6 người Israel bị zona nghi do tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer
Nghiên cứu mới của Israel cho rằng bệnh zona có thể là tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine COVID-19 do Pfizer và BioNTech sản xuất.
Ảnh minh họa: Getty Images
Theo tờ Dailymail, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Tel Aviv Sourasky và Trung tâm Y khoa Carmel ở Haifa phát hiện ra rằng sau khi tiêm vaccine Pfizer, những người mắc bệnh tự miễn dễ bị zona hơn so với những người khác.
Ngoài ra, các nốt zona trên da cũng xuất hiện sau khi tiêm mũi thứ nhất nhiều gấp 5 lần so với sau khi tiêm mũi thứ hai.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu trên cần là lời cảnh báo với các bác sĩ, để họ theo dõi các triệu chứng bất thường ở bệnh nhân có bệnh tự miễn sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Tiến sĩ Victoria Furer tại Trung tâm Y khoa Tel Aviv Sourasky nói: “Tại thời điểm này, chúng tôi chưa thể nói vaccine Pfizer là nguyên nhân. Chúng tôi có thể nói vaccine có thể là nhân tố kích hoạt bệnh ở một số bệnh nhân”.
Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Rheumatology, nhóm nghiên cứu đã theo dõi 590 bệnh nhân được tiêm vaccine Pfizer. Trong số đó, 491 người mắc bệnh viêm khớp tự miễn và 99 người được kiểm soát.
Bệnh viêm khớp tự miễn (AIIRD) khiến hệ miễn dịch tấn công các cơ quan, cơ, khớp hoặc xương bệnh nhân, gây ra viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì hệ thống và bệnh mô liên kết hỗn hợp. Triệu chứng phổ biến là đau cơ, mệt, sưng và đỏ da ở khu vực khớp, tê bì chân tay.
Theo nghiên cứu, trong 491 bệnh nhân AIIRD, có 6 người (1,2%) bị zona sau tiêm vaccine. Zona là nhiễm virus gây nổi mụn đau trên cơ thể. Bệnh này do virus gây bệnh đậu mùa gây ra. Sau khi mắc đậu mùa, virus bất hoạt trong cơ thể và có thể được kích hoạt trở lại, gây zona nhiều năm sau đó.
Trong số 6 người trên, 5 người bị zona sau mũi tiêm Pfizer đầu tiên và một người bị zona sau mũi tiêm thứ hai.
Không bệnh nhân nào trong nhóm kiểm soát mắc zona sau tiêm, dù là mũi đầu hay mũi thứ hai.
5 trong 6 bệnh nhân nói trên bị bệnh tự miễn thể nhẹ, có nghĩa là họ không gặp rủi ro gia tăng khi tiêm vaccine. Bà Victoria cho biết đó là lý do họ công bố về tác dụng phụ này vì cho rằng có mối liên quan tới vaccine.
Tuy nhiên, bà cho biết cần nghiên cứu rộng hơn để xác nhận kết quả và cần khuyến nghị bệnh nhân AIIRD tiêm vaccine phòng zona trước khi tiêm vaccine COVID-19.
Bà nói: “Chúng ta không nên làm mọi người sợ hãi. Thông điệp chung là hãy tiêm vaccine”.
Viêm da dị ứng có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch
Theo một nghiên cứu công bố mới đây trên Tạp chí Da liễu Anh cho thấy, ở người lớn bị viêm da dị ứng có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch đi kèm rất phổ biến.
TS Lina U. Ivert, Viện Karolinska ở Stockholm và các đồng nghiệp đã sử dụng sổ đăng ký chăm sóc sức khỏe quốc gia của Thụy Điển (1968 đến 2016) để kiểm tra mối liên quan giữa viêm da dị ứng và các bệnh tự miễn. Phân tích bao gồm 104.832 trường hợp viêm da dị ứng và 1.022.435 nhóm chứng khỏe mạnh phù hợp với tuổi và giới tính.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng viêm da dị ứng có liên quan đáng kể với một hoặc nhiều bệnh tự miễn so với nhóm chứng.
Mối liên quan này mạnh hơn đáng kể khi có nhiều bệnh tự miễn dịch so với chỉ một bệnh. Mối liên quan mạnh nhất được thấy đối với các rối loạn tự miễn dịch liên quan đến da, đường tiêu hóa hoặc mô liên kết.
Đàn ông bị viêm da dị ứng có mối liên quan chặt chẽ hơn với bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac so với phụ nữ bị viêm da dị ứng. Các phát hiện vẫn nhất quán sau khi điều chỉnh đối với hút thuốc và bệnh tự miễn của cha mẹ.
Vì vậy, nhận thức, tầm soát và theo dõi tốt hơn các bệnh tự miễn dịch đi kèm có thể làm giảm gánh nặng bệnh tật ở bệnh nhân viêm da dị ứng và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của nó. TS Ivert nhấn mạnh.
Baking soda - thực phẩm kháng viêm bất ngờ Khi nói đến những thực phẩm có tính kháng viêm, nhiều người nghĩ ngay đến gừng, nghệ, dầu ôliu, cá hồi và nhiều loại rau quả. Song, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Miễn dịch học cho biết bột baking soda - thành phần không thể thiếu trong các loại bánh nướng - cũng có thể thúc đẩy tác động chống viêm...