6 lý do khiến bạn phải lấy cao răng
Theo khuyến cáo nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả đồng thời phòng ngừa các bệnh lý liên quan.
Lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng
Cao răng không thể làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường, vì vậy, lấy cao răng luôn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện tại phòng khám nha khoa vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng.
Ngăn ngừa viêm lợi: Khi có cao răng, lợi liên tục bị tác động bởi vi khuẩn từ các mảng bám. Lấy cao răng sẽ giúp làm sạch được mảng bám ở bề mặt răng, chân răng và dưới nướu, từ đó có thể giúp loại bỏ mầm bệnh gây hại cho răng miệng, giúp tăng sức đề kháng cho nướu và lợi.
Chống viêm nhiễm: Nếu không lấy cao răng trong 1 thời gian dài, toàn bộ lợi bị tuột, hệ thống dây chằng sẽ bị ảnh hưởng gây viêm răng, dẫn đến răng bị lung lay. Lúc này chi phí điều trị răng sẽ tăng cao lên rất nhiều.
Ngăn ngừa tụt lợi: Trong quá trình cao răng phát triển sẽ đẩy lợi tuột xuống. Lấy cao răng sẽ giúp duy trì sức khỏe của lợi.
Giảm nguy cơ ố răng: còn được gọi là màng phim, hầu như ai cũng mắc phải. Trong quá trình lấy cao răng bác sĩ sẽ hỗ trợ đánh bóng để loại bỏ lớp màng này. Bảo vệ men răng của chúng ta.
Phòng bệnh hôi miệng: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, trong đó mảng bám là nguyên nhân chủ yếu. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng của hàng loạt vi khuẩn gây mùi. Khi cao răng được làm sạch, vi khuẩn gây mùi ngay lập tức sẽ được loại bỏ.
Mang đến hàm răng trắng sáng: Mảng bám cao răng với màu trắng ngà, vàng hoặc nâu gây mất thẩm mỹ, khiến răng trở nên ố vàng, xỉn màu. Vì thế, lấy cao răng định kỳ là cần thiết để duy trì hàm răng trắng sáng, sạch sẽ lâu dài.
Ngoài ra, việc lấy cao răng định kỳ, phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng miệng
Lấy cao răng định kỳ, phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Trước khi thực hiện lấy cao răng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại bằng mắt thường hoặc chỉ định chụp X-quang. Từ đó có thể phát hiện ra các vấn đề về răng miệng đang gặp phải như viêm nướu, viêm nha chu,… Sau bao lâu nên lấy cao răng?
Video đang HOT
Sau thời gian bao lâu lại lấy cao răng là câu hỏi của nhiều người. Mặc dù lấy cao răng có nhiều lợi ích nhưng không nên lạm dụng việc lấy cao răng quá liên tục bởi việc sử dụng sóng âm và lực đẩy mạnh có thể tổn thương đến răng và nướu…từ đó người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau răng, nhức răng, buốt răng, răng nhạy cảm, lung lay răng,…
Thông thường nên lấy cao răng 6 tháng 1 lần. Khoảng thời gian này là thích hợp để mảng bám cao răng hình thành chưa gây ra quá nhiều vấn đề cho răng miệng cũng như đủ để răng và nướu phục hồi khỏe mạnh từ lần lấy cao răng trước. Để cẩn thận hơn, nha sĩ sẽ thăm khám xác định có cần thiết phải lấy cao răng hay không và điều trị bệnh răng miệng liên quan nếu có.
Mặc dù khoảng thời gian 6 tháng được khuyến cáo chung với tất cả mọi người song tùy vào đặc điểm cấu trúc răng, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng vì mức độ hình thành cao răng ở mỗi người là khác nhau. Một số đối tượng có thể cần lấy cao răng thường xuyên hơn đó là người nghiện thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều bia rượu, cà phê,…
Người có men răng sần sùi, khiến các mảng cao răng dễ hình thành và tích tụ ở thân răng, nướu răng.
Phòng ngừa cao răng hiệu quả
Để hạn chế cao răng hình thành cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng với bàn chải lông mềm, sử dụng các sản phẩm kem đánh răng có nồng độ fluor thích hợp để răng chắc khỏe.
Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang có thể làm mòn cổ chân răng, tụt nướu.
Chải răng thông thường không thể làm sạch bề mặt răng triệt để. Vì vậy, bạn cần kết hợp thêm chỉ nha khoa để có thể lấy đi hết mảng bám, vụn thức ăn thừa còn mắc kẹt trong kẽ răng và dưới nướu.
Dùng chỉ nha khoa để lấy đi hết mảng bám, vụn thức ăn thừa còn mắc kẹt trong kẽ răng.
Không xỉa răng bằng tăm tre nhọn vì nó có thể làm nướu tổn thương và chảy máu chân răng.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch mảng bám, ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.
Có chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho răng miệng như rau củ quả giòn, thịt, cá, trứng, sữa,…hạn chế ăn thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để rửa trôi vụn thức ăn sau bữa ăn, duy trì độ ẩm cho khoang miệng, hạn chế tình trạng khô miệng. Không hút thuốc lá vì sẽ làm cao răng hình thành nhanh và tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân khiến răng luôn ố vàng
Bên cạnh hút thuốc lá, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị đổi màu.
Mảng bám từ đồ uống, thức ăn tối màu nếu không được làm sạch sẽ tích tụ và khiến răng xỉn màu. Ảnh: Pexels.
Răng đổi màu là tình trạng màu răng của bạn thay đổi và không trắng sáng như bình thường. Răng có thể bị sẫm màu, chuyển từ trắng sang các màu khác nhau, hoặc xuất hiện các đốm trắng, đen, ố vàng.
Nguyên nhân
Hầu hết thực phẩm, thức uống chúng ta ăn vào đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, một số loại thực phẩm đặc biệt dưới đây có thể khiến răng bị ảnh hưởng, đổi màu nhanh hơn.
Thực phẩm/đồ uống có màu tối: Thức uống như cà phê, trà, quả mọng, rượu vang đỏ và nước tương có thể làm răng ố vàng theo thời gian.
Hút thuốc và sử dụng các loại thuốc lá khác: Nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có thể làm răng ố vàng.
Vệ sinh răng miệng kém: Các vết bẩn, mảng bám trên bề mặt răng nếu không được loại bỏ bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ khiến răng bị đổi màu.
Lạm dụng florua: Với một liều lượng phù hợp, florua giúp ngăn ngừa sâu răng. Nếu sử dụng quá nhiều (bôi fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng và viên bổ sung fluoride uống) có thể gây đổi màu răng.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan:
Di truyền: Màu sắc, độ sáng và độ trong suốt của răng tự nhiên khác nhau ở mỗi người.
Tuổi tác: Khi già đi, men răng sẽ mỏng đi. Điều này làm lộ nhiều ngà răng bên dưới hơn khiến răng có màu hơi vàng. Ngoài ra, một số bệnh có thể gây đổi màu răng, bao gồm bệnh gan, thiếu canxi, rối loạn ăn uống và các bệnh chuyển hóa.
Điều trị nha khoa: Một số vật liệu nha khoa như hỗn hợp bạc được sử dụng trong trám răng bằng kim loại - có thể làm cho răng của bạn có màu xám. Điều trị tủy cũng có thể gây đổi màu răng trong một số trường hợp.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp cao, có thể khiến răng bị đổi màu. Ngoài ra, các kháng sinh tetracycline và doxycycline được biết là có thể làm đổi màu răng khi dùng cho trẻ em đang trong giai đoạn phát triển răng (dưới 8 tuổi).
Một số phương pháp điều trị ung thư như xạ trị vùng đầu và cổ cùng với hóa trị liệu có thể khiến răng bị đổi màu. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển men răng, dẫn đến đổi màu răng ở trẻ em.
Một số lý do đặc biệt khiến răng chúng ta luôn ố vàng dù sử dụng kem đánh răng đều đặn. Ảnh minh họa: Unsplash.
Màu răng nói lên điều gì?
Màu sắc răng có thể giúp xác định nguyên nhân dẫn đến răng đổi màu, cụ thể:
Vết ố vàng: Thường do thói quen ăn hoặc uống các đồ uống có màu sẫm. Theo tuổi tác, lớp men trắng trên bề mặt răng có thể bị mòn đi. Lõi vàng của răng sẽ lộ ra rõ hơn.
Vết ố răng màu tím: Thường ảnh hưởng đến những người uống nhiều rượu vang đỏ.
Những đốm trắng: Trong quá trình phát triển của răng trẻ em, việc tiếp xúc quá nhiều fluoride có thể gây ra các đốm trắng. nước súc miệng hoặc kem đánh răng chứa fluoride. Đây có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm fluor răng.
Những đốm đen: Sâu răng hoặc hoại tử tủy răng có thể khiến răng chuyển sang màu xám hoặc đen. Nhai trầu cũng có thể làm đen răng; Tiếp xúc với các khoáng chất như sắt, mangan hoặc bạc trong môi trường công nghiệp hoặc từ bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào cũng có thể tạo thành một đường màu đen trên răng của bạn.
Răng đổi màu nâu: Thuốc lá, đồ uống sẫm màu như trà hoặc cà phê, cùng với thói quen đánh răng kém dẫn đến sâu răng có thể khiến răng chuyển sang màu nâu.
Răng đổi màu xám: Có thể có nghĩa là dây thần kinh bên trong răng của bạn đã chết, nguyên nhân có thể là chấn thương răng.
'Không nên ưu tiên mua sắm quần áo hơn chăm sóc sức khỏe răng miệng' Nghiên cứu khảo sát y tế về sức khỏe răng miệng tại Việt Nam từng ghi nhận, một tỷ lệ cao cha, mẹ cho rằng, mua quần áo cho trẻ em quan trọng hơn là chăm sóc răng miệng, nha khoa. Tuần lễ "Hội thảo khoa học và điều trị phẫu thuật trong miệng và cấy ghép nha khoa" tại Trường ĐH Y...