6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, dinh dưỡng tốt nên được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng thì bà bầu cũng cần lên danh sách những thực phẩm cần tránh để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
1. Phụ nữ mang thai nên ăn gì, tránh gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai vì các chất dinh dưỡng từ thực phẩm người mẹ ăn sẽ góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của em bé và là nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, phụ nữ mang thai cần tăng cường dinh dưỡng hơn lúc bình thường. Ngoài chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết, cần bổ sung thêm năng lượng, chất đạm, chất béo.
Cần phải sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B, C, E…; các chất khoáng như sắt, kẽm, acid folic, canxi…
Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm đều an toàn nhưng phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh một số thực phẩm như thịt, cá sống, cá có hàm lượng thủy ngân cao, bia rượu, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và muối, caffeine… vì chúng không tốt cho sức khỏe và có nguy cơ cao chứa vi khuẩn như Listeria, Campylobacter, Salmonella, Ecoli… có thể gây ngộ độc nặng cho phụ nữ mang thai. Ngộ độc thực phẩm khi mang thai có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và gây nhiều rủi ro cho em bé như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non…
Ngộ độc thực phẩm khi mang thai có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Theo PGS.TS. Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên chuyên khoa Tiêu hoá, Học viện Quân y, ngộ độc thực phẩm gây tổn thương đường tiêu hóa với các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như thận, não do mất nước, rối loạn điện giải… Trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngộ độc do vi khuẩn thường chiếm tỷ lệ cao do thực phẩm nhiễm các vi khuẩn như: E.coli, Campylobacter, Escherichiacoli, Listeria, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum, Salmonella… Các loại thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc nhất là thịt, cá, trứng, sữa, hàu sống, cá sống…
2. Một số loại thực phẩm và đồ uống nên tránh trong thai kỳ
2.1. Tránh hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với hàm lượng thủy ngân cao có thể gây độc cho hệ thần kinh, phổi và thận. Thủy ngân đặc biệt nguy hiểm đối với người mang thai vì nó có thể đi qua nhau thai, một lượng nhỏ cũng có thể đi qua sữa mẹ sau khi sinh. Điều này có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến thính giác và thị giác của em bé.
Cá rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp trẻ phát triển nhận thức. Bà bầu không cần phải tránh tất cả các loại cá khi mang thai nhưng cần chú ý tránh một số loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao bao gồm: Cá mập, cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá thu vua…
Video đang HOT
Bà bầu có thể tiêu thụ vừa phải các loài cá có hàm lượng thủy ngân thấp bao gồm: cá hồi, tôm, cá ngừ đóng hộp, cá tuyết, cá trích…
Lưu ý tránh ăn hải sản sống, nấu chưa chín hoặc bị ô nhiễm, các món sushi, sashimi chứa cá sống, hàu sống… vì chúng có thể chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ngộ độc nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai không ăn các món chứa cá sống để phòng ngộ độc.
2.2. Không ăn thịt chưa nấu chín và trứng sống
Nên tránh ăn thịt nấu chưa chín và trứng gia cầm sống trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn như Campylobacter, E.coli, Toxoplasma, Salmonella… có thể gây bệnh nặng, thậm chí gây tử vong.
Ăn trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây sốt, tiêu chảy, nôn mửa và co thắt dạ dày, thậm chí nó có khả năng lây lan vào máu, gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
Salmonella có thể truyền sang thai nhi trong quá trình mang thai có thể gây sốt và tiêu chảy sau khi sinh. Nó cũng có thể dẫn đến viêm màng não gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
2.3. Tránh sữa chưa tiệt trùng
Các sản phẩm sữa tươi hoặc sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn như Listeria, Campylobacter, Salmonella hoặc E. coli. Vì vậy bà bầu cần chú ý chọn sản phẩm sữa đảm bảo tiêu chuẩn, luôn kiểm tra nhãn sữa và các sản phẩm sữa để đảm bảo chúng đã được tiệt trùng.
2.4. Không ăn trái cây và rau chưa rửa sạch
Lớp vỏ bên ngoài của trái cây và rau quả có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại và có thể lây lan vào bên trong sản phẩm khi cắt hoặc ép. Đặc biệt, Toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng được tìm thấy trên các thực phẩm chưa được rửa sạch, có thể gây bệnh nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai.
Bệnh có thể gây sốt, sưng hạch, nhức đầu, đau cơ hoặc cứng cổ nhưng một số người bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng, khiến bào thai tiếp xúc với ký sinh trùng mà không được phát hiện. Trẻ sinh ra bị nhiễm Toxoplasmosis có thể bị giảm thị lực, giảm thính lực và thiểu năng trí tuệ. Các triệu chứng có thể tiếp tục phát triển thậm chí nhiều năm sau khi sinh.
Không nên ăn rau mầm sống vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt mầm thông qua các vết nứt nhỏ trên vỏ trước khi chúng lớn lên. Vì vậy, cần rửa sạch thực phẩm phẩm dưới vòi nước chảy trước khi ăn hoặc chế biến. Có thể sử dụng bàn chải nhỏ để loại bỏ thêm bụi bẩn trên rau củ. Nấu chín hoàn toàn rau mầm để loại bỏ vi khuẩn.
2.5. Không uống nước trái cây chưa tiệt trùng hoặc nước ép trái cây đường phố
Khi trái cây và rau quả mới được ép, vi khuẩn từ vỏ của chúng có thể xâm nhập vào nước trái cây. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên từ chối những ly nước trái cây bán ở một số quán bán nước trái cây đường phố vì không chắc chắn liệu trái cây có an toàn, đã rửa sạch và bỏ vỏ hay chưa.
Đối với các sản phẩm nước ép trái cây đóng hộp, trừ khi nhãn ghi rõ nước trái cây đã được tiệt trùng, nếu không nó có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại và nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai.
Không uống nước ép trái cây đường phố.
2.6. Tuyệt đối không uống rượu
Rượu đi qua máu của người mẹ đến dây rốn của em bé, có thể gây ra hội chứng thai nhi do rượu. Theo PGS.TS. Vũ Đức Định, hội chứng thai nhi do rượu dẫn đến những khiếm khuyết về mặt trí tuệ và thể chất ở thai nhi do việc uống một lượng rượu lớn và kéo dài trong suốt thời kỳ người mẹ mang thai.
Sau khi từ hệ tiêu hóa vào máu người mẹ, rượu và các chất có cồn khác dễ dàng thâm nhập qua hàng rào nhau thai để vào máu thai nhi và gây cản trở sự phát triển về khối lượng và kích thước thai, tạo ra những điểm khác biệt về khuôn mặt và làm tổn thương các tế bào thần kinh ngoại biên cũng như não bộ của thai nhi.
Nghiên cứu đã kết luận, rượu gây ra những tổn thương thực thể ở não bộ thai nhi ngay trong ba tháng đầu và gây tổn thương chức năng thần kinh ở vào ba tháng cuối. Sau sinh, nhận thức của những trẻ mà trong thời kỳ nằm trong bụng mẹ liên tục bị phơi nhiễm với rượu thường chậm hơn bình thường. Ngoài ra, thai nhi còn có khả năng bị tổn thương hệ miễn dịch hoặc các khiếm khuyết khác như bệnh tim bẩm sinh hoặc bất thường nội tạng như gan, thận, tụy…
Trứng kiến có chứa độc tố không?
Trứng kiến là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe, những trường hợp ngộ độc khi ăn trứng kiến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngộ độc khi ăn trứng kiến không phải là phổ biến
Mới đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận một bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi ăn trứng kiến. Khoảng 1 giờ sau khi ăn, T.T.H., 20 tuổi (ở Quảng Ninh), xuất hiện nổi mẩn ngứa toàn thân, khó thở, nôn và được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những trường hợp ngộ độc trứng kiến vẫn xảy ra khiến nhiều người cho rằng trứng kiến là loại thực phẩm chứa độc tố, hiểu đúng điều này như thế nào?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong kiến và trứng kiến gai đen chứa một lượng phong phú protein, muối khoáng và một lượng nguyên tố vi lượng, cụ thể chứa một lượng phong phú protein, muối khoáng và một lượng nguyên tố vi lượng: 120-198mg Zn2 /Kg, lượng protein chiếm 40-67%, trong đó có đến trên 20 loại acid amin với 8 loại acid amin là lysine, leucine, isoleucin, valin, arginin, phenylanin, methionine, histidin là những acid amin mà cơ thể người không tự tổng hợp được.
Trứng kiến là một thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng.
Trứng kiến chứa một lượng Vitamin A, D, E, B1, B2, B12, E..., 10 nguyên tố đa, vi lượng: Ca2 , K2 , Cu2 , Fe2 , Zn2 , Br-, Mn2 , Cr2 , đáng kể và một hàm lượng các chất acid formic, hydrocacbon alphatic, isoxanthopterin, 2-amino-6-hydroxypteridin và bioterin. Nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Vân Thái và cộng sự (Bệnh viên Y học cổ truyền TW) cũng cho biết trong dịch chiết từ trứng kiến gai đen có tác dụng tăng cường thể lực, tăng cường hoạt động thần kinh cao cấp trên động vật thí nghiệm.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Vân Thái và cộng sự ở Bệnh viên Y học Cổ truyền Trung Ương cũng cho biết trong dịch chiết từ trứng kiến gai đen có tác dụng tăng cường thể lực, tăng cường hoạt động thần kinh cao cấp trên động vật thí nghiệm. Các số liệu phân tích cho thấy trứng kiến có thể là một loại thực phẩm tiềm năng chứa nhiều hoạt chất sinh học quý.
Theo nghiên cứu này, trứng của loài kiến gai đen và kiến đen có vị thơm, ngon, bùi hơn so với trứng kiến vàng có vị chua và hơi hắc. Về giá trị dinh dưỡng, và hương vị, trứng kiến gai đen được đánh giá quý và bổ dưỡng nhất nên giá thành thường cao hơn so với các loại trứng kiến khác. Ở vùng nghiên cứu, trứng kiến đã được khai thác làm món ăn đặc sản truyền thống lâu đời, của các đồng bào dân tộc ít người đặc biệt là dân tộc Thái. Người Thái, thường chế biến trứng kiến thành các món như xôi trứng kiến, trứng kiến xào...
GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, việc sử dụng kiến và trứng của chúng làm nguồn thức ăn sinh học bổ dưỡng cho con người là một hướng tiềm năng trong xu hướng sử dụng thức ăn côn trùng trên toàn thế giới. Nhìn nhận ở góc độ này, trứng kiến là thực phẩm bổ dưỡng, những trường hợp ngộ độc do ăn trứng kiến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải là phổ biến.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, trứng kiến thực chất là loại ấu trùng nhỏ giống như trứng ong, nhộng tằm nên có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Đây được coi là món đặc sản của người dân tộc miền núi. Do vậy quan niệm cứ ăn trứng kiến là ngộ độc không phải là hoàn toàn đúng, các trường hợp ngộ độc có thể do nhiều nguyên nhân như trong quá trình làm tổ, kiến tiết độc tố để bảo vệ con non; Người dùng có cơ địa dị ứng với thành phần cụ thể trong trứng kiến nên khi ăn dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
Cảnh báo an toàn thực phẩm từ côn trùng
Kiến là loài động vật hoang dã khi làm tổ chúng hay tiết ra độc tố để bảo vệ con non theo nguyên tắc bảo tồn động vật. Do đó, axit có trong kiến thì cũng có thể có trong trứng. Người sử dụng không loại trừ khả năng ăn phải độc tố này dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
GS.TS Bùi Công Hiển cảnh báo, việc an toàn thực phẩm từ côn trùng hiện nay đáng báo động. Hình thức khai thác côn trùng đa dạng, thường là tự phát. Khi xảy ra ngộ độc rất khó biết nguyên nhân (có thể dính thuốc trừ sâu, có thể lẫn côn trùng đã chết bị nấm ký sinh...). Nhiều người bắt được côn trùng lạ, dù không biết nó là loài gì vẫn chế biến để ăn, đây là điều cực kỳ nguy hại.
Trứng kiến là đặc sản cũng như là món ăn quen thuộc của người dân ở một số vùng núi. Tuy nhiên những người có tiền sử dị ứng với thực phẩm như hải sản, sữa, ... không nên ăn trứng kiến. Nếu bạn muốn thưởng thức, hãy thử một lượng nhỏ và xem phản ứng của cơ thể sau đó. Nếu cảm thấy nổi mẩn, ngứa, buồn nôn, ... thì nên ngừng ăn loại trứng này, nếu các triệu chứng nặng hơn nên đến bệnh viện để được cấp cứu. Không ăn trứng kiến bị ôi thiu, vì trong trứng kiến có chứa nhiều protein nên rất dễ bị hỏng, khi ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Sơ chế sạch sẽ trứng kiến trước khi ăn để phòng tránh các loại vi khuẩn, ký sinh ở kiến xâm nhập vào cơ thể.
Nhìn chung, trứng kiến không có chứa độc tố nguy hiểm nhưng gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cho một số người. Do đó, mọi người nên thận trọng khi ăn loại trứng này, đặc biệt không nên ăn với lượng quá nhiều trong thời gian ngắn.
GS. Bùi Công Hiển cũng lưu ý, khi thu bắt ngoài tự nhiên, nếu không cẩn thận vẫn có thể nhầm lẫn với côn trùng không ăn được hay lẫn với tạp chất, nấm mốc có hại.
Do đó, không thể khẳng định cứ là côn trùng bắt ngoài tự nhiên thì hoàn toàn sạch, yên tâm sử dụng, kể cả ăn sống. Tùy theo môi trường thu bắt côn trùng để biết côn trùng có sạch không hay bị dính thuốc trừ sâu, dính các tạp chất độc hại khác. Có nhiều trường hợp ăn phải côn trùng nhiễm độc nên cũng ngộ độc theo.
5 thói quen tốt nhất để giảm mỡ bụng theo khoa học Ăn thực phẩm bổ dưỡng và có lối sống năng động đều rất quan trọng trong việc giảm cân lành mạnh và giảm mỡ bụng dư thừa. Tuy nhiên, một số chuyên gia đang xem xét lý do tại sao một số người phải vật lộn để giảm cân. Những gì họ đã tìm thấy là bạn cần phải duy trì liên tục...