6 sai lầm khi mua sắm số lượng lớn khiến bạn tiết kiệm chẳng thấy đâu mà còn lãng phí tiền hơn
Mua sắm số lượng lớn mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhưng nếu không cẩn thận mà mắc sai lầm thì sẽ là lợi bất cập hại.
Khi giá thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng thì việc mua số lượng lớn để tiết kiệm thêm tiền chi tiêu là một gợi ý tốt. Tuy nhiên bạn cũng có thể phạm sai lầm khi mua lượng lớn.
Nếu còn mắc những sai lầm dưới đây khi mua số lượng lớn, chẳng những bạn không tiết kiệm được mà còn lãng phí thêm tiền!
1. Không lập danh sách mua sắm và lên kế hoạch cho không gian lưu trữ
Hãy chỉ thêm những thứ bạn cần dùng vào danh sách mua sắm và đảm bảo rằng bạn có đủ không gian trong nhà để cất chúng khi mang về. Tốn tiền mua nhưng không có nơi cất giữ, bảo quản, dẫn đến hư hỏng sản phẩm, chắc chắn là bạn không muốn như vậy đâu đúng không?
Đầu tiên bạn hãy dọn sạch không gian tủ lạnh, tủ đông và khu vực đựng đồ khô. Sau đó kiểm tra, liệt kê các hộp đựng, khay lưu trữ, túi zip cất trữ thực phẩm hiện có. Lời khuyên là bạn hãy chỉ nên mua lượng thực phẩm phù hợp với không gian lưu trữ còn trống trong nhà mà thôi.
2. Mua mặt hàng không thể giữ được lâu
Nếu chưa quen với việc mua số lượng lớn thì bạn sẽ dễ mua các mặt hàng đang được giảm giá có mức giá hời nhưng lại không để được lâu. Khi không sử dụng hết, chúng nhanh chóng bị hư hỏng, từ đó gây ra lãng phí.
Những mặt hàng ít bị hư hỏng, có thể để được lâu như khăn giấy, giấy vệ sinh, đồ khô, thực phẩm đông lạnh… Đó là những thứ bạn có thể mua với số lượng lớn khi chúng được giảm giá, giúp tiết kiệm đến mức tối đa.
3. Không tính giá cả theo từng đơn vị khối lượng riêng lẻ
Nếu bạn đang định mua một mặt hàng nào đó với số lượng lớn, hãy kiểm tra số tiền mà bạn phải trả cho từng đơn vị khối lượng riêng lẻ của nó. Bởi vì nhiều mặt hàng, dù bạn mua 100 gram hay mua 1kg thì giá cả trên mỗi 100 gram cũng không khác gì nhau. Trong trường hợp này, việc mua số lượng lớn không giúp bạn tiết kiệm hơn. Cho nên bạn hãy chỉ mua lượng đủ dùng mà thôi.
4. Không xác định rõ những gì mình sẽ không mua
Mỗi khi đến siêu thị, chẳng khó để bạn bắt gặp những mặt hàng được giảm giá rất lớn. Thế nhưng bạn lại không hề đặt nó trong danh sách mua sắm trước khi ra khỏi nhà.
Video đang HOT
Việc được giảm giá là tốt song mua về thứ mình không cần thì điều đó chẳng hề mang lại lợi ích cho gia đình. Giải pháp dành cho bạn là dù mặt hàng đó có được giảm giá nhiều đến đâu thì cũng hãy lướt qua nếu nó không nằm trong danh sách mua sắm đã lập trước.
5. Không chia sẻ với bạn bè
Bạn có thể tìm một người quen để chia sẻ, cùng nhau mua số lượng lớn mặt hàng nào đó để được giá tốt nhất. Cả hai người đều nhận được lợi ích về giá mà không cần phải mua số lượng quá lớn nếu gia đình không có nhu cầu sử dụng hết. Cách làm này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, hai người có thể luân phiên nhau đi siêu thị.
6. Không sử dụng phiếu giảm giá
Khi lập danh sách mua sắm, bạn hãy kiểm tra xem có phiếu giảm giá nào cho sản phẩm bạn định mua hay không. Việc làm này giúp bạn tiết kiệm thêm tiền, mà lại chẳng tốn nhiều thời gian.
Mua sắm số lượng lớn không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm tiền chi tiêu mà còn tiết kiệm được nhiên liệu cho việc đi lại và tiết kiệm thời gian khi tần suất đến siêu thị giảm thấp. Đúng là một công mà đôi, ba việc!
10 sai lầm khi mua sắm khiến bạn đang "vứt tiền qua cửa sổ", đi tong cả chục triệu mỗi lần đến siêu thị : Phạm đến một nửa thì đừng hỏi sao mãi "cạn ví"
Cải thiện được các lỗi mua sắm phổ biến này, bạn sẽ tiết kiệm được tiền và mua được nhiều thực phẩm chất lượng hơn.
Hầu hết chúng ta thường mua sắm ở siêu thị mỗi ngày, nhưng lại hiếm khi để ý đến những sai lầm khi mua sắm của mình. Những việc tưởng chừng như bình thường đó có thể đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách chi tiêu hàng ngày của bạn.
Cùng điểm qua 10 sai lầm thường gặp khi mua sắm để không chỉ tiết kiệm tiền mà còn chọn được sản phẩm chất lượng. Mời các bạn đón đọc!
10. Mua nhầm sản phẩm
Hầu hết mọi người thường khó giới hạn số lượng sản phẩm mà chúng ta mua trong siêu thị.
Nếu bạn không thể " cưỡng lại " việc chất đầy đồ ăn vặt vào giỏ hàng, hãy thử mua sắm ở khu vực rau củ trước: Trái cây và rau củ sẽ chiếm nhiều chỗ trong giỏ hàng, vì vậy sẽ không còn nhiều không gian để bạn "tiện tay" chọn những thứ không thực sự cần thiết hay không tốt cho sức khỏe của mình.
9. Không cập nhật giá sản phẩm thường xuyên
Cố gắng ghi nhớ hoặc thậm chí là ghi lại giá của những sản phẩm bạn thường mua. Việc nắm được giá của chúng là điều quan trọng, là cách giúp bạn không bị "lừa " bởi những tấm bảng dán giá siêu khuyến mãi nhưng thực chất lại bị đội giá lên và mang ra "sale kịch liệt".
Với mẹo nhỏ này, lần sau khi đến siêu thị mua sắm, bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền và tận dụng được nhiều ưu đãi giảm giá chính hang hơn.
8. Không lên trước danh sách các món cần mua
Điều này không chỉ liên quan đến danh sách mua sắm mà còn là thực đơn ăn uống của gia đình bạn trong tuần tới. Vì trước mỗi bữa ăn, bạn sẽ luôn biết được những sản phẩm cần có để chế biến các món ăn.
Việc lên danh sách những món đồ, thực phẩm cần mua sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ món đồ nào cho thực đơn của mình. Đồng thời, hạn chế tối đa việc mua phải những món đồ vô ích.
7. Không quan tâm đến trọng lượng của sản phẩm mà chỉ nhìn vào giá
Giả sử có 2 gói bơ với cùng kích thước trên kệ - một trong số đó rẻ hơn một chút. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ mua gói bơ nào?
Đừng vội chọn một gói bơ ít tiền hơn mà thay vào đó hãy kiểm tra trọng lượng của sản phẩm. Từ đó, bạn sẽ biết được mặt hàng nào thực sự đắt hơn.
6. Bỏ qua thương hiệu riêng của siêu thị
Hầu hết mọi siêu thị đều bán các mặt hàng khác nhau dưới nhãn hiệu riêng của họ. Những loại thực phẩm này ít tốn kém hơn so với thực phẩm của các nhà sản xuất nổi tiếng. Đồng thời, chất lượng của chúng không hề thua kém. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là bao bì đóng gói kém thu hút và đơn giản hơn dù các sản phẩm như vậy được sản xuất với cùng một nhà máy phục vụ các thương hiệu nổi tiếng.
5. Không thử sản phẩm mới
Nhiều người trong chúng ta ngại thay đổi thói quen khi mua hàng, thường chỉ " trung thành " với một hãng duy nhất thay vì thử mua sản phẩm tương tự ở một thương hiệu khác.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất thương hiệu mới, ít được biết đến hơn thường bán hàng hóa chất lượng với giá thấp hơn đáng kể.
Vì vậy, đừng ngại thử nghiệm sản phẩm ở các thương hiệu mới vì nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền ( các sản phẩm mới đều có chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng), mà bạn còn có thể khám phá được nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe hơn.
4. Không quan tâm đến việc giảm giá
Vào những dịp đặc biệt, nhiều cửa hàng, siêu thị tung ra các chương trình giảm giá hấp dẫn. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể tham khảo, lựa chọn, so sánh và nắm bắt cơ hội để mua được những sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng với mức giá rẻ hơn.
3. Tránh các sản phẩm giá rẻ
Nhiều loại ngũ cốc, đường, muối, gia vị và các sản phẩm tương tự khác có thể được mua với giá rất hợp lý. Ví dụ, đường được đóng gói bình thường cũng tốt như các sản phẩm được bán trong các chai, lọ có bao bì thu hút hơn.
2. Chọn thực phẩm gần nhất, ở phía ngoài cửa kệ
Để tìm sản phẩm tươi ngon nhất, hãy nhìn vào sâu bên trong kệ. Các nhân viên cửa hàng tiết lộ rằng những thực phẩm tươi sống mới nhất thường được để ở phía sau. Còn vị trí ở phía rìa sát cửa kệ sẽ được ưu tiên cho những sản phẩm sắp hết hạn sử dụng.
1. Tin vào nghệ thuật tiếp thị của các nhãn hàng
Dầu thực vật "cung cấp vitamin E", hay trứng có lòng đỏ màu cam... Tất cả những chiêu marketing này đều có tác dụng rất lớn trong việc bán hàng. Thế nhưng, trước khi mua bất kỳ sản phẩm "độc quyền" nào, hãy tự hỏi bản thân xem những sản phẩm đó có thực sự đặc biệt hay không ?
Vitamin E có trong hạt hướng dương nên chắc chắn sẽ có trong dầu hướng dương. Đối với trứng có lòng đỏ sáng màu - các nhà sản xuất có thể đạt được điều này bằng cách thêm các thành phần đặc biệt vào thức ăn cho gà.
Triệu phú tiết kiệm 70% thu nhập và "tự do" ở tuổi 35: Đừng nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nếu bạn cứ tiếp tục lãng phí tiền bạc vào 7 điều này Năm 2016, khi sở hữu một số tiền lớn từ việc tiết kiệm và đầu tư, tôi từ bỏ tôi công việc sáu con số ở một công ty phát triển phần mềm và cùng vợ nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. Steve Adcock là 1 chuyên gia về tài chính cá nhân có nhiều bài viết đăng trên MarketWatch, Forbes and Business...