6 lợi ích không ngờ của việc đi bộ lùi
‘Lùi bước’ không phải lúc nào cũng mang nghĩa xấu! Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng bước lùi mang lại thật nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo Health Shots.
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng đi lùi mang lại thật nhiều lợi ích cho sức khỏe – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đi bộ là bài tập cơ bản mà bất cứ ai cũng có thể làm mọi lúc mọi nơi. Nhưng đã đến lúc cần cải biến một chút. Hôm nay, chúng ta sẽ thử tìm hiểu về đi lùi xem có gì lạ nhé!
Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng: Chuyện nhảm! Nhưng thực tế, khoa học cũng ủng hộ điều này!
Theo một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Quốc tế (Mỹ), đi lùi và chạy lùi là một bài tập tim mạch tuyệt vời, với kết quả cho thấy sự cải thiện đáng kể trong việc giảm cân nói chung cũng như giảm tỉ lệ mỡ cơ thể.
Nhưng đó không phải là tất cả, còn rất nhiều lợi ích khác nữa, theo Health Shots.
Sau đây là 6 lợi ích của việc đi lùi khiến nó trở thành một bài tập tim mạch hoàn hảo:
1. Cải thiện sự phối hợp
Đi lùi giúp cải thiện khả năng phối hợp. Tất nhiên, bạn đang đi ngược lại chuyển động thông thường, nghĩa là bạn cần sự phối hợp tốt hơn của cơ thể. Tâm trí bạn cũng sẽ hướng dẫn bạn tốt hơn. Do đó, cũng giúp cải thiện sự tập trung.
2. Tăng cường sức mạnh cho đôi chân
Chúng ta thường đi về phía trước và do đó, có một số cơ bắp ở phía sau chân không hoạt động. Vì vậy, khi đi lùi, những cơ bắp đó cũng chuyển động và làm cho chân khỏe hơn.
Nếu bạn bị chuột rút thì đi lùi chính là phương thuốc dành cho bạn đấy!, theo Health Shots.
3. Giảm căng thẳng trên đầu gối
Theo một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về cơ xương, BMC Musculoskeletal Disorder, những người bị đau đầu gối hoặc bị chấn thương ở đầu gối, có thể dùng phương pháp đi lùi để phục hồi chức năng, vì đi lùi tác động lên đầu gối rất ít.
Một nghiên cứu khác, được công bố trên Tạp chí Sinh Cơ học (Mỹ), cũng cho thấy chạy lùi giúp giảm đau đầu gối trước.
Video đang HOT
4. Có tác dụng trị liệu
Thật đáng ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật!
Theo một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu (Mỹ), đi lùi giúp cải thiện sự cân bằng và giải phóng các hoóc môn hạnh phúc, giúp giữ cho các giác quan được bình tĩnh.
5. Ngăn ngừa đau lưng
Bạn có biết rằng thiếu linh hoạt trong gân cơ đùi sau có thể dẫn đến đau thắt lưng?
Và một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí về xương khớp, Chiropractic Medicine, đã chứng minh đi lùi giúp cải thiện điều này!
Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đề nghị đi lùi ít nhất 15 phút mỗi ngày để ngăn chặn chứng đau lưng.
6. Giảm cân
Và tất nhiên, giảm cân là tác dụng không thể tránh khỏi của việc đi lùi.
Bây giờ mời bạn thử thách mới hơi khó làm này nhé!
Nhưng trước khi dấn bước vào thử thách này, bạn cần phải thận trọng một chút.
Cần lưu ý điều gì khi đi lùi?
Hãy nhớ những điều này trước khi bạn mạo hiểm một chút nhé, theo Health Shots.
Nếu bạn sử dụng máy chạy bộ thì hãy thực hiện ở tốc độ chậm hơn, nếu không bạn có thể trượt.
Nếu đi trong nhà thì hãy đảm bảo không có chướng ngại vật xung quanh.
Hãy mang giày phù hợp để giữ an toàn cho mắt cá chân.
Nếu đi ngoài trời, vui lòng để mắt đến người, động vật, cũng như ổ gà xung quanh để giữ an toàn cho bản thân.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cả bước tới rồi lùi lại để có kết quả tốt hơn.
Bây giờ thì bạn đã yên tâm để thử! Sẽ rất thú vị đấy!
Hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục, nguyên nhân do đâu?
Đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt khi tập thể dục, điều này có thể không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại cách tập.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Có thể là do thể trạng của bạn chưa quen với việc vận động, hoặc bài tập đang tập quá nặng, không phù hợp với bạn... Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập luyện.
1. Tập luyện quá sức
Đa phần hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục chủ yếu do cường độ tập luyện quá sức. Có thể bạn đang tập những bài tập quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn...
Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập. Có thể là leo núi, chạy bộ, đạp xe...
2. Sử dụng máy tập chuyển động liên tục
Hiện tượng chóng mặt này gần giống với việc say xe. Điều này có thể do bạn đang dùng máy chạy bộ liên tục khiến bạn mặc dù đã dừng tập và bước xuống nhưng vẫn có cảm giác đang quay quay.
Lúc này bạn cần xem lại tốc độ của máy chạy và điều chỉnh tăng dần, đồng thời nghỉ ngơi uống nước và giảm thời gian chạy trên máy xuống khoảng 3-5 phút để cơ thể quen dần.
3. Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri máu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.
Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Bạn có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
4. Thiếu oxy
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Đa phần chúng ta đều chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.
Bạn cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, bạn cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.
5. Huyết áp thấp
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio
6. Hạ đường huyết
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi...
Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.
7. Rối loạn nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng...
Tập thể dục nặng có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.
Nếu bạn cảm thấy bị chóng mặt khi tập thể dục, hãy tìm hiểu kỹ những nguyên nhân trên để điều chỉnh hoặc khắc phục. Chóng mặt khi tập thể dục khiến bạn dễ bị ngất xỉu hoặc tệ hơn là đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng.
4 lỗi hay mắc khi sử dụng máy chạy bộ Chạy là hình thức vận động tự nhiên nhất của con người. Cơ thể chúng ta được tiến hóa để phục vụ cho mục đích này. Chạy trên máy chạy bộ lại rất khác so với chạy ngoài trời. Chạy quá gần bảng điều khiến sẽ ảnh hưởng đến sải chân khi chạy - ẢNH: SHUTTERSTOCK Tư thế sai trên máy chạy bộ...