6 lợi ích tuyệt vời của “thả rông” đối với sức khỏe phụ nữ
Các chuyên gia về sức khỏe giới tính cho rằng việc mặc áo ngực 24/24 không phải là thói quen tốt, nên cân đối thời gian và dành ra những khoảng thời gian cho việc thả rông vòng một vì đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Thả rông vòng 1 giúp cải thiện tuần hoàn máu
Ảnh minh họa
Khi mặc quần áo quá chật, kể cả áo ngực, đặc biệt là loại áo nâng ngực bạn đều cảm thấy khó chịu. Khi mặc áo ngực, mô vú vị chèn ép, thắt chặn làm các mạch máu bị đè nén và tuần hoàn máu bị cản trở. Do đó, thả rông vòng 1 là cách tốt để cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.
Thả rông vòng 1 giúp thư giãn
Không mặc áo ngực tạo điều kiện cho việc thư giãn tốt hơn và đó là một trong những lý do tại sao những phụ nữ chọn cách không mặc áo ngực. Về mặt khoa học, không cần có chất liệu độn quá dày, ngực học cách thích nghi tự nhiên và tự do hơn để có được sự nâng và phát triển tự nhiên.
Chị em được khuyến khích không mặc áo ngực ở nhà để ngực của bạn được thở và thoải mái hơn. Bên cạnh đó cũng hạn chế mặc các loại áo ngực có mút dày và nâng vì chúng sẽ bóp nghẹt ngực của bạn.
Thả rông giúp cơ thể dịu nhẹ hơn vào ngày “đèn đỏ”
Ảnh minh họa
Vào ngày “đèn đỏ”, phụ nữ thường cảm thấy căng tức, khó chịu ở vòng 1. Vì vậy, thả rông là cách giải phóng vòng 1, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.
Thả rông giúp cải thiện lưu lượng máu và tuần hoàn
Video đang HOT
Khi không có áo ngực, lưu lượng máu qua da và các mô xung quanh vùng ngực sẽ được cải thiện. Điều này đặc biệt giúp giữ cho làn da trở nên săn chắc.
Thả rông vòng 1 giúp giảm nguy cơ ung thư vú
Việc mặc áo ngực thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến các mạch máu, nhất là bạch huyết bị tắc nghẽn lưu thông, có thể dẫn đến tình trạng xơ cứng, u xơ… Không mặc áo ngực sẽ giúp các mô ngực mát hơn, giảm nồng độ hormone prolactin, ngăn ngừa ung thư vú.
Ảnh minh họa
Vệc “thả rông” vòng một mang lại nhiều hiệu quả về cải thiện làn da, cơ bắp, tăng lưu thông máu, giúp ngủ ngon giấc… Như vậy, về tổng thể, sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể khi không mặc áo ngực.
Thả rông giúp loại bỏ độc tố
Cơ thể thường xuyên loại bỏ các độc tố qua tuyến mồ hôi, các khí thoát ra từ lỗ chân lông… Việc mặc áo ngực thường xuyên và chật chội có thể khiến cho da bị bí, thoát mồ hôi kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Không mặc áo ngực có thể khiến quá trình loại bỏ độc tố này diễn ra hiệu quả hơn, tạo cơ hội cho hệ miễn dịch sản xuất kích thích tố miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng tránh nguy cơ bệnh tật.
Người có tuổi thọ ngắn sẽ bộc lộ 4 biểu hiện này mỗi khi uống nước, bạn nên kiểm tra xem mình có điểm nào không
Thông qua việc uống nước chúng ta có thể phần nào phát hiện được tình trạng sức khỏe và từ đó có thể đoán biết tuổi thọ của một người.
Nước là cội nguồn của sự sống, uống nhiều nước là cách tốt nhất để cơ thể có thể đào thải các chất độc hại ra ngoài và nuôi dưỡng nhiều cơ quan. Với người khỏe mạnh, việc uống nước sẽ đem lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc, nhưng với người bệnh thì khác, cơ thể sau khi uống có thể sẽ thấy mệt mỏi, trướng bụng...
Thông qua việc uống nước chúng ta có thể phần nào phát hiện được tình trạng sức khỏe và từ đó có thể đoán biết tuổi thọ của một người.
Một người có tuổi thọ ngắn thì sẽ có 4 biểu hiện sau đây khi uống nước:
1. Trướng bụng, đau bụng sau khi uống nước
Với người khỏe mạnh, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu lần nào uống nước bạn cũng thấy mình bị chướng bụng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy khả năng hấp thụ và phân huỷ của thận đang kém đi.
Ngoài ra, sau khi uống nước nếu bạn bị đau bụng, khi sờ cảm thấy phần bụng phình to thì cần lưu ý đến bệnh gan, những người bị xơ gan, nếu uống nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bụng trướng. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng khi ăn, uống nước cũng có thể xuất hiện do bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng co thắt...
Tất cả những chứng bệnh trên đều có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
2. Không muốn đi tiểu sau khi uống nước
Trong trường hợp bình thường, nếu bạn duy trì thói quen uống nước thì sẽ có cảm giác muốn đi tiểu sau khi uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu bạn không thể đi tiểu hàng giờ đồng hồ thì đó có thể là vấn đề của thận, chẳng hạn như các triệu chứng suy thận, chức năng lọc chuyển hóa của cầu thận không bình thường...
Bên cạnh đó, nếu bạn đi tiểu mà có màu vàng sẫm hoặc màu đỏ thì điều đó cũng cho thấy thận đang gặp trục trặc. Các bệnh về thận rất nguy hiểm vì vậy cần được thăm khám sớm.
3. Khô miệng dù uống rất nhiều nước
Ở người tuổi thọ cao, khi cảm thấy khô miệng thì chỉ cần uống một lượng nước vừa phải sẽ làm giảm triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu triệu chứng khô miệng xuất hiện dù bạn uống nhiều nước thì cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
4. Lần nào uống nước xong cũng thấy đắng miệng
Đắng miệng có thể xuất phát từ lý do trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày, các vấn đề về răng miệng, thậm chí đắng miệng cũng còn gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan... Đây đều là những bệnh mãn tính nguy hiểm vì thế khi nhận ra bản thân có dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ sớm, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
Nhìn chung, 4 dấu hiệu bất thường ở bên trên đều cho thấy cơ thể đã mắc bệnh nghiêm trọng, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, cần đi khám và điều trị kịp thời thì chúng ta mới có thể sống khỏe mạnh và trường thọ được.
Chúng ta nên uống nước vào thời điểm nào?
1. Khi vừa thức dậy
Một ly nước vào buổi sáng giúp ích rất nhiều cho nhu động ruột đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nếu bạn đặt ly nước trên đầu giường vào đêm hôm trước và uống ngay sau khi thức dậy, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Vào buổi sáng, huyết áp thường tăng cao, do đó những người bị huyết áp cao nên uống nước ấm vào thời điểm này sẽ rất tốt.
2. Trong khi uống rượu
Rượu sẽ lặng lẽ rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn cảm thấy khát nhanh chóng. Ngoài ra, rượu cũng làm giãn mạch máu, tăng nhiệt độ, khiến não và cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Do đó, trong khi uống rượu đừng quên bổ sung thêm nước để làm giảm cơn khát, khô da sau khi thức dậy và giảm đau đầu vào ngày hôm sau.
3. Uống trước và sau bữa ăn
Bạn rất nên uống nước trước bữa ăn 30 phút để đường tiêu hóa sẵn sàng hoạt động. Sau bữa ăn 2,5 tiếng uống nước để tránh việc nước làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho việc tiêu hóa.
4. Uống nước khi cảm thấy lo lắng, mệt mỏi
Nếu đột nhiên cơ thể mệt mỏi không giải thích được hoặc cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh thì đó cũng có thể là do thiếu nước. Bạn hãy thử uống một ly nước mát để khôi phục lại trạng thái đầy sức sống.
4 dấu hiệu bất thường xảy ra trong giấc ngủ ngầm cảnh báo cục máu đông đang hình thành Bệnh huyết khối thường hình thành khi có cục máu đông xuất hiện nên bạn cần tìm ra những dấu hiệu sớm cảnh báo tình trạng này ngay. Huyết khối là hiện tượng máu lưu thông chậm lại do tăng độ nhớt trong máu, hậu quả là dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Khi một người đang ngủ, chức năng trao đổi chất...