6 mẫu người mẹ khó có thể dạy con trưởng thành
Người mẹ làm hết mọi việc cho con, chỉ sợ con mệt, vất vả… dần sẽ nuôi dưỡng một tâm hồn trẻ thơ ích kỷ.
Người mẹ nào cũng yêu con, nhưng cách yêu thương không đúng thậm chí còn có hại cho sự phát triển của bé. Dưới đây là 6 kiểu người mẹ sai lầm trong việc nuôi dạy con cái:
1. Người mẹ luôn áy náy và không ngừng nhận lỗi về mình
Phần lớn cha mẹ người Đức rất nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái, họ thường để con tự trải nghiệm cảm giác thất bại, trẻ cần biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình trước tiên.
Ngược lại, nhiều ông bố, bà mẹ Á đông thường có tâm lý không an tâm, thậm chí áy náy khi để con tự do phát triển, với ý nghĩ trẻ có thể sai lầm, vấp ngã. Chẳng hạn, nếu trẻ quên đồ ở nhà, sau đó trách móc mẹ đã không nhắc mình, khiến bé bị cô giáo mắng. Người mẹ đã nhận lỗi về mình: “Mẹ sai rồi, mẹ bận quá, mẹ xin lỗi con”. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm của mẹ, bởi nó khiến đứa trẻ hình thành tâm lý khi gặp rắc rối sẽ luôn tìm đối tượng để đổ lỗi, thay vì chịu trách nhiệm và tự tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và sửa nó.
3. Người mẹ luôn muốn kiểm soát tất cả
Kiểu người mẹ này luôn coi sự ngoan ngoãn, vâng lời là tiêu chí đánh giá phẩm chất của đứa trẻ. Trong mắt nhiều bà mẹ, trẻ không làm theo định hướng, kế hoạch của mình mà thể hiện suy nghĩ cá nhân, đưa ra quyết định cá nhân là “chống đối, nổi loạn”. Kể cả khi trẻ trưởng thành, mẹ vẫn kiểm soát tất cả, khiến con trở thành người không có suy nghĩ độc lập.
Ảnh: squarespace.
Không ít người mẹ có hành vi ích kỷ, đó là lấy những mong muốn chưa thực hiện được của bản thân áp đặt lên con cái. Nhiều bậc cha mẹ sự nghiệp không thành đạt đã dồn tâm huyết, kỳ vọng lên con. Chính vì muốn con phát triển theo suy nghĩ của mình, nên cảm xúc của đứa trẻ đều bị bỏ qua.
Cốt lõi của việc giáo dục là “thưa thì thông, đầy thì nghẹn”. Đứa trẻ nếu khó sống theo ý mình, chúng sẽ cảm thấy không thể nào thông suốt, chỉ biết cách dựa vào bố mẹ để có được sự giúp đỡ. Về lâu dài, đây là một cái vòng luẩn quẩn, sai lầm trong việc dạy dỗ con.
3. Kiểu người mẹ không ngừng so sánh
Các bà mẹ rất thích so sánh con cái của mình với con người khác. Chẳng hạn trẻ đi học lớp tiếng Anh, bất kể con có thích học hay không, mẹ không bao giờ cam tâm khi con tụt lại phía sau. Nếu trẻ đứng thứ ba trong lớp, người mẹ lập tức đi hỏi xem trẻ nào đứng thứ nhất, thứ hai, rồi thúc giục con mình vượt qua hai bạn. Vô thức, đứa trẻ trở thành vật tham chiếu cho người khác. Với kiểu học này, trẻ trở nên khoe khoang, khoác lác, thay vì hiểu rõ ý nghĩa của việc học.
Video đang HOT
4. Kiểu người mẹ “là nô lệ của con”
Đây là những người mẹ lúc nào cũng bận rộn với con cái, dốc hết sức mình cho con, kiếm tiền vì con, và rồi đánh mất giá trị cuộc sống của chính bản thân.
Không ít bà mẹ cảm thấy sự khác biệt lớn giữa trước và sau khi sinh. Họ biến mình thành vệ tinh chỉ biết quay quanh đứa con và có ít thời gian cho chồng, dần dà ít tiếp xúc với bạn bè, xã hội, thậm chí từ bỏ cả sự nghiệp tươi sáng…
5. Người mẹ lo lắng quá mức
So sánh với các bà mẹ phương Tây, các bà mẹ Á Đông thường tỏ ra lo lắng quá mức. Ví dụ như khi đưa trẻ ra ngoài, họ luôn nhắc đi nhắc lại: “Chú ý xe cộ khi qua đường”, hay “Mặc nhiều áo vào không lạnh”, “Đừng tùy tiện động vào những thứ bên đường”…
Nỗi lo dành cho con cái là thứ không bao giờ có thể gạt khỏi tâm trí người mẹ, nó như một sợi dây kéo căng, khiến cơ thể, tâm trí đều mệt mỏi. Đương nhiên, các yếu tố không an toàn ngoài xã hội cũng góp phần tạo gánh nặng tâm lý, nhưng nếu lúc nào bạn cũng chỉ nhìn nhận mọi thứ ở góc độ tiêu cực, thì điều đó cũng chẳng khác gì “một lời nguyền”.
Nếu người mẹ chia sẻ với con những suy nghĩ tích cực, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, tích cực. Ngược lại, nếu bạn dành cho trẻ những lo âu, trẻ sẽ đi sai hướng, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, thậm chí trở nên nhạy cảm.
6. Kiểu mẹ làm việc quá nhiều
Bạn có thể quan sát xung quanh và thấy rất nhiều trường hợp như vậy: những người mẹ sớm tinh mơ đã trở dậy đi mua đồ ăn, nấu nướng cho con, đưa con đến trường, trên đường cầm balo cho con, trong khi đứa trẻ tung tăng đi trước. Trên xe bus, trẻ ngồi ghế, còn bố mẹ đứng một bên… Điều này vô tình làm hình thành một đứa trẻ có tính cách muốn hưởng thụ, chỉ chăm lo cho bản thân, không bao giờ nghĩ về cha mẹ.
Kết quả cuối cùng, nhiều người lại than thở rằng: Vì sao chúng ta hy sinh cho con, nhưng con ích kỷ đến thế?
Đứa trẻ ích kỷ có khao khát chiếm hữu rất mạnh mẽ, mọi thứ chúng muốn, bằng mọi cách chúng phải có được. Khi trẻ lớn lên, những tham vọng ích kỷ càng mở rộng, chúng có ý nghĩ dùng mọi phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích. Những người mẹ chỉ biết làm việc, hy sinh sẽ tạo ra những đứa trẻ ích kỷ, trong khi những ông bố bà mẹ xuất sắc sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng, tăng cường khả năng độc lập của con.
Khi trẻ lớn dần, bạn cần phải học cách buông tay, để bé tự làm việc. Trẻ 3 tuổi, cần dạy con giúp mẹ xách đồ khi ra ngoài. Trẻ 5, 6 tuổi, nên dạy con biết lau nhà, tiết kiệm điện, dọn phòng ốc…
Trẻ ở tuổi đi học, bạn có thể dạy con ra siêu thị mua đồ, cho trẻ bắt đầu học thói quen tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Ngày nghỉ, có thể hướng dẫn con cọ toilet… Khi con đến tuổi đi học xa nhà, nên dạy cho con quản lý chi tiêu, “quá tay” là sẽ thiếu thốn. Nhờ vậy, trẻ trở nên độc lập về tư duy và biết linh hoạt hơn khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống.
Thùy Linh
Theo Cmoney/VNE
Cách dạy con của bố mẹ có thể khiến trẻ "đánh mất bản thân mình" như thế nào?
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình trở thành "ai đó" khi chúng lớn lên, là bác sĩ, là doanh nhân, là người thành đạt, hay đơn giản là người hạnh phúc. Thế nhưng, trước khi trở thành "ai đó", hãy để con được là chính con cái đã!
Là mẹ của hai em bé 8 tuổi và 3 tuổi, tác giả sách thiếu nhi Phạm Thị Hoài Anh còn có nhiều bài viết chia sẻ về nuôi dạy con cái gần gũi và nhận được sự đồng cảm của nhiều cha mẹ. Mẹ&Bé xin chia sẻ một bài viết của chị về chủ đề lắng nghe và tôn trọng con như thế nào, để trong hành trình nuôi dạy con, bố mẹ có thể trở thành người đồng hành tin cậy, giúp con nuôi dưỡng những giá trị, niềm tin ở bản thân mình, để chúng được là "chính mình".
Buổi sáng, Nit thường chơi ở sân cát suốt mấy tiếng, thằng bé chuẩn bị rất kĩ "đồ nghề", cái xe máy xúc, xe bồn xịt nước, thìa xúc cát làm bánh, mấy cái nắp chai và vài hòn đá. Nó vui vẻ chơi tha thẩn như thế từ ngày này qua ngày khác, ngày nào cũng hào hứng như thể đó là ngày đầu tiên nó phát hiện ra cái sân chơi này.
Thi thoảng, sự thư giãn và cảm giác "ta là vua xứ này" của thằng bé bị phá vỡ. Đó là khi một số nhóm trẻ ở các trường trong khu hoặc nơi khác đến sân cát chơi. Nit không khó chịu vì có "kẻ lạ mặt", nó sẽ vẫn cứ thư giãn và hì hụi với cái khoanh đất nhỏ của nó, làm đường, đào hố hay làm bánh nếu như những đứa trẻ mới đến không bị thu hút bởi mấy thứ "đồ nghề" xịn sò của nó. Thằng bé rất cảnh giác khi có bạn nào đó đến gần, ngồi xuống gần, nhìn chằm chằm vào mấy món đồ chơi hay thậm chí là không "nhịn" được sờ vào một tí. Nó sẽ lừ mắt mà bảo: "Không được động vào, đây là đồ chơi của tớ!"
Thế giới riêng của mỗi em bé là một thế giới luôn cần được bảo vệ và tôn trọng bằng rất nhiều sự tỉnh thức, kiên nhẫn và bao dung của cha mẹ. (Ảnh: NVCC)
Hôm vừa rồi cũng là một ngày như thế. Mình để bọn trẻ con tự "xử lý" với nhau một hồi, nhưng tình hình có vẻ căng. Xong thấy Nit bắt đầu hét lên khi các bạn "lấn tới", mình bắt đầu thấy bực, thấy Nit "ki bo", thấy thằng bé thật là không biết chia sẻ, nó cũng chẳng thân thiện gì cả. Mình bực lắm, nhưng vẫn cố bình tĩnh, chậm rãi ngồi cạnh Nit và bắt đầu thuyết phục:
- Nit à, con có nhiều đồ chơi mà con chỉ đang chơi một thứ. Con có thể chia sẻ những món khác cho các bạn chơi cùng không?
- Đồ chơi của con mà. Con đang chơi. Con không muốn chia sẻ với bạn.
- Nếu con chia sẻ, con sẽ có bạn chơi cùng, chơi với bạn sẽ vui hơn chơi một mình đấy.
- Con không thích! Con chơi một mình con cũng vui!
- Nhưng đây là sân chơi chung. Con có thấy tất cả các bạn cùng chia sẻ sân chơi này với nhau không?
- Nhưng đây là ĐỒ CHƠI CỦA CON. Con không muốn chia sẻ với các bạn.
- Thôi được rồi (mình lúc này đã nóng gáy vô cùng, tông giọng đã tăng lên mấy bậc)! Vậy thì con có hai sự lựa chọn. Một là, nếu con chia sẻ đồ chơi với bạn, mình sẽ ở đây chơi tiếp. Hai là, nếu con không chia sẻ đồ chơi, mình sẽ đi về nhà. Con chọn đi!
- Con muốn đi về nhà!
Mình bực mình lắm, cố "thuyết giảng" đủ thứ mà nó thì vẫn một mực với quyết định của nó. Mình mới giận dỗi đứng lên bỏ đi trước, bảo "thôi mình về, mẹ rất buồn vì Nit không biết chia sẻ". Thằng bé chạy cuống cả lên theo mẹ, hai mẹ con vào khu vệ sinh rửa xe cộ, chân tay, mặt mình xị ra, còn giọng thì dằn dỗi nó.
Ảnh minh họa
Nit lặng thing không nói gì cả. Mình cũng biết là mình đã sai rồi khi vô cớ ép uổng và giận dỗi nó như thế. Xong xuôi, hai mẹ con dắt nhau ra ghế, ngồi dưới tán cây mát lịm, mình ôm nó rồi bảo: "Dù mẹ rất buồn khi Nit không chia sẻ đồ chơi với bạn, nhưng mẹ vẫn rất yêu Nit, Nit ạ. Đồ chơi của con nên con tự quyết định là đúng rồi. Mẹ xin lỗi Nit nhé!". Thằng bé ôm chặt cổ mẹ, giọng lúc này mới rơm rớm bảo: "Nit xin lỗi vì mẹ buồn. Nhưng khi nào Nit SẴN SÀNG thì Nit sẽ chia sẻ với các bạn. Có hôm đi chơi với ông, Nit vẫn chia sẻ với bạn mà!"
Mình thấy ân hận quá. Mình nhớ đến những lúc thằng bé hào phóng với bạn bè, thân thiện mọi người, những lúc nó SẴN SÀNG, vui vẻ và hợp tác. Mình nhận ra rằng, cho dù có cố gắng thế nào, thì trong một vài khoảnh khắc nào đó, mình vẫn tự cho mình quyền "áp đặt" lên con, muốn con phải cư xử theo cái "chuẩn mực" mà mình cho là đúng, và nếu nó có "phản đối" thì mình sẽ khó chịu, ấm ức vô cùng.
Hôm nay mình đọc được một bài viết trên trang Unschool Vietnam về việc, chỉ khi lớn lên, nhiều người chúng ta mới giật mình với câu hỏi, thế cuối cùng mình là ai, mình muốn gì và mình tồn tại trong cuộc đời vì lý do gì? Đó có thể là vì, trong suốt những năm tháng tuổi thơ chúng ta đã "đánh mất bản thân trong lúc được giáo dục".
... "Nếu trong suốt 13 năm tuổi thơ, mỗi tuần 5 ngày, bạn phải làm những điều người khác bảo bạn làm, học những điều người khác bảo bạn học, nghĩ những điều người khác bảo bạn nghĩ, thì chuyện bạn không biết mình thực sự là ai cũng không phải là điều khó hiểu, phải không?
Nếu bạn luôn được người khác bảo phải chú tâm vào môn học này môn học kia, trong thời gian bao lâu, thì bạn còn thời gian đâu để khám phá niềm đam mê thực sự của bản thân nữa?
Cơ hội được dành tuổi thơ để khám phá ra mình là ai, để học các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của riêng mình, để lớn lên thành người mà mình sinh ra để trở thành, là một điều tôi ước mong cho tất cả mọi trẻ em. Chúng cũng có những quyền như người lớn trong việc tự kiểm soát tâm trí mình, tự kiểm soát điều gì chúng quan tâm, điều gì chúng muốn học, điều gì chúng muốn làm, phải không? Có lẽ nếu nhiều trẻ em có được cơ hội đó hơn thì số người trẻ cần phải đi "tìm chính mình" ở tuổi 17 sẽ ít hơn chăng?"...
Đó cũng là điều mà mình vẫn đang tiếp tục nhắc nhở bản thân và cố gắng mỗi ngày, chỉ để trở thành một người dẫn lối và đồng hành độc lập, bao dung và yêu thương của con.
Theo Helino
'Bà nội không phải là bà nội' 'Bà nội không phải là bà nội', khi nghe người cháu của mình nói, trái ngược với sự ngơ ngác của con dâu, nhà quản lý giáo dục Bùi Trân Phượng rất xúc động. Mẹ là mẹ, mẹ cũng là bạn của con! - HỮU LUẬN Làm bạn với con, làm bạn với cháu là từ ngữ những bậc phụ huynh, người làm...