6 sai lầm của học sinh khi chọn ngành
Nhiều học sinh gặp khó khăn khi lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân, thậm chí học sinh khá, giỏi cũng “bế tắc” khi đối diện với vấn đề này.
1. Chọn ngành “dễ học”: Nhiều học sinh nhận thấy bản thân không có sở thích hoặc năng khiếu đặc biệt ở một lĩnh vực cụ thể nên đã chọn những ngành được cho là “dễ học”, “dễ xoay xở”. Thực tế, mỗi ngành học có đặc thù và độ khó riêng.
Nếu không tìm hiểu kỹ hoặc không quyết tâm theo đuổi việc học, các em dễ bị đuối, chán nản, thậm chí bỏ cuộc. Thay vì theo đuổi một ngành “dễ”, học sinh nên cân nhắc những ngành phù hợp với bản thân hoặc liên quan sở thích. Khi được theo đuổi những điều yêu thích, các em dễ phấn đấu và không ngại đương đầu thử thách. Ảnh: HuffPost .
2. Chọn ngành “an toàn”: Đối với nhiều học sinh, một ngành học “an toàn” hội tụ các yếu tố bao gồm: Ra trường dễ tìm việc, cơ hội việc làm không bị giảm, lương ổn định, không bị sa thải đột xuất. Thậm chí, nhiều người chưa từng nghĩ đến việc xây dựng một lộ trình việc làm thay thế, nếu phải từ bỏ công việc hiện tại.
Trên thực tế, không có ngành nghề nào đáp ứng đủ những yêu cầu về sự an toàn đó. Mỗi ngành, lĩnh vực đều có rủi ro khó tránh, học sinh cần cân nhắc kỹ và chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ trong tương lai. Ảnh: Plexuss .
Video đang HOT
3. Chọn theo bạn bè: Nhiều học sinh chọn ngành giống bạn để được học cùng nhau, bất chấp ngành đó có không phù hợp, không đúng với đam mê. Thomas Frank, tác giả cuốn sách 10 Steps to Earning Awesome Grades , nhận định mỗi người có mối quan tâm, động lực và các mạng lưới quan hệ khác nhau.
Khi lên đại học, những khác biệt này sẽ thể hiện rõ hơn. Vì vậy, học sinh không nên chọn ngành dựa trên quyết định của người khác, các em nên theo đuổi chính kiến riêng và cho phép bản thân thử thách với những điều mới mẻ. Ảnh: Living by Design Ministries.
4. Chọn theo ý của cha mẹ: Đây là điều phổ biến tại nhiều gia đình, đặc biệt là gia đình châu Á. Cha mẹ luôn muốn con chọn những nghề ổn định, lương cao, hoặc chỉ đơn giản là muốn con theo truyền thống của gia đình. Nhiều học sinh thuận theo ý của cha mẹ nên buộc phải từ bỏ đam mê, không được học ngành yêu thích.
Từ đó, các em dễ sinh ra tâm lý chán nản, muốn từ bỏ. Nếu cảm thấy mong muốn của gia đình vượt quá khả năng hoặc không phù hợp với bản thân, các em nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm, thuyết phục cha mẹ để theo đuổi đam mê của chính mình. Ảnh: CollegeVine blog.
5. Chọn theo số đông: Nhiều học sinh có xu hướng tìm đến những ngành đông người học thay vì theo đuổi sở thích. Các em cho rằng những ngành học được số đông lựa chọn là ngành lương cao, ổn định, có triển vọng trong tương lai. Thực tế, những ngành đông người học sẽ khắc nghiệt hơn, tỷ lệ cạnh tranh và đào thải cao hơn.
Điều này dẫn đến việc nhiều sinh viên chọn ngành hot khi ra trường phải làm trái ngành, không thể theo công việc mong muốn. US News khuyên học sinh nên dành thời gian khám phá bản thân, xác định rõ con đường tương lai trước khi đưa ra quyết định chọn ngành. Ảnh: WordDive .
6. Trì hoãn quá lâu: Ông Thomas Frank cho rằng học đại học là một khoản đầu tư dài hạn, vì thế, học sinh cần chuẩn bị kỹ càng cho mọi quyết định của mình. Khi buộc phải quyết định ở phút chót, các em dễ áp lực và đưa ra những lựa chọn sai lầm. Thay vì chờ đến sát ngày mới đưa ra quyết định chọn ngành, học sinh nên tìm hiểu, chuẩn bị từ sớm. Ảnh: Occam Education.
Những ngành có 100% cơ hội việc làm, thầy giáo cam kết 'trả lại học phí nếu sinh viên thất nghiệp'
Nhu cầu việc làm luôn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, nhất là với những thí sinh đang ở ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Vậy thời gian tới, những ngành nào có 100% cơ hội việc làm?
Theo PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ - Phó trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) thì hiện nay trong nhóm ngành Cơ khí có nhiều ngành: Robot, Cơ điện tử, Kỹ thuật nông nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI)... Không riêng ngành Cơ khí kỹ thuật mà tất cả ngành của nhóm này đều có cơ hội việc làm 100%.
"Thầy cam kết nếu sinh viên nào học kỹ thuật của trường mà không có việc, sau khi tốt nghiệp, trường sẽ trả lại 100% học phí. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội việc làm ở nước ngoài và cơ hội du học", PGS Trương Nguyễn Luân Vũ khẳng định.
Khoa học máy tính được coi là một trong số những ngành hot nhất trong thời gian tới.
Còn PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội thì cho biết thời gian tới độ hot của ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày một tăng.
Theo dự báo, nhu cầu nhân sự trong 5 năm tới của ngành Công nghệ thông tin có thể lên đến một triệu người. Hiện nay, công nghệ thông tin len lỏi vào mọi thứ trong cuộc sống và chúng ta nghe rất nhiều đến chuyển đổi số.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng chia sẻ nhu cầu nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin chưa bao giờ ngừng tăng, sinh viên ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng mức lương khởi điểm khá cao so với mặt bằng chung. Điều này khẳng định sức hút mạnh mẽ của ngành Công nghệ thông tin.
Hiện ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung 3 lĩnh vực chính của ngành này. Một là Khoa học máy tính, trong đó sinh viên phải rất giỏi Toán. Thứ hai là Kỹ thuật máy tính liên quan máy chủ, truyền dẫn, hệ thống thông tin... Thứ ba là Công nghệ thông tin truyền thống, ngành dạy về lập trình. Chuyên ngành thứ ba mang tính ứng dụng hơn hai chuyên ngành trước.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí - kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy... đang rất thiếu nhân lực. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này chỉ đạt mức 54,87%.
Hiện các khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Bắc luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ kỹ sư ngành động lực, chế tạo máy, tiện, phay... dù liên tục đăng tin tuyển dụng.
Các nhóm ngành cơ khí được ưu tiên phát triên bao gồm: Cơ khí khuôn mẫu; Máy móc thiết bị điện; Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp chế biến.
TS Nguyễn Đào Tùng - Phó giám đốc Học viện Tài chính lại cảnh báo các học sinh quan tâm quá nhiều tới một số ngành được xem là "hot" nhưng lại không biết lĩnh vực ngành nghề nào sẽ "bùng nổ" trong một tương lai gần.
Ông Tùng đưa ra ví dụ là ngành Quản trị du lịch - khách sạn là một ngành sẽ được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới và có tiềm năng lớn trong việc thu hút nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Trong số những nghề sẽ "bùng nổ", ông Tùng cho rằng nghề đầu bếp cũng rất có tiềm năng. Trong khi để trở thành một đầu bếp được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm ngành đào tạo ở khối trường cao đẳng, trường nghề - nơi có ưu thế trong việc dạy kỹ năng thực hành, gắn liền với nhu cầu việc làm trong xã hội.
Mơ hồ chọn nghề Đa số học sinh chọn nghề dựa theo sở thích, theo bạn, chưa nhiều em quan tâm cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không ít học sinh THPT vẫn chưa hiểu biết hết về ngành, nghề để có sự lựa chọn đúng. (Ảnh minh họa) Chọn trường theo bạn Ông Trần Hữu Linh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh (Hà...