6 loại ứng dụng không đáng tin cậy trên Google Play mà bạn không nên cài đặt về máy
Google Play từ lâu đã trở thành một kho ứng dụng tuyệt vời với hàng triệu ứng dụng khác nhau dành cho mọi thiết bị Android để người dùng có thể tìm mua hay tải miễn phí hầu hết mọi ứng dụng theo nhu cầu.
Nhưng, thật không may, không phải tất cả ứng dụng đều đáng tin cậy. Thật vậy, nhiều ứng dụng được thiết kế với mục đích tấn công thiết bị của người dùng để đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc là nơi “chứa rác” với hàng loạt quảng cáo khác nhau.
Dưới đây, xin liệt kê 6 loại ứng dụng không đáng tin cậy mà bạn không nên cài đặt về chiếc điện thoại của mình. Với những loại này, sẽ cung cấp các cách nhận biết để giúp bạn phát hiện và tránh tải chúng. Danh sách này không bao gồm tất cả các ứng dụng không đáng tin cậy trên Google Play, vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ về 6 loại ứng dụng này và nếu có ứng dụng nào trong điện thoại của bạn thuộc 6 loại này, khuyên bạn hãy xóa ứng dụng đó ngay và luôn.
Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu: Vì sao các ứng dụng loại này vẫn còn tồn tại trên Google Play.
Google Play từ lúc ra mắt đã xuất hiện nhiều ứng dụng chứa những phần mềm độc hại, gián điệp và quảng cáo. Trong những năm qua, Google đã thực hiện rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này, tiêu biểu như việc thêm chương trình Play Protect – một chương trình quét vi-rút và phân tích tất cả các ứng dụng trên Google Play trước khi chúng được cài đặt trên thiết bị của bạn. Kết quả là, Google đã có thể giảm 700.000 ứng dụng không đáng tin cậy trong năm 2017, tăng 70% so với năm trước.
Tuy nhiên, chương trình Play Protect vẫn quá tầm thường khi một viện bảo mật CNTT có tên là AV-Test đã thử nghiệm tỷ lệ phát hiện phần mềm độc hại của máy quét chống vi-rút được tìm thấy trên Google Play, bao gồm cả Play Protect. Vào tháng 7 năm 2018, kết quả cho thấy Play Protect phát hiện ứng dụng chứa vi-rút thấp hơn mức trung bình so với những ứng dụng khác.
Ngoài vấn đề về ứng dụng chứa phần mềm độc hại, Google Play còn rất nhiều vấn đề nguy hại khác như ứng dụng 18 . Tiêu biểu là một bài viết của Redditor Busymom đã cho thấy một ứng dụng 18 có tên là “Adult Hook Up” có hơn 70.000 lượt tải xuống trong một tháng và kiếm được 200.000 USD doanh thu.
Loại 1: Ứng dụng nghe tưởng như tuyệt không còn chỗ chê
Ứng dụng này khá phổ biến trên Google Play, ví dụ như ứng dụng “Update to Android Pie-9.0″ với hơn 10 nghìn người dùng tin rằng ứng dụng này có thể giúp điện thoại của họ nâng cấp lên Android Pie.
Có hàng tá ứng dụng loại này liên quan đến game như ứng dụng hack tiền Vbucks in Fortnite hoặc một số ứng dụng cung cấp cheats và hack trong game. Ngoài ra, ứng dụng liên quan đến thể loại game “Battle Royale” trên Google Play có nham nhảm với mục đích giúp các nhà phát triển những ứng dụng này kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Một danh mục phổ biến khác ở đây như là ứng dụng y tế. Một số ứng dụng còn tuyên bố có thể chẩn đoán bệnh, kiểm tra vitals của người dùng (ngoại trừ các ứng dụng nhịp tim) hoặc thậm chí còn có thể điều trị các bệnh thường. Đây là loại ứng dụng mà bạn cần nên tránh xa.
Loại 2: ứng dụng yêu cầu cấp hàng trăm quyền truy cập
Quay trở lại những ngày đầu của Android, những ứng dụng yêu cầu cấp quyền truy cập dần dần xuất hiện trên Google Play. Chúng yêu cầu cấp quyền để có thể sử dụng các cảm biến vô hại trên điện thoại của bạn như con quay hồi chuyển, cảm biến ánh sáng xung quanh, cảm biến máy ảnh hoặc micrô mọi lúc mọi nơi. Tuy ứng dụng này có thể theo dõi các hoạt động sức khỏe của bạn, nhưng nó cũng là tiền đề để cho hacker có thể theo dõi được các hành động của bạn.
Video đang HOT
Google đã cố khắc phục vấn đề này bằng cách triển khai các quyền ứng dụng chi tiết trong Android 6.0 Marshmallow, buộc các ứng dụng phải yêu cầu quyền riêng lẻ khi sử dụng ví dụ như “Ứng dụng XYZ muốn truy cập vị trí của bạn – bạn phải Cho phép hoặc từ chối” thì ứng dụng mới có quyền sử dụng cảm biến của bạn.
Nhưng nếu nhà phát triển vẫn muốn lạm dụng quyền truy cập, thì họ sẽ nhắm mục tiêu đến phiên bản Android trước Marshmallow như Lollipop hoặc KitKat. Rất may, điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2018.
Sau tháng 11, Google sẽ yêu cầu tất cả các ứng dụng mới lên Google Play phải hỗ trợ Android Oreo, có nghĩa là các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải sử dụng mô hình quyền ứng dụng chi tiết mới, giúp ngăn truy cập dữ liệu không cần thiết. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các ứng dụng và bản cập nhật mới cho các ứng dụng hiện có, do đó bạn vẫn phải thận trọng.
Loại 3: Ứng dụng bị đánh giá thấp hoặc ít lượt tải xuống
Một trong những cách dễ nhất để phát hiện đâu là ứng dụng không đáng tin cậy, đó chính là xem những nhận xét của những người dùng khác đã tải ứng dụng đó. Đây thường là nơi trút giận của những người dùng về sự thất vọng mỗi khi ứng dụng không đúng như lời quảng cáo. Nếu ứng dụng đó có dưới 4 sao đánh giá, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về những nhận xét hữu ích bên dưới. Nếu bạn thấy các nhận xét phàn nàn về ứng dụng ngay trên một vài trang đầu tiên, thì khuyên bạn đừng tải những ứng dụng loại này và hãy tránh xa chúng ra.
Tuy nhiên bạn cũng phải cảnh giác trước những ứng dụng được đánh giá 5 sao hoàn hảo. Ví dụ như trong một bài viết trên Reddit của Busymomo, anh ta đã chỉ ra một ứng dụng iOS có được mức đánh giá 5 sao cao đến đáng sợ – 67,882 đánh giá năm sao. Đây là một dấu hiệu rõ ràng một cái gì đó là sai, bởi vì không có ứng dụng nào có được đánh giá cao như vậy. Chắc chắn những đánh giá 5 sao đó là giả hoặc trả tiền.
Cho nên đối với ứng dụng 5 sao hoàn hảo, bạn nên xem xét đến lượt tải xuống của ứng dụng. Chỉ số lượt tải được hiển thị ngay cạnh chỉ số đánh giá, bên dưới nút “Install” hoặc bạn có thể xem trong phần “Read More.” Trong phần “Read More” này, bạn cũng có thể biết ngày phát hành ứng dụng và xem xét ứng dụng đó. Ví dụ như: một ứng dụng được phát hành vào tháng trước có thể có 1 nghìn lượt tải xuống, nhưng một ứng dụng được phát hành cách đây 1 năm sẽ phải có nhiều lượt tải xuống hơn. Và nếu số tải xuống thấp nhưng điểm số cao, thì chắc chắn đây là một ứng dụng không đáng tin cậy.
Ngoài ra, bạn cần xem xét các ứng dụng khác cùng nhà phát triển với ứng dụng mà bạn đang chuẩn bị cài và xem những ứng dụng đó có điểm số và lượt tải xuống ra sao trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Loại 4: ứng dụng ngập trong quảng cáo
Một điều tuyệt vời về phần đánh giá của người dùng là cách nó có thể giúp bạn tránh các ứng dụng có vấn đề khó phát hiện, chẳng hạn như những vấn đề với quảng cáo bên trong ứng dụng. Mặc dù hầu hết phần mềm độc hại khó xác định đối với người dùng bình thường nhưng phần mềm quảng cáo thì không. Tất cả mọi người đều có thể thấy nó khi quảng cáo thường xuất hiện và cản trở việc sử dụng của người dùng.
Một cách nhanh chóng để nhận biết ứng dụng có chứa bất kỳ quảng cáo nào hay không, đó chính là mở phần “Read More” trên trang chủ của ứng dụng và kéo xuống dưới cùng. Nếu ứng dụng đó chứa bất kỳ quảng cáo nào, nó sẽ có một nhãn ghi “Contains Ads” được hiển thị ngay dưới phần độ tuổi của ứng dụng.
Tất nhiên, ứng dụng có chứa quảng cáo không đồng nghĩa với việc đó là ứng dụng không tốt. Nhiều nhà phát triển hợp pháp có quyền cung cấp các phiên bản ứng dụng miễn phí của họ bằng cách làm cho chúng được hỗ trợ quảng cáo. Vấn đề thực sự ở đây là những loại ứng dụng bị spam quảng cáo quá mức thường là những ứng dụng rất khó phát hiện chứa quảng cáo.
Nếu bạn tình cờ trở thành nạn nhân của loại ứng dụng này, hãy gỡ cài đặt nó ngay lập tức. Mặc dù nó không gây hại cho bạn như phần mềm độc hại, nhưng nó lại đem về những khoản lợi nhuận rất lớn cho các nhà phát triển mỗi khi bạn nhận vào trang của quảng cáo.
Loại 5: ứng dụng từ các nhà phát triển không đáng tin
Có một số ứng dụng trên Google Play đang sử dụng một số thủ thuật để lừa người dùng tin rằng đó là một ứng dụng nổi tiếng khác. Những nhà phát triển ứng dụng lừa đảo này thường sao chép các biểu tượng, thậm chí mô tả ứng dụng y hệt với ứng dụng thật. Tuy nhiên, bởi vì họ không thể sao chép tên, cho nên bạn sẽ phân biệt được đâu là ứng dụng thật, đâu là ứng dụng giả khi nhìn vào tên nhà phát triển.
Trong “Read More”, ở cuối trang chủ của ứng dụng là danh sách các thông tin liên quan đến nhà phát triển. Google yêu cầu nhà phát triển cung cấp địa chỉ email và địa chỉ thực của họ. Bạn nên tìm kiếm địa chỉ và email mà các nhà phát triển cung cấp xem nó có hợp lệ hay không Nếu một trong hai đáng ngờ, thì chắc chắn bạn không nên tải ứng dụng đó.
Loại 6: Những ứng dụng không đáng tin cậy
Mặc dù không thể liệt kê mọi ứng dụng mà bạn nên tránh, nhưng có một số ứng dụng được cho là tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
UC Browser: Dễ bị tấn công bởi một số rủi ro bảo mật, bao gồm vi-rút và phần mềm quảng cáo. Đã có nhiều vụ rò rỉ dữ liệu và vi phạm quyền riêng tư mà vẫn chưa được khắc phục.
ES File Explorer: có nhiều lỗ hổng bảo mật giúp quảng cáo xâm nhập vào ứng dụng
Dolphin Browser: Ghi lại lịch sử xem video của bạn ngay cả khi sử dụng chế độ ẩn danh.
Update to Android P 9.0 (Chưa được phát hành): Hoàn toàn không có thật – bạn không thể thực hiện cập nhật lên Android 9 bằng ứng dụng này.
Bên cạnh những ứng dụng cụ thể này, có một số danh mục ứng dụng chung mà bạn nên tránh.
Task killer, performance boosters, RAM cleaners, và tiết kiệm pin: Đã được chứng minh không hiệu quả thời gian và các điều khoản mà họ yêu cầu cho phép khai thác dữ liệu của người dùng.
Ứng dụng được phát triển bởi Cheetah Mobile: Đây là nhà phát triển được biết đến với việc tạo ra các ứng dụng lừa đảo khi bắt trước những ứng dụng hợp pháp khác. Đã từng có một bản kiến nghị đã được thực hiện trên Change.org nhằm kêu gọi Google cấm chúng khỏi Google Play.
Ứng dụng bàn phím từ những nhà phát triển không đáng tin cậy: Ứng dụng bàn phím không đáng tin cậy có thể ghi lại mọi thứ mà bạn nhập. Một nhà phát triển xấu có thể dễ dàng tạo ra một ứng dụng bàn phím để ghi lại lịch sử nhập của bạn và tìm hiểu những gì mà bạn nhập (bao gồm cả mật khẩu).
Free VPNs: Rơi vào danh mục “quá hoàn hảo để trở thành sự thật”. VPN nắm bắt tất cả các dữ liệu truyền từ thiết bị của bạn, vì vậy chúng có khả năng là mỏ vàng khai thác dữ liệu. Chỉ sử dụng các ứng dụng có uy tín, hầu như luôn tính phí (có một số dịch vụ miễn phí hợp pháp, nhưng trước tiên bạn phải xem xét).
Ứng dụng nghe nhạc và xem phim miễn phí: Không chỉ vi phạm bản quyền bất hợp pháp mà các ứng dụng này thường chứa đầy những phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu của bạn.
Cryptomining: Các ứng dụng này thường rất sơ sài, nhưng bây giờ Google đã cấm chúng trong Google Play, cho nên bạn nên tránh mọi ứng dụng cung cấp dịch vụ liên quan đến ứng dụng loại này.
Qua 6 loại ứng dụng không đáng tin cậy và cách nhận biết đã liệt kê ở trên, mong rằng bạn và mọi người dùng smartphone Android trên toàn thế giới có thể tránh xa những ứng dụng này ngay từ hôm nay.
Theo Gadget Hacks
Ứng dụng giúp kiểm soát độ sâu trường trên camera iPhone cũ
iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR sắp ra mắt đều có một tính năng mới gọi là Depth Control. Bài viết sẽ hướng dẫn mang tính năng này lên các iPhone cũ hơn.
Về cơ bản, cài đặt Depth Control trên các iPhone mới mà Apple vừa ra mắt cho phép người dùng điều chỉnh độ sâu trường ảnh và làm mờ nền trong ảnh Chế độ chụp ảnh chân dung ngay cả sau khi ảnh đã được chụp. Trong iOS 12.1 sắp tới, người dùng thậm chí sẽ có thể chỉnh sửa độ mờ trong khi chụp ảnh.
Nhưng, tất nhiên, tính năng này chỉ có trên iPhone 2018 mới của Apple, có bộ xử lý hình ảnh được nâng cấp, cảm biến và khả năng chụp ảnh thông qua chip A12 Bionic thế hệ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là bạn không có may mắn như vậy nếu bạn sử dụng iPhone X, iPhone 8 hoặc thiết bị cũ hơn. Nhưng đối với iPhone có cài đặt máy ảnh ống kính kép, có trải nghiệm tính năng này từ ứng dụng của bên thứ ba.
Cách điều chỉnh độ sâu trường ảnh trên iPhone cũ hơn
Bạn có thể tải về ứng dụng có tên gọi là Focos, có sẵn trên iOS ở App Store. Và trên iPhone dòng có 2 ống kính, nó mang đến một bộ hiệu ứng bokeh và chế độ Chân dung giống như các iPhone mới của Apple.
Đáng chú ý nhất, giống như tính năng Kiểm soát độ sâu trường ảnh của Apple, ứng dụng Focos sử dụng phần mềm tính toán để cho phép người dùng kiểm soát độ sâu trường sau khi ảnh đã được chụp.
Việc chụp ảnh bokeh đã xuất hiện khá lâu và như xu hướng phát triển, các OEM Android như Huawei và Samsung đã cho phép chỉnh sửa kiểm soát độ sâu trường sau chụp. Nhưng đáng chú ý là có một số khác biệt giữa các nền tảng này và tính năng Kiểm soát độ sâu của riêng Apple.
Đối với một, Apple Depth Control sẽ cho kết quả trong hình ảnh đẹp hơn chế độ Portrait vì nó làm rất nhiều công việc ở hậu trường hơn so với Focos hoặc điện thoại thông minh khác. Nói chung, các cạnh viền sẽ được sắc nét và trông thực tế hơn. Chuyển tiếp giữa chủ thể và nền mờ sẽ mượt mà hơn.
Tuy nhiên, Focos vẫn là một lựa chọn hợp lý cho các chủ sở hữu của iPhone 7 Plus, iPhone 8 Plus và iPhone X nếu muốn trải nghiệm tính năng mới của iPhone XS, iPhone XR hay iPhone XS Max.. Focus là một ứng dụng tải xuống miễn phí, nhưng một số tính năng cao cấp bị khóa và bạn phải mua phiên bản Pro.
Tải về Focos trên App Store https://itunes.apple.com/us/app/focos/id1274938524?mt=8
Theo idropnews
Cấu hình của Razer Phone 2 có thể sẽ gây thất vọng: Vẫn là Snapdragon 835, 8GB RAM và màn hình cũ Thông tin trên do chinh Razer gưi lên Google Play đê xin câp chưng nhân. Ngày 10/10 tới đây, Razer sẽ "trình làng" chiếc smartphone thứ hai của họ. Được đồn đại sẽ lấy tên Razer Phone 2, thiết bị sắp ra mắt này có vẻ sẽ không mang đến nhiều thay đổi về mặt thiết kế so với phiên bản đời đầu....