6 món bánh đặc sản độc đáo của các dân tộc vùng Tây Bắc
Văn hóa ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và độc đáo, đặc biệt là các loại bánh dân gian của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Các loại bánh không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà được coi như là biểu trưng của văn hóa vùng miền nơi này.
Bánh láo khoải thường được người Mông vùng Tây Bắc chế biến vào dịp lễ, Tết hay làm để bán vào chợ phiên, rất được nhiều người ưa thích. Bánh láo khoải hay còn gọi là bánh rớ khoải, lức khoải được làm từ ngô, bánh có màu vàng óng đẹp mắt với hình bầu dục, bên ngoài được phết một lớp mỡ trộn với mật ong thơm lừng.
Bánh láo khoải. https://dulich.petrotimes.vn/
Khi ăn bánh sẽ được tái mỏng rồi nướng hoặc thái chỉ rồi nấu với nước đường hoặc nấu với đậu hà lan như nấu canh. Dù nguyên liệu đơn giản là thế nhưng vẫn mang lại sự lạ lẫm như một sự trải nghiệm đối với du khách.
Bánh trứng kiến là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Tày vùng Định Hóa (Thái Nguyên) nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung. Đây là món ăn dân dã, được chế biến tương đối cầu kì với vị thơm ngon riêng, không lẫn với hương vị của bất cứ món bánh nào khác.
Bánh trứng kiến.https://dulich.petrotimes.vn/
Video đang HOT
Bánh được làm từ bột gạo nếp, thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng, lá vả. Trứng kiến được dùng làm nguyên liệu là trứng của loài kiến đen có thân nhỏ, đuôi nhọn. Trứng kiến có màu trắng sữa, to bằng hạt gạo, căng mọng. Sau bước sơ chế, trứng kiến được rang kỹ cùng với thịt ba chỉ băm nhỏ và một chút lá kiệu hay lá hẹ cho đến khi trứng và thịt chuyển màu vàng sậm. Để hoàn thành nhân bánh, người ta trộn trứng kiến với vừng hoặc lạc rang giã nhỏ.
3. Bánh cooc mò
Hay có tên gọi khác là bánh sừng trâu, là một loại bánh đặc biệt của người Tày (tiếng Tày cooc là sừng, mò là bò), bánh được làm duy nhất từ gạo nếp được gói với lá rong hoặc lá chuối khi ăn có thể ăn kèm với mật ong hoặc đường. Bánh thường được làm trong các dịp đặc biệt như đám hỏi, đầy tháng, thôi nôi… hoặc vào dịp lễ Tết quan trọng.
Bánh cooc mò.https://dulich.petrotimes.vn/
Bánh chim gâu được coi là một trong những món ăn đặc sản của người dân tộc Dao và Cao Lan ở ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cái tên có được là do bánh được gói theo hình dáng giống con chim gâu . Chiếc bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẫu tử này được xem như một món quà tặng quý giá mà người mẹ dành cho con cái trước khi chúng đến trường học, nhằm chia sẻ tình cảm với nhau. Gạo nếp là nguyên liệu không thể thiếu trong bánh chim gâu, dùng để làm nhân bánh.
Bánh chim gâu .https://dulich.petrotimes.vn/
Ngoài ra, món bánh còn có thể thêm nhiều nguyên liệu như đỗ xanh, các loại lá cây, nước tro, thịt lợn để tạo thêm hương vị độc đáo, đa dạng và ngon hơn. Nguyên liệu được dùng để gói bánh chim gâu là lá dứa rừng. Lá có màu xanh, hình dáng dài. Khi gói, người ta sẽ đan các chiếc lá lại với nhau để bao bọc lấy nhân, sau đó thả bánh vào nồi rồi luộc lên.
5. Bánh gai – “Pẻng tải”
“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày – Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dịp Rằm tháng 7 có là tục lệ “Pây tai” (đi nhà vợ) là không thể thiếu, để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sức sinh thành, nuôi dạy người con gái của bố mẹ vợ giờ là vợ của mình.
Bánh gai “Pẻng tải”.https://dulich.petrotimes.vn/
Dịp lễ cũng là dịp, là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức. Pẻng tải được gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín.
Bánh chưng đen.https://dulich.petrotimes.vn/
Bánh chưng đen (hay còn gọi là bánh chưng cẩm) được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay bánh gù của người Giáy. Tuy nhiên, món bánh đặc trưng của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) có màu đen bóng rất lạ mắt, quyện chặt vào từng hạt nếp chắc mẩy nhìn rất hấp dẫn. Cùng với nhân thịt lợn, đỗ xanh, khi cắt ra, miếng bánh tròn trịa, dẻo quánh với phần nhân vàng ươm, thơm mùi cây cỏ núi rừng. Bánh chưng đen không đơn thuần chỉ là một món ăn, bánh chưng đen còn được coi như là một biểu trưng cho nền văn hóa nơi đây.
Món đặc sản của người Tày ở Tuyên Quang: tên nghe độc đáo, hương vị mê đắm
Nếu có dịp đến huyện vùng cao Lâm Bình, Tuyên Quang thì bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo và hấp dẫn nơi đây, đó là món "Bánh trứng kiến" của người Tày. Món bánh trứng kiến này đã chinh phục người ăn bằng vị dẻo thơm, bùi bùi được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.
Nghe tới cái tên có lẽ ai cũng hình dung ra nguyên liệu chính của món ăn này đó là trứng kiến. Và có một điều đặc biệt đó là món bánh này chỉ có trong một khoảng thời gian rất ngắn mỗi năm vào những ngày đầu và cuối tháng 3 âm lịch, lúc này trứng rất mẩy nên các gia đình thường rủ nhau đi rừng lấy về ăn hoặc bán, ngày nghỉ học sinh cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội đi hái lộc rừng. Bởi đây chính là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của kiến, những hạt trứng li ti bắt đầu lớn dần cũng là lúc người ta thu lượm mang về. Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, màu trắng sữa phải trải qua rất nhiều công đoạn mới chế biến thành nhân bánh.
Phần khó nhất trong khâu làm bánh là tìm và lấy được trứng kiến. Phải những người có kinh nghiệm mới không lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm.
Người dân chỉ hạ tổ kiến khi gặp nắng to. Lúc này, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài để lại những hạt trắng muốt như gạo. Muốn kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng, người dân thường cho thêm mấy cành cây bỏ vào chậu. Ngoài ra, người ta còn dùng khăn sạch quét đều trên miệng chậu, khi đó những hạt bụi bẩn sẽ bám vào khăn, làm cho chậu trứng kiến sạch và ngon hơn. Trứng kiến khi bắt về được đãi nhẹ tay trong nước ấm để những hạt trứng nhỏ li ti màu trắng không bị vỡ.
Bột gạo nghiền nhuyễn được dát mỏng vừa phải, dày cỡ nửa phân rồi áp vào lá vả non thật vừa vặn, khi làm chú ý không trải bột ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép vừa để bột không tràn ra ngoài lại vừa làm khuôn cho chiếc bánh.
Tiếp đến là cho trứng kiến đã rang thơm, cho thêm gia vị, ít lá hẹ rồi trải đều trên mặt miếng bột, cho tiếp lá vả áp trên mặt nhân trứng kiến. Tuy nhiên với lượng trứng kiến ngày càng hạn chế như ngày nay nên người ta thường cho thêm thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng hoặc lạc rang giã nhỏ làm nhân, cùng các gia vị khác tạo vị mặn cho bánh.
Để miếng bánh đẹp, thường người ta cắt miếng bánh vuông. Bánh được hấp cách thủy cho chín tới và thưởng thức khi bánh nguội. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến ngon tuyệt lại có hàm lượng đạm cao rất hợp cho những người muốn cải thiện cân nặng.
Bánh gai miền bắc Các bạn trẻ bây giờ ít bạn biết đến chiếc bánh gai. Chiếc bánh có màu đen xì xấu xí nhưng cắn vô thì thơm ngon mùi dừa đậu. Hãy cùng khám phá cách làm bánh gai tuy xấu xí nhưng hương vị quê hương các bạn nhé Nhắc đến bánh gai thì ở nhiều miền quê bắc Việt Nam đều có. Tuy...