6 thói quen gây hại phổi
Phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong việc trao đổi khí, cung cấp oxy cho máu và loại bỏ khí CO2.
Tuy nhiên, nhiều thói quen hàng ngày mà chúng ta thường không để ý đến có thể gây hại cho sức khỏe của phổi.
Hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Dưới đây là những thói quen gây hại phổi mà bạn cần tránh để duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh.
1. Hút thuốc lá
Không có gì ngạc nhiên khi hút thuốc lá đứng đầu danh sách những thói quen gây hại phổi. Thuốc lá chứa hàng nghìn hóa chất độc hại, bao gồm nicotine, tar và carbon monoxide.
Hút thuốc lá có thể dẫn đến viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư phổi. Việc bỏ thuốc lá là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ phổi của bạn.
2. Hít khói thuốc thụ động
Ngay cả khi bạn không hút thuốc, hít phải khói thuốc từ người khác ( khói thuốc thụ động) cũng có thể gây hại phổi. Khói thuốc thụ động chứa nhiều chất độc hại tương tự như khói thuốc trực tiếp và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, viêm phổi và làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
3. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu chất xơ và vitamin cần thiết, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, như vitamin C và E, có thể giúp bảo vệ phổi khỏi các tổn thương. Hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Video đang HOT
Lối sống ít vận động cũng là một yếu tố gây hại cho sức khỏe phổi. Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp hô hấp và giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi. Hãy cố gắng duy trì một lối sống năng động với các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc tập yoga.
5. Không điều trị các bệnh hô hấp đúng cách
Không điều trị kịp thời và đúng cách các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hay hen suyễn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và gây tổn thương lâu dài cho phổi. Hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và điều trị các bệnh hô hấp một cách nghiêm túc.
6. Không khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về phổi và có biện pháp điều trị kịp thời. Đừng chờ đến khi có triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám bác sĩ. Hãy thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo phổi của bạn luôn khỏe mạnh.
Bảo vệ phổi khỏi những thói quen gây hại là một bước quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Hãy từ bỏ những thói quen xấu, sống lành mạnh và duy trì môi trường sống trong lành để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Những bộ phận nào trên cơ thể dễ mắc ung thư?
Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
Thế nào là ung thư?
Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong quá trình điều hòa, một tế bào nhận được chỉ thị để chết và cơ thể có thể thay thế nó bằng một tế bào mới hơn hoạt động tốt hơn. Với các tế bào ung thư thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết. Kết quả dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế bào khác.
Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua các hạch bạch huyết. Một số loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh chóng, trong khi những loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn.
Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh. Ung thư cũng có thể được gọi theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô (carcinoma) hay ung thư mô liên kết (sarcoma). Ngoài ra các ung thư có thể phát triển từ máu, như là các bệnh máu ác tính.
Những bộ phận trong cơ thể dễ mắc ung thư
Phổi
Hút thuốc lá dài hạn có thể tích tụ các chất độc hại gây ung thư đồng thời tổn thương nhiều cơ quan như thanh quản, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy... Khói bụi, ô nhiễm môi trường hay các hóa chất độc hại cũng tác động xấu đến phổi. Ung thư phổi thường không gây ra triệu chứng ở thời gian đầu, đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho điều trị.
Dạ dày
Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, có thể chỉ đau mơ hồ ở vùng thượng vị, cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Khi ung thư tiến triển, bệnh nhân thường đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ngay sau ăn, suy kiệt do khối u lớn gây hẹp dạ dày và xâm lấn ra xung quanh.
Ngoài ra, người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày và mang nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh.
Đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp, liên quan trực tiếp đến lối sống và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như: Thừa cân béo phì, ít vận động, ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít rau củ xanh và trái cây, ăn thức ăn nhanh, hút thuốc lá, uống rượu bia...
Ngoài ra, ung thư đại trực tràng còn liên quan đến yếu tố di truyền với hai hội chứng điển hình là đa polyp đại trực tràng gia đình và ung thư đại trực tràng di truyền không polyp (Hội chứng Lynch).
Thực quản
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này, trong đó, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia là nguyên nhân hàng đầu. Độ tuổi thường gặp là 50-60 tuổi nhưng bệnh ngày càng trẻ hóa. Chế độ ăn uống nhiều chất đạm, chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vú
Ung thư vú xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó, khoảng 5-7% là do di truyền, hơn 90% là do yếu tố môi trường, lối sống sinh hoạt. Các yếu tố nguy cơ gồm tuổi cao, hút thuốc lá, uống rượu, béo phì, thừa cân, ít vận động hoặc tiếp xúc với các chất sinh ung thư trong môi trường sống. Phụ nữ có xu hướng kết hôn muộn, sinh con sau tuổi 35, ít đẻ con, ít cho con bú cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Tuyến tiền liệt
Thường gặp ở nam giới cao tuổi. Bệnh tiến triển chậm nhưng liên tục với các mức độ khác nhau. Nam giới từ 40 tuổi trở đi cần quan tâm và thăm khám sức khỏe nam khoa định kỳ, thực hiện xét nghiệm định lượng kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) kết hợp với siêu âm nội trực tràng và sinh thiết chẩn đoán nếu có nghi ngờ.
Tuyến giáp
Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 6 trong số các loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Sự khác biệt trong sinh lý và nội tiết là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Nữ giới sẽ trải qua nhiều biến động trong thời kỳ hành kinh, thai kỳ, mãn kinh, căng thẳng... ảnh hưởng đến quá trình điều hòa hormone tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh cần lưu ý khi có triệu chứng ho dai dẳng, khàn giọng, nuốt khó hoặc có khối u.
Vòm họng
Ung thư vòm họng thường gặp ở vùng đầu cổ, gồm ung thư mũi hầu (phần trên của họng), ung thư hầu họng (phần giữa của họng) và ung thư hạ hầu hay ung thư hạ họng (phần dưới của họng).
Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là nam giới 30-60 tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau họng kèm khó thở kéo dài, đau đầu, ù tai, thường chảy máu cam, xuất hiện khối u bất thường ở vòm họng... Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng của ung thư vòm họng với các bệnh lý thông thường khác như viêm họng, sổ mũi, nhức đầu, dẫn đến phát hiện bệnh muộn.
Gan
Nguyên nhân gây ung thư gan đến nay vẫn chưa rõ ràng. Yếu tố nguy cơ hàng đầu là người mắc viêm gan virus B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan... vẫn chưa quan tâm theo dõi và điều trị bệnh nền ổn định. Ung thư gan còn liên quan đến yếu tố môi trường, chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, nhiễm độc nấm aflatoxin...
Biến chứng đồng nhiễm vi khuẩn khi mắc sốt xuất huyết Sau mắc sốt xuất huyết 7 ngày, người bệnh bị đồng nhiễm vi khuẩn, dẫn tới tình trạng sốt cao liên tục, phổi có nhiều ổ áp xe. Sau thời gian điều trị tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã cắt sốt và không phải thở ô-xy. Bệnh nhân nữ, 53 tuổi ở tại Đan Phượng, Hà Nội nhập cơ sở y tế...