6 ngành học có điểm chuẩn cao nhất năm 2016
Theo thống kê từ dữ liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2016, Y Dược là nhóm ngành lấy điểm chuẩn trung bình cao nhất. Dự đoán, điểm chuẩn năm nay của ngành này tăng nhưng không đột biến.
Theo thống kê chưa đầy đủ dựa trên kết quả điểm chuẩn năm 2016 của 100 đại học trên cả nước (không bao gồm một số trường thuộc nhóm GX lấy điểm chuẩn theo thang điểm 10), 4 trên 6 ngành có điểm chuẩn trung bình cao nhất thuộc nhóm Y Dược.
Thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển của 6 ngành này trước khi cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng (từ hôm nay).
Điểm trúng tuyển trung bình của 6 ngành đứng đầu như sau:
Cụ thể, ngành Y Đa khoa đứng thứ nhất với điểm chuẩn trung bình đạt 25,21. Những năm qua, ngành này luôn có sức hút lớn với thí sinh và thường có điểm trúng tuyển cao nhất.
Năm ngoái, điểm ngành này dao động từ 22,8-27 điểm. Trong đó, ngành Y đa khoa của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) lấy điểm trúng tuyển thấp nhất. Điểm chuẩn ngành này cao nhất thuộc về ĐH Y Hà Nội.
Điểm chuẩn của ngành Y đa khoa tại một số trường như sau:
Ngoài các trường trên, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và ĐH Y Dược TP.HCM là hai địa chỉ đào tạo ngành Y đa khoa được nhiều thí sinh lựa chọn.
Năm ngoái, ĐH Y Dược TP.HCM lấy 26,75 điểm cho ngành này.
Đứng thứ hai trong danh sách những ngành có điểm trúng tuyển trung bình cao nhất năm 2016 là Răng Hàm Mặt với điểm chuẩn bình quân đạt 25,17.
ĐH Y Hà Nội tiếp tục là trường có điểm trúng tuyển cao nhất đối với ngành này – 26,75 điểm. Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt của ĐH Y Dược TP.HCM thấp hơn một chút, 26 điểm.
Video đang HOT
Trong khi đó, ĐH Y Dược – ĐH Huế lấy 25,75 điểm, hai trường ĐH Y Dược Hải Phòng và ĐH Y Dược Thái Nguyên cùng lấy 24,5 điểm. Điểm trúng tuyển ngành Răng Hàm Mặt năm 2016 của ĐH Cần Thơ là 24,25 điểm.
Đứng thứ 3 là ngành Kinh tế đối ngoại với điểm trúng tuyển trung bình là 25. Đây cũng là một trong hai ngành không thuộc khối Y Dược lọt vào danh sách.
Năm ngoái, ĐH Kinh tế – Luật thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM lấy điểm trúng tuyển ngành này lần lượt là 25,5 cho tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý hóa) và 24,5 điểm cho hai tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh).
Ngành Dược học xếp thứ 4 với điểm trúng tuyển trung bình là 24,75. Trong đó, ĐH Dược Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất – 26,75 điểm.
ĐH Y Dược TP.HCM đào tạo ngành này với tên ngành là Dược sĩ hệ đại học và lấy điểm chuẩn 25,25.
Điểm chuẩn của các cơ sở đào tạo khác cũng ở mức cao và khá đều, dao động ở 3 khoảng 24 điểm, 24,25 và 24,5 điểm. Cụ thể như sau:
Hai ngành Khúc xạ nhãn khoa và Truyền thông quốc tế cùng đứng thứ 5 trong danh sách 6 ngành có điểm trúng tuyển trung bình năm 2016 cao nhất với 24,5 điểm.
Trong đó, ĐH Y Hà Nội lấy 24,5 điểm cho ngành Khúc xạ nhãn khoa.
Về ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao lấy 24,5 điểm cho 3 tổ hợp xét tuyển. Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy điểm chuẩn 29,5 cho tổ hợp D15 (Văn, Địa, Anh) và 29,25 cho tổ hợp D1 (Toán, Văn, Anh), D14 (Văn, Sử, Anh).
Theo TS Lê Đình Tùng – Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo đại học, ĐH Y Hà Nội, điểm chuẩn vào trường năm nay sẽ tăng nhưng khó đột biến. Trong đó, điểm chuẩn nhóm ngành top trên như Bác sĩ đa khoa (Y đa khoa), Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt dự đoán sẽ tăng.
Thí sinh có nguyện vọng vào Bác sĩ đa khoa thường có thành tích học tập tốt, toàn diện, ổn định trong nguyện vọng lựa chọn vào trường, vì vậy sẽ ít có sự thay đổi về nguyện vọng một.
Đại diện ĐH Y Thái Nguyên thông tin điểm thi THPT quốc gia năm nay cao hơn năm ngoái nên chắc chắn điểm chuẩn cũng tăng.
Theo Zing
Thí sinh xét tuyển học bạ không cần đăng ký trực tuyến hay đến trường
Nhiều thí sinh thắc mắc khi lựa chọn hình thức xét tuyển vào trường đại học bằng học bạ kết quả học tập THPT thì liệu có phải thực hiện việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT bắt đầu từ ngày 15/7.
Ngày mai 15/7, các thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để xét tuyển đại học sẽ bắt đầu bước vào thời gian đăng ký, thay đổi nguyện vọng. Các thí sinh xét tuyển bằng học học bạ thì không cần phải làm việc này. Ảnh minh họa: Lê Văn.
Rất nhiều câu hỏi liên quan việc xét tuyển đại học 2017 là khi đã đăng ký xét tuyển bằng học bạ liệu thí sinh có phải tiếp tục thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến hay bằng phiếu tại điểm tiếp nhận không.
Và trường hợp thứ hai là khi đã xét tuyển bằng học bạ, thí sinh có được tiếp tục đăng ký xét tuyển thêm bằng hình thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2017.
VietNamNet đã liên hệ tới ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) để giải đáp những điều này.
Theo ông Nghĩa, năm nay mỗi trường có thể có nhiều hình thức xét tuyển, ngoài việc xét tuyển đại học bằng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia 2017 còn có thể xét tuyển bằng học bạ (kết quả học tập ở THPT). "Nhiều trường đại học công lập, đặc biệt là các trường dân lập sử dụng hình thức xét tuyển bằng học bạ", ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa khẳng định, phương thức xét tuyển bằng học bạ và xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia được thực hiện độc lập với nhau.
Do đó, thí sinh xét tuyển bằng học bạ sẽ chỉ việc nộp hồ sơ đến trường mà mình muốn xét tuyển và không phải thực hiện bất cứ hình thức đăng ký xét tuyển nguyện vọng nào như các thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.
"Việc xét tuyển bằng học bạ do các trường đại học tự quy định và các trường chấp nhận và tự chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào của mình", ông Nghĩa chia sẻ.
Ông Nghĩa cho biết thí sinh nếu muốn cũng có thể đồng thời đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển bằng học bạ để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với những thí sinh khi đăng ký dự thi có đánh dấu vào mục "sử dụng kết quả thi để xét tuyển".
Bởi Quy chế tuyển sinh quy định: "Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia". Như vậy, nếu chưa đăng ký xét tuyển, chưa đánh dấu vào mục "sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ" thì sẽ không được xét tuyển đợt 1.
Tuy nhiên, ở các đợt xét tuyển bổ sung thì thí sinh chưa đánh dấu vào mục "sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ" vẫn có thể tham gia như các thí sinh khác.
Thí sinh cũng đặc biệt lưu ý, nếu đã nhập học và nộp cho trường Giấy chứng nhận kết quả thi, sẽ không được tiếp tục tham gia xét tuyển.
Ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng
Còn bắt đầu từ ngày mai 15/7, những thí sinh xét tuyển đại học bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ bắt đầu bước vào thời gian đăng ký xét tuyển với 1 trong 2 hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu tại các điểm tiếp nhận.
Trước câu hỏi của một số thí sinh khi đăng ký dự thi, các em chưa đăng ký số điện thoại di động, trong khi để điều chỉnh đăng ký xét tuyển, cần có số điện thoại để nhận mã xác nhận (mã OTP), ông Nghĩa cho biết: "Sau khi truy cập vào hệ thống (sử dụng số chứng minh nhân dân và mã truy cập được cấp khi đăng ký dự thi), thí sinh có thể khai báo lại số điện thoại di động và sử dụng số điện thoại này để nhận mã OTP trước khi xác nhận và gửi thông tin thay đổi nguyện vọng lên hệ thống. Trường hợp không đăng ký được, thí sinh cần tới điểm đăng ký dự thi và mang theo giấy chứng minh nhân dân và Phiếu đăng ký dự thi (Phiếu số 2) để đăng ký số điện thoại".
Ngoài ra, với trường hợp những thí sinh quên mã để truy cập hệ thống khi thay đổi đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh cần đến điểm đăng ký dự thi và mang theo giấy chứng minh nhân dân và Phiếu đăng ký dự thi (Phiếu số 2) để đề nghị xin được cấp lại.
Về thời gian, các thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến từ 15/7 đến 17h ngày 21/7.
Các thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng từ 8h ngày 15/7 đến 17h ngày 23/7.
Thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót giữa kết quả điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống với thông tin trên phiếu đề nghị đăng ký điều chỉnh nguyện vọng (nếu có) trước 17h ngày 25/7.
Thí sinh cũng đặc biệt lưu ý nguyên tắc chỉ được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT 1 lần trong thời gian quy định.
Theo VNE
ĐH Kinh tế TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 điểm Chiều 13/7, ĐH Kinh tế TP.HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với hai mức điểm là 18 và 20. Cụ thể, nhóm ngành 1, 2, 3, 5 của trường nhận hồ sơ từ 20 điểm, nhóm ngành 4, 6 nhận hồ sơ từ 18 điểm. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế...