6 thí nghiệm khám phá khoa học tại nhà cho bé
Tuần này, chuyên mục Kid Lab đem đến cho các bé thí nghiệm về chủ đề cơ học, áp suất không khí, đối lưu.
Sau những giờ học tại trường, buổi tối rảnh rỗi hay ngày nghỉ nghỉ cuối tuần, cha mẹ có thể cùng con tìm hiểu kiến thức khoa học bằng các thí nghiệm do chuyên mục Kid Lab hướng dẫn.
1. Đồng xu trong chai
Chuẩn bị: Chai thuỷ tinh, băng dính, đồng xu, thước kẻ, bìa các tông, kéo và bút dạ.
Thực hiện: Dùng bút dạ kẻ những đường thẳng và cắt theo để được băng giấy rộng 1cm. Sau đó dùng băng sính dán hai đầu để được vòng tròn rỗng, đặt vòng giấy lên miệng chai rồi để đồng xu lên trên. Tiếp đến, bé lấy thước kẻ gạt nhanh vòn giấy sang một bên, kết quả sẽ thấy đồng xu từ từ rơi trong chai.
Giải thích: Khi vòng giấy di chuyển bằng một lực tác động mạnh, nó chạm vào đồng xu và chai nhưng đồng xu và chai vẫn đứng yên do trọng lực đồng xu rơi vào trong chai.
Chủ đề đặt ra: Cơ học
Thực hiện thí nghiệm “Đồng xu trong chai”.
2. Áp suất không khí
Chuẩn bị: Bình đựng đầy nước, khay thủy tinh, chai nhựa rộng, phễu và kim băng.
Thực hiện: Đổ nước vào đầy chai, đóng chặt nắp, dùng kim chọc lỗ nhỏ ở phần thân dưới của chai. Nước không bị chảy ra ngoài. Khi mở nhẹ nắp chai sẽ thấy nước chảy ra từ lỗ nhỏ. Khi đống mở nắp chai bạn sẽ điều chỉnh được lượng nước chảy ra nhiều hay ít.
Giải thích: Ban đầu áp suất bên trong chai bằng bên ngoài nên nước không chảy ra khỏi lỗ. Khi chai mở ra, không khí tràn vào tác động lên nước, đẩy nước chảy ra khỏi lỗ
Chủ đề đặt ra: Áp suất không khí
Dùng kim chọc lỗ nhỏ ở phần thân dưới của chai.
3. Dòng nhiệt
Chuẩn bị: Bình nước lạnh, hai chiếc ly, âu thủy tinh, hai loại màu nhuộm, nến.
Thực hiện: Lấy hai ly thủy tinh làm chân đế đặt âu lên trên, rót nước vào lưng âu, châm nến đặt bên dưới để làm nóng nước bên trong. Sau đó, bạn cho hai loại màu nhuộm vào nước. Các giọt màu di chuyển theo dòng nước chảy.
Video đang HOT
Giải thích: Ở gần ngọn nến, nước nóng lên nhanh hơn, loãng hơn, dâng lên, nước lạnh đặc hơn và chảy xuống dưới. Bạn sẽ nhìn rõ dòng nước chảy khi có màu nhuộm.
Chủ đề đặt ra: Đối lưu
4. Mật độ và trọng lượng
Chuẩn bị: Hai hộp nhựa nhỏ có nắp, nước, hai ly cao, cốc chia vạch, đường, bình nước lớn.
Thực hiện:
- Dùng cốc chia vạch đổ lượng nước bằng nhau vào hai ly
- Cho hai thìa đường vào ly thứ nhất và hòa tan.
- Cho 20 thìa đường vào ly thứ hai và hòa tan.
- Đổ dung dịch ít đường vào hộp nhỏ và đóng nắp.
- Đổ dung dịch nhiều đường vào hộp còn lại và đóng nắp.
- Thả hai hộp vào bình nước lớn. Hộp chứa dung dịch nhiều đường chìm xuống đáy bình. Hộp chứa dung dịch ít đường nổi lên.
Giải thích hiện tượng:
Khi đường tan trong chất lỏng, mật độ của nó tăng lên.
Khối lượng dung dịch chứa nhiều đường sẽ lớn hơn khối lượng dung dịch ít đường.
Chủ đề đặt ra: Tỉ trọng
Các vật liệu cần thiết cho thí nghiệm “Mật độ và trọng lượng”.
5. Hóa chất đen
Chuẩn bị: Tinh bột, Hydrogen peroxide 3% (ôxi già), cồn iốt, 2 viên vitamin C (1000 mg), thìa canh, 4 chiếc ly và một bình nước ấm.
Chuẩn bị dung dịch số 1: Lấy ba muỗng canh nước hòa tan 2 viên vitamin C.
Chuẩn bị dung dịch số 2: Lấy ba muỗng canh nước hòa tan 2 muỗng cà phê dung dịch cồn iốt.
Thêm hai muỗng cà phê dung dịch một vào dung dịch 2 và trộn kỹ.
Chuẩn bị dung dịch số 3: Lấy ba muỗng canh nước hòa tan 2 muỗng canh ôxi già, thêm một muỗng cà phê tinh bột vào dung dịch và trộn kỹ. Sau đó, bạn trộn dung dịch 2 và 3 trong một ly, đợi một lúc sẽ thấy dung dịch chuyển thành màu đen.
Giải thích: Khi các chất kết hợp tạo thành phản ứng hóa học, dung dịch sẽ chuyển màu. Khi iốt phản ứng với tinh bột tạo nên chất màu xanh đậm.
Nếu sử dụng vitamin C, iốt và tinh bột sẽ phản ứng chậm. Trong khi đó, vitamin C tương tác với iốt khiến dung dịch trong suốt.
Khi trộn dung dịch 2 và 3 dẫn đến quá trình giải phóng iốt, một lượng iốt vừa đủ được giải phóng, nó tương tác với tinh bột, dung dịch chuyển thành màu xanh đậm.
Chủ đề đặt ra: Tác động hóa học
Một cảnh trong thí nghiệm “Hóa chất đen”.
6. Chênh lệch áp suất
Chuẩn bị: Nước nóng, bình nước lạnh, ly, chai thủy tinh, màu nhuộm và găng tay.
Thực hiện: Đổ nước lạnh vào ly, hòa tan màu nhuộm.
- Đeo găng tay, đổ một ít nước nóng vào chai và lắc mạnh để làm nóng chai.
- Đổ nước ra khỏi chai và quay ngược, đặt miệng chai vào ly nước màu.
- Nước đi vào trong chai và dâng cao dần.
Thí nghiệm “chênh lệch áp suất”.
Giải thích: Khi đổ nước nóng vào chai, không khí trong chai nóng, thể tích tăng lên. Khi cổ chai được hạ xuống nước lạnh, không khí bên trong được làm mát và giảm thể tích đồng thời làm giảm áp suất bên trong chai.
Lúc này, không khí bên ngoài đẩy nước bên trong chai cho đến khi áp suất bên trong chai được cân bằng với áp lực của nước.
Chủ đề đặt ra: Nhiệt động lực học
Hàng tuần, chuyên mục Kid Lab – do VnExpress phối hợp cùng Viện khoa học hàn lâm Nga xây dựng, cung cấp 6 video hướng dẫn thí nghiệm trực tuyến cho trẻ. Bạn đọc theo dõi tại địa chỉ https://kidlab.vnexpress.net/.
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT: Mức cộng khuyến khích nhiều nhất 4 điểm
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp quy định, người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT:
Ảnh minh họa/internet
Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12: Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1 điểm;
Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT.
Đối với giải cá nhân:
Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng được cộng 2 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm; Huy chương Đồng được cộng 1 điểm. Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 2 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này;
Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:
Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 2 điểm;
Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 1,5 điểm;
Loại trung bình được cộng 1 điểm.
Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GD&ĐT trong thời gian học cấp THPT được cộng 1 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.
Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại điều này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.
Điểm khuyến khích được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
103 học sinh Hà Nội được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong số 1.324 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm 2020 được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hà Nội chiếm số lượng nhiều nhất với 103 học sinh. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng vừa ký quyết định...