6 nguyên tắc để trẻ không “nghiện” thiết bị điện tử
Theo bà Phan Hồ Điệp, giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, cha mẹ không chỉ theo dõi, giám sát mà hãy làm bạn khi cùng con chơi các thiết bị điện tử. Lúc đó, trẻ có thể chia sẻ và trở nên minh bạch hơn trong việc sử dụng các thiết bị.
Dưới đây là 6 nguyên tắc để trẻ bớt nghiện thiết bị điện tử do bà Phan Hồ Điệp chia sẻ:
Nguyên tắc 1: Mua “khi nào” quan trọng hơn mua “cái gì”. Hãy quan tâm đến thời điểm cho con được phép sử dụng thiết bị thông minh chứ đừng chỉ nghĩ mua cái gì, dùng gói cước nào. Vậy câu trả lời nào là chính xác cho thời điểm “khi nào”? Theo mình, đó là khi:
Giữa bố mẹ và con cái có một mối quan hệ tốt. Bố mẹ dành cho con những tình cảm yêu thương ấm áp còn con cũng hiểu được tấm lòng của bố mẹ. Nếu bạn chưa có được điều này, hãy cải thiện mối quan hệ, hãy thôi phàn nàn thay vào đó là chịu khó lắng nghe, tìm hiểu tâm tư của trẻ. Hãy để con coi việc chơi với bố mẹ thú vị, bạn nhé.
Khi con có thể hiểu và tuân thủ được các nguyên tắc, biết tự kiểm soát bản thân. Nếu bạn thấy con mình có những biểu hiện như thiếu tập trung, dễ bốc đồng thì khoan hãy nghĩ đến việc mua thiết bị thông minh vì có thể con sẽ dễ sa vào ham mê hơn so với các bạn khác.
Trẻ ngày càng tiếp xúc với điện thoại sớm hơn (Ảnh: internet).
Nguyên tắc 2: Nội dung quan trọng hơn thời gian: Cần có những quy định đặt ra rõ ràng: Khi nào và bao lâu.
Mình quan sát thấy có nhiều bậc cha mẹ áp dụng việc cho trẻ cứ học xong 2 tiếng thì chơi 15- 25 phút hoặc chỉ chơi thả ga vào ngày cuối tuần, cả hai cách đều tốt. Mình thích cách thứ hai hơn. Tuy nhiên, quan trọng là trẻ chơi gì. Bạn cần chắc chắn:
Biết về những trang web hoặc trò chơi mà trẻ đã truy cập để không cho trẻ chơi những trò chơi bạo lực, những trò chơi trực tuyến mà có đối thủ là người lớn (dễ đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm).
Video đang HOT
Quản lý sát sao về thông tin cá nhân của trẻ: Hãy đặt ra nguyên tắc tuyệt đối không được cung cấp thông tin như tên lớp, trường, địa chỉ nhà ở…
Nguyên tắc 3: Ngay từ đầu phải đặt ra các quy định nếu trẻ không giữ đúng lời hứa: Điều này cần thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ ngay từ đầu.
Bạn nên làm một bảng cam kết, tùy vào tình hình của mỗi gia đình để điều chỉnh cho phù hợp.
Bạn nên nhớ, thái độ cương quyết của cha mẹ sẽ có tác dụng trong việc trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình.
Cha mẹ không chỉ theo dõi, giám sát mà hãy làm bạn khi cùng con chơi các thiết bị điện tử. (Ảnh: Minh họa).
Nguyên tắc 4: Giải thích cặn kẽ lí do của việc đặt ra những nguyên tắc: Đừng chỉ nêu nguyên tắc trong sự bực bội, khó chịu của trẻ. Bạn nên có những lời giải thích dựa trên cơ sở khoa học thì càng tốt. Ví dụ thay vì nói: Con không được vào trang web này, bạn nói: Trang web này có nội dung bạo lực có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ em. Vì thế, con chỉ nên truy cập vào những trang web trẻ em thôi nhé.
Nguyên tắc 5: Cha mẹ và con cái hãy luôn chia sẻ những trải nghiệm về kĩ thuật số: Bạn đừng chỉ đóng vai người theo dõi, giám sát mà hãy làm người bạn chơi. Ví dụ khi con chơi một trò chơi, có thể trao đổi: Đây là nhân vật chính của trò chơi hả con? Luật chơi thế nào? Hoặc: Bị thua bực mình thật đấy con nhỉ.
Khi trở thành người bạn để trẻ có thể chia sẻ thì trẻ sẽ trở nên minh bạch hơn trong việc sử dụng các thiết bị.
Nguyên tắc 6: Khi đặt ra nguyên tắc thì cả nhà đều phải đồng lòng tham gia: Đừng chỉ nghĩ con mới là “nạn nhân” của kĩ thuật số. Hãy để con hiểu rằng, bố mẹ cũng cần có nguyên tắc khi sử dụng.
Các bạn có thể có một ngày trong tuần cả nhà tắt các thiết bị điện tử, chỉ để đọc sách và trò chuyện.
Nhưng cũng có thể có một buổi trong tuần cả nhà cùng dùng thiết bị và trao đổi với nhau những gì mình xem.
Bạn không thể từ chối cho con dùng các thiết bị thông minh vì nó có thể làm cản trở việc học hỏi của con nhưng hãy quản lý theo cách “thông minh” nhất có thể.
Phan Hồ Điệp
Theo Dân trí
Thực hư chuyện chậm nói vì học ngoại ngữ
Hiện nay, có không ít phụ huynh suy nghĩ sai lầm rằng con gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Việt do xuất phát từ việc học tiếng Anh khi còn quá nhỏ.
Tiếng Anh là chiếc chìa khóa mở ra cơ hội phát triển trong học tập và là tiền đề để các em hoàn thiện kiến thức cũng như xây dựng tương lai vững chắc. Chính vì thế, đa số phụ huynh đều tập trung đầu tư cho con mình học tiếng Anh từ khi chúng còn nhỏ. Xu hướng vài năm trở lại đây cho thấy độ tuổi bắt đầu học tiếng Anh của trẻ ngày càng sớm, thậm chí ngay từ khi các bé chưa nói thành thạo tiếng Việt.
Nhiều phụ huynh bắt đầu nhận thấy việc nghe và nói tiếng mẹ đẻ của con em mình trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn tuổi nhỏ. Không ít người, bằng suy nghĩ chủ quan kết hợp với việc tham khảo thông tin chưa được kiểm chứng qua mạng hoặc truyền miệng, bắt đầu cho rằng vì học tiếng Anh sớm quá mà con chậm nói tiếng Việt.
Đầu tiên, bạn đọc cần biết việc học và sử dụng hai ngoại ngữ trở lên từ khi còn nhỏ không chỉ không gây hại gì mà còn tạo ra nhiều ích lợi cho sự phát triển trí não của con người, bất kể độ tuổi. Do đó, mọi loại tin đồn thổi cho rằng việc học tập tiếng Anh lúc còn quá nhỏ làm quá tải não bộ, giảm khả năng học tiếng Việt là hoàn toàn sai lầm.
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng tốt của việc học nhiều ngôn ngữ lên sức mạnh của não bộ, giúp não bộ "tập thể dục" và khỏe mạnh hơn. Sự thông thái của trí não được tăng cường qua việc chuyển qua chuyển lại giữa các thứ tiếng thích hợp cho mỗi thời điểm và còn hỗ trợ cho các lĩnh vực khác như làm toán, khả năng xử lý tình huống, khả năng tư duy trừu tượng,...
Nguyên nhân thực sự
Một số phụ huynh thường cho con tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ bé qua các kênh truyền thông hoặc thiết bị điện tử mà không có người hướng dẫn kỹ càng. Nhiều người cứ cho con xem, nghe các đoạn video tiếng Anh để dạy con mà không biết trẻ em học nghe đồng thời với việc học nói. Đây là việc cần có sự tương tác với người thật thay vì với thiết bị điện tử, vốn chỉ nhồi nhét thông tin một chiều vào đầu trẻ.
Kết quả là trẻ chỉ nhìn, nghe mà không nói, không phản ứng lại. Điều đó mới là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, chậm phản xạ, cũng như tác động không tốt đến sự hình thành và phát triển toàn diện của các em.
Tiến sĩ Bùi Phi Hùng, một trong những chuyên gia đầu ngành giáo dục tại Việt Nam cho biết: "Để giúp con giao tiếp tiếng Việt một cách tốt nhất và học thêm tiếng Anh, ba mẹ cần tìm hiểu và áp dụng phương pháp giảng dạy đúng đắn nhằm tránh xảy ra ảnh hưởng tiêu cực cho con em mình".
Độ tuổi vàng cho con học tiếng Anh
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra độ tuổi giúp bé học Anh ngữ hiệu quả là từ 4-6 tuổi. Trẻ em ở tuổi này có khả năng tiếp thu nhanh, bắt chước được ngữ điệu và phát âm chuẩn hơn so với người lớn. Cách tiếp cận tiếng Anh theo phương thức trực quan sinh động bằng hình ảnh, âm thanh sẽ mang lại hiệu quả học tập tốt hơn rất nhiều lần cho các em so với lối học hàn lâm của người lớn.
Ngoài ra, việc tạo môi trường để trẻ cọ sát với tiếng Anh thường xuyên, có thầy cô giáo hướng dẫn bài bản chính là cách giúp con học và phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Bí quyết giỏi tiếng Anh, vững vàng tương lai
Là một trong những trung tâm ngoại ngữ lớn và có uy tín, Anh ngữ AMA hiện đang đưa ra phương pháp giảng dạy chú trọng khởi tạo nền tảng vững vàng và xây dựng môi trường học tập chuẩn quốc tế cho học viên tuổi nhỏ. Những khóa học Tiếng Anh mẫu giáo tại các trung tâm lớn như AMA hướng đến việc truyền tải kiến thức đa giác quan cũng như ứng dụng công nghệ tiên tiến trong học tập nhằm khơi dậy tình yêu với Anh ngữ qua những trò chơi, chuyện kể vui nhộn cho bé. Thêm vào đó, chương trình học với các giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm và được thiết kế theo phương thức cá nhân hóa sẽ giúp con phát triển kỹ năng một cách toàn diện. Bé có thể vừa học vừa tương tác giữa người với người, hạn chế các tác động tiêu cực từ thiết bị di động.
Theo sgtiepthi
Cà Mau: Kỷ luật Phó hiệu trưởng đánh nhau với nhân viên y tế của trường Ngày 25-12, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau xác nhận đã quyết định thi hành kỷ luật với hình thức "khiển trách" đối với ông Trần Minh N. (Phó hiệu trưởng Trường THPT U Minh). Ông N. bị kỷ luật vì vi phạm đạo đức nhà giáo. Trường THPT U Minh nơi xảy ra vụ việc Trước đó, vào năm học 2017-2018, thấy hoàn...