàu năng lượng.
Uống đủ nước, nên ưu tiên uống nước ấm và chia nhỏ làm nhiều lần uống trong ngày. Không để tình trạng cảm thấy khát mới uống nước.
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Đây chính là nguyên nhân khiến mạch má.u bị giãn ra, nếu gặp thời tiết lạnh sẽ dễ dẫn đến cơn tăng huyết áp gây đột quỵ não.
Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày, tránh xa căng thẳng, stress.
Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng đầu, cổ và tay chân. Không nên ra ngoài khi trời quá lạnh, lúc sáng sớm hoặc quá khuya.
Duy trì hoạt động thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý thời tiết, thời gian và cường độ tập luyện phù hợp. Có
thể luyện tập trong nhà nơi kín gió.
Với người có nhiều yếu tố nguy cơ nên thăm khám sức khỏe trước mỗi đợt lạnh để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Thường xuyên khát nước, bé 8 tuổ.i bất ngờ được phát hiện căn bệnh phải dùng thuố.c cả đời Đái tháo đường type 1 thường được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường được chẩn đoán ở tr.ẻ e.m, có thể khởi phát từ vài tháng tuổ.i, độ tuổ.i hay gặp nhất là 10 - 14 tuổ.i. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh... Ca bệnh điển...