6 mẹo giúp bạn dễ dàng quay lại giấc ngủ khi tỉnh giấc, mất ngủ giữa đêm
Có bao giờ bạn tỉnh ngủ giữa đêm, trằn trọc, mất ngủ, khó lấy lại giấc ngủ. Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, hãy tham khảo 6 phương pháp dưới đây có thể sẽ giúp bạn dễ dàng quay lại giấc ngủ.
Bài tập căng ngón chân có thể giúp ngủ lại dễ dàng. Đồ họa: Việt Trinh
Thực hiện một vài bài tập căng ngón chân
Các bài tập giãn cơ liên tục sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể và thoát khỏi căng thẳng. Gập hai chân bằng cách ép chúng vào nhau và từ từ thả lỏng. Ngoài ra, bạn có thể cuộn các ngón chân lại, thả chúng lên trên rồi trở lại vị trí bình thường. Giữ các ngón chân ở mỗi vị trí trong 10 giây trước khi thả lỏng.
Bạn có thể phải đuổi thú cưng của mình ra khỏi giường
Ngủ với thú cưng có thể vừa tốt vừa xấu. Như một nghiên cứu đã chỉ ra, vật nuôi có thể giúp chúng ta giảm mức độ căng thẳng, nhưng một nghiên cứu khác đề cập rằng chúng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta. Điều này phụ thuộc vào việc thú cưng của bạn có ngủ ngon hay chúng nghịch ngợm suốt đêm hay không. Đối với những người bị dị ứng, tốt nhất là không cho phép vật nuôi lên trên giường.
Tránh xa điện thoại và thay vào đó hãy đọc một cuốn sách
Melatonin là một loại hormone cần thiết cho giấc ngủ phục hồi. Nếu thức giấc vào nửa đêm, bạn thiếu melatonin và việc sử dụng điện thoại sẽ không làm tăng mức độ melatonin. Ngược lại, ánh sáng từ màn hình sẽ càng giảm nhiều hơn và khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ trở lại. Những gì bạn cần làm là loại bỏ hoàn toàn điện thoại khỏi phòng.
Hoặc bạn có thể đọc sách. Nếu những gì bạn đang đọc không làm bạn hứng thú, bạn sẽ buồn ngủ nhanh hơn.
Ngửi một ít hoa oải hương hoặc uống trà hoa oải hương.
Oải hương được chứng minh có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ và khó ngủ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 6 đến 8 giọt tinh dầu oải hương cải thiện cả chất lượng và thời gian của giấc ngủ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Video đang HOT
Hãy đứng dậy và làm việc gì đó sau 20 phút
Bạn đã ở trên giường được 20 phút và cố gắng quay lại giấc ngủ, nhưng tâm trí của bạn vẫn tiếp tục quay cuồng. Thay vì chỉ nằm đó, bạn có thể đứng dậy và đi sang phòng khác. Ngồi thoải mái trên ghế hoặc làm điều gì đó thư giãn. Nghe nhạc hoặc đọc sách là những lựa chọn tốt, nhưng quan trọng nhất, hãy rời khỏi giường và đi sang phòng khác.
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có gì đáng chú ý?
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và bệnh lý nguyên nhân gây cao huyết áp.
1. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cơ bản
Giống như tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu cụ thể, ngay cả khi huyết áp của bạn đã đạt mức cao nguy hiểm. Nếu có thì các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng rất mơ hồ, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Chẳng hạn như:
- Các cơn hoa mắt, chóng mặt khởi phát đột ngột.
- Đổ mồ hôi bất thường.
- Luôn cảm thấy bất an, bồn chồn, lo lắng.
- Mất ngủ, khó ngủ.
- Các mạch máu chịu áp lực lớn và giãn ra khiến mặt đỏ bừng.
- Trong trường hợp huyết áp tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát có thể khiến các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ ra. Điều này được biểu hiện bởi việc xuất hiện các đốm máu bên trong mắt.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, thì triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể là: Đau đầu dữ dội, đau sau gáy, ra máu cam, ý thức mơ hồ, tầm nhìn có vấn đề, khó thở, tức ngực, đi tiểu ra máu,....
Xuất hiện các đốm máu trong mắt có thể là một triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
2. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát đặc trưng
Cao huyết áp thứ phát rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số ca bệnh huyết áp cao. Đa số các bệnh nhân đều thuộc trường hợp cao huyết áp nguyên phát. Nhưng nếu bạn đã được chẩn đoán bị cao huyết áp và có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây. Bác sĩ có cơ sở để nghi ngờ bạn bị cao huyết áp thứ phát:
- Bạn bị huyết áp cao nhưng không đáp ứng với thuốc hạ huyết áp.
- Các thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp của bạn trước đây thì giờ không còn tác dụng.
- Khó kiểm soát huyết áp cao nếu chỉ sử dụng 1 hoặc 2 loại thuốc.
- Huyết áp của bạn rất cao cũng có thể là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. Thường huyết áp tâm thu trên 180mmHg và huyết áp tâm trương trên 120mmHg.
- Bệnh khởi phát đột ngột trước 30 tuổi hoặc sau 55 tuổi.
- Gia đình của bạn không có tiền sử bị cao huyết áp.
- Bạn không bị thừa cân, béo phì.
Bị huyết áp cao khi còn quá trẻ có thể là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
3. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát dựa theo bệnh lý nguyên nhân
Cao huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng lên do chịu ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Do vậy, ngoài các dấu hiệu cơ bản và đặc trưng, triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát còn đi kèm theo các triệu chứng của bệnh lý nguyên nhân.
Dưới đây là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát dựa theo các bệnh lý nguyên nhân phổ biến nhất:
- Triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát do các vấn đề về tuyến giáp: Mệt mỏi, suy nhược, tăng cân hoặc giảm cân, không chịu được nóng hoặc lạnh.
- Cường tuyến cận giáp: Cực kỳ mệt mỏi, đi tiểu nhiều, táo bón và sỏi thận.
- Hội chứng Conn hoặc chứng cường aldosteron nguyên phát: Suy nhược do lượng kali trong cơ thể thấp.
- U tủy thượng thận: Đổ mồ hôi, tăng tần số hoặc nhịp tim, nhức đầu, lo lắng.
- Hội chứng Cushing: Tăng cân, suy nhược, mọc lông bất thường trên cơ thể hoặc mất kinh (ở phụ nữ), các vết màu tím trên da bụng.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Mệt mỏi quá mức, buồn ngủ vào ban ngày, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ.
Dựa vào các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát này. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, siêu âm thận, chụp cắt lớp tuyến thượng thận, chụp động mạch, kiểm tra chức năng tuyến giáp,.... Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp thứ phát.
Nhĩ châm, cứu tinh cho người cai thuốc lá Người cai thuốc lá phải trải qua những cảm giác bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, tăng cân. Cần sự can thiệp của y tế, lúc đó nhĩ châm sẽ phát huy được vai trò giúp người bệnh dễ dàng vượt qua những cảm giác khó chịu. Nhĩ châm đang được xem là cứu tinh cho người cai thuốc lá. 3 thể nghiện...