6 loại thực phẩm giúp người bệnh vượt qua cơn đau họng
Thời tiết vừa nắng lại mưa của miền Nam sẽ khiến nhiều người dễ bị nhiễm bệnh, mà đau họng là một trong những triệu chứng gây khó chịu.
Nếu bạn đang bị đau họng, viêm hay nhiễm trùng cổ họng, hãy tránh những đồ ăn khô, giòn và nóng. Thay vào đó, hãy ăn và uống những loại thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng đau buốt trong cổ họng và quan trọng hơn là giúp bạn đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Khi viêm họng, bạn sẽ không thể ăn hay uống như thông thường, điều này khiến cơ thể dễ bị thiếu nước. Lựa chọn đồ ăn nhẹ kèm sữa sẽ giúp cơ thể đỡ bị mất nước và có thêm dinh dưỡng.
Ngoài ra, các loại sữa chua cũng rất thích hợp để giải nhiệt cho người đang bị đau họng.
2. Bột yến mạch
Bột yến mạch mềm, giúp dễ nuốt khi ăn. Bạn có thể thêm một chút mật ong để có hương vị thơm ngon hơn và giúp làm dịu cổ họng đang đau của bạn.
Ngoài ra, bột yến mạch luôn nằm trong thực đơn đồ ăn lành mạnh, giúp mau no, tiêu hóa nhẹ nhàng và thời gian chế biến cũng vô cùng nhanh và đơn giản.
Video đang HOT
3. Khoai tây nghiền
Khoai tây nghiền là một lựa chọn tốt cho bữa ăn của người bị đau họng vì nó chứa nhiều chất xơ, mềm, giúp họng đỡ đau rát hơn khi nuốt.
Bạn có thể thêm kem hoặc bơ cho món khoai tây nghiền của mình để tăng hương vị khi ăn.
4. Các món cháo và súp
Súp mềm mịn với nhiều rau củ cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng. Cháo cũng là món dễ nấu và bạn có thể kết hợp vào cháo các loại đạm như cháo gà, cháu thịt nạc, cháo thịt bò, cháo cá… cùng các loại rau củ làm ngọt như cà rốt, nấm, bí đỏ… Đặc biệt, khi bạn ăn súp hay cháo gà, họng của bạn sẽ mau khỏi hơn bởi các đặc tính chống viêm của thịt gà.
Bạn nên dùng nước hầm xương để nấu cháo hoặc súp vì nước dùng xương giúp giảm viêm, thỏa mãn cơn đói, làm ấm cơ thể, giảm bớt tình trạng tiêu hóa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng.
5. Trứng cuộn
Trứng cuộn là một món ăn dễ làm, dễ mua, nhiều dinh dưỡng. Một quả trứng chứa một lượng đáng kể vitamin và khoáng chất như A, B5 và B2, cũng như kẽm, protein và chất béo lành mạnh.
Hãy làm món trứng cuộn với chút cà chua hay nấm thái nhỏ để tăng thêm chất xơ và dinh dưỡng, trộn đều với trứng rồi hấp hoặc chiên. Món ăn mềm và đủ dinh dưỡng này sẽ giúp bạn dễ ăn.
6. Các loại sinh tố
Trong lúc mệt mỏi, họng đau, thậm chí gây sốt khiến bạn không muốn nhai và nuốt bất cứ thứ gì thì sinh tố là một lựa chọn dễ chịu hơn tất cả.
Các loại sinh tố trái cây và rau củ mát sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể không bị mất nước, dễ hấp thụ. Bạn có thể lựa chọn các loại quả có tính giải nhiệt, nhiều nước như lê, táo, đu đủ… và các loại rau củ thanh nhiệt như rau má, cải xoăn…
Theo Thanh Huyền/sgtiepthi.vn
Ngày nóng không nên uống nước lạnh
Nước lạnh không làm giảm cơn khát, còn gây ra các vấn đề sức khỏe như đau họng, ho, co thắt ruột, ảnh hưởng tiêu hóa...
Ngày hè nắng nóng, chắc hẳn việc đầu tiên của nhiều người khi về nhà là đến tủ lạnh lấy một chai nước lạnh uống để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước lạnh không tốt và không làm giảm cơn khát như bạn tưởng.
Nước lạnh hay đồ uống lạnh làm co mạch máu, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi bạn tiêu thụ một thứ gì đó ở nhiệt độ thấp, cơ thể sẽ phải bù lại bằng cách tiêu tốn năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ này. Vì vậy uống nước lạnh có thể dẫn đến tình trạng mất nước, bạn sẽ càng cảm thấy khát hơn. Khi cơ thể phải tập trung điều tiết nhiệt độ, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng sẽ chậm lại.
Uống nước lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị đau họng và nghẹt mũi, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt uống sau bữa ăn dẫn đến hiện tượng tích tụ chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp). Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn dễ nhiễm trùng làm đau rát họng, ho...
Bạn cũng có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh do hệ miễn dịch yếu đi khi nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể. Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi... không nên uống nước lạnh bởi độ lạnh làm co mạch máu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, bệnh nặng thêm.
Uống nước lạnh trong ngày hè không làm giảm bớt khát, mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe. Nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nước lạnh làm giảm nhịp tim. Chúng kích thích dây thần kinh sọ thứ mười - dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này là một phần quan trọng trong hệ thần kinh. Nhiệt độ thấp của nước sẽ kích thích khiến nhịp tim giảm.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Khi ấy, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt, máu trong người dồn ra dưới lớp da và lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa tạm thời giảm đi. Nếu ngay lúc này mà uống nước lạnh, các mạch máu trong dạ dày co lại bất ngờ gây co thắt ruột. Một số người gặp tình trạng đau mạn tính ở dạ dày, là do nước lạnh tạo ra "cú sốc nhiệt" với cơ thể.
"Uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình có nhiều lợi ích hơn uống nước lạnh", các chuyên gia cho biết. Ngoài việc tăng cường hydrat hóa, nước ấm kích thích tốt hơn các enzyme tiêu hóa tự nhiên, lưu thông máu tốt hơn, từ đó tăng quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Khi uống nước ấm, phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, bạn sẽ cảm thấy hết khát nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên uống nước chanh ấm vào buổi sáng.
Thúy Quỳnh
Theo Food/VNE
Chăm sóc đề kháng da: bí quyết để bé khỏe mạnh, vui trọn mùa hè Mùa hè đến với bé là niềm vui nhưng với mẹ là "thời kỳ chao đảo" khi thời tiết nóng ẩm, vi khuẩn gây bệnh "trỗi dậy" mạnh mẽ tấn công con. Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách cho đề kháng da, rất có thể bé sẽ dễ dàng nhiễm bệnh, bỏ lỡ những chuyến du lịch khám phá cùng gia đình....