6 thực phẩm giúp bạn chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu, nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm giàu flavonoid để nhanh hồi phục.
Dưới đây là 6 thực phẩm lành mạnh bạn cần bổ sung vào chế độ ăn của mình để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả:
Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn “thân thiện” giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.
Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.
Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.
Nước lọc
Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.
Video đang HOT
Thực phẩm giàu chất xơ
Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.
Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.
Ảnh sưu tầm
Theo phununews
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày nên tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu...
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều acid
Một số loại trái cây chua (chanh, quất, xoài, khế...); thực phẩm chua (mẻ, dấm); nước ngọt, đồ uống có ga... sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây đau bụng, buồn nôn. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn không biết đau dạ dày kiêng gì thì nên tránh những thực phẩm trên.
Không nên ăn thực phẩm tổn thương niêm mạc dạ dày
Món ăn chiên nhiều dầu mỡ; đồ uống (rượu, bia, chè đặc, cà phê...); các gia vị cay nóng (ớt, gừng, tiêu...); rau củ già, rễ cây; các loại nấm... có thể gây kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Không nên ăn thực phẩm phẩm gây chướng bụng
Giá đỗ, hành, dưa muối... có khả năng lên men dẫn đến hình thành hơi trong dạ dày. Đặc biệt, không nên ăn trứng gà khi chưa chín vì lòng trắng sống chứa chất antitrypsin ngăn cản quá trình tiêu hóa protein gây đầy bụng khó tiêu.
Ngoài việc tìm hiểu đau dạ dày kiêng gì, người bệnh cũng cần phải chú ý những một số vấn đề khác như:
Nên sử dụng đồ ăn đã được nấu chín kĩ, mềm giúp giảm áp lực hoạt động co bóp của dạ dày.
Ăn chậm nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp trung hòa acid trong dạ dày.
Người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no khiến dạ dày phải tiết nhiều acid.
Dùng đồ ăn ấm khoảng 40 - 50 độ C giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngay khi vừa ăn no.
Một số thực đơn mẫu nên tham khảo
Thực đơn 1
Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).
Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.
Thực đơn 2
Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.
Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).
Giá trị năng lượng từ 2.100 - 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 - 65g; từ chất béo 13,8% (30 - 45g); từ bột đường 73,7% (330 - 380g).
Trúc Chi
Theo phununews
Những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ tự nhiên Đau dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Trong đó, chế độ ăn uống không lành...