6 kỹ năng quan trọng cần dạy con trong thời đại mới: Số 3 có thể quyết định con giàu hay nghèo
Nếu thành thục những kỹ năng này, bạn có thể yên tâm con mình sẽ rất tự tin với cuộc sống trước mắt.
Đã bao giờ bạn tự hỏi xem nếu rời xa vòng tay chăm sóc của bạn, con bạn liệu có thể sống một cách độc lập hay không? Nếu bạn phải đi vắng trong một thời gian dài, con bạn có thể tự chăm sóc bản thân? Bạn có tin con mình sở hữu những kỹ năng sống cần thiết để đương đầu với những thử thách trước mắt hay không?
Với tư cách là những bậc phụ huynh, chúng ta luôn mong con mình có một cuộc sống thoải mái và dễ chịu nhất có thể. Thế nhưng, không phải lúc nào mọi chuyện cũng đi theo những gì ta mong đợi, và chúng ta cũng không thể sống mãi bên cạnh con và giúp chúng giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống của chúng.
Chính vì thế, bên cạnh việc chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho con, bố mẹ cần dành thời gian bồi dưỡng cho con những kỹ năng quan trọng nhằm giúp các em có sự chuẩn bị nhất định để đủ sức vượt qua khó khăn, trở thành những con người trưởng thành, độc lập và tự tin hơn mỗi ngày.
Để thành công trong cuộc sống thì những gì các em học được ở trường là chưa đủ. Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần phải có để gặt hái được nhiều thành tựu về sau.
Thời gian là một trong những thứ công bằng nhất, vì dù bạn giàu hay nghèo, thì thời gian dành cho bạn cũng không thay đổi. Do đó, người nào làm chủ được thời gian của mình sẽ là những người làm được nhiều việc nhất.
Hãy bắt đầu từ việc giúp con tự quản lý thời gian của chúng. Thay vì mỗi sáng bạn phải đánh thức con, hãy mua đồng hồ báo thức cho con để con tự thức dậy, tự chuẩn bị các việc cần thiết như vệ sinh cơ thể, ăn sáng và đến trường.
Đôi khi, bạn hãy để con tự quyết định, mắc sai lầm (ví dụ như con tắt báo thức đi và dậy muộn) và phải trả giá cho sai lầm ấy để con tự rút ra bài học.
Bên cạnh đó, hãy giúp con phân chia thời gian biểu hợp lý giữa thời gian học tập, vui chơi cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa để con có sự phát triển toàn diện, tránh thiên lệch vào một lĩnh vực nhất định.
02. Đưa ra quyết định
Học trường gì? Học ngành nào? Ra trường làm nghề gì? Chọn bạn đời ra sao? Đó chỉ là vài trong số những quyết định lớn trong đời mỗi người. Nhưng để có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn, thì từ nhỏ, con bạn nên được dạy cách tự quyết định mọi chuyện của bản thân.
Video đang HOT
Cha mẹ nên bắt đầu từ việc cho con lựa chọn hôm nay sẽ mặc đồ gì, ăn thức ăn gì (trong những món bạn có thể chuẩn bị) hay sẽ tham gia trò chơi gì.
Khi được trao cho quyền quyết định, trẻ sẽ trải qua quá trình so sánh, phân tích các dữ liệu được đưa ra, thấy được mặt ưu, khuyết của từng lựa chọn và sẽ biết điều gì là phù hợp với mình. Quá trình này cũng sẽ giúp cho phát triển tư duy logic của trẻ, rất có lợi cho việc học tập về sau.
Có thể nhiều bậc phụ huynh không để ý, nhưng đây lại là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà trẻ cần được dạy ngay từ khi còn bé.
Tại sao cùng một công việc, cùng mức thu nhập, lại có người giàu, người nghèo? Tại sao có những người lương rất cao nhưng chưa đến giữa tháng đã phải đi vay? Tất cả là do thói quen tiêu tiền và khả năng quản lý tài chính của mỗi người.
Nếu biết quản lý tốt, 1 đồng tiền sẽ sinh sôi, nảy nở thành 10 đồng, 100 đồng, 1000 đồng…
Nếu chỉ biết tiêu pha không tính toán, không đầu tư, thì dù có 100 đồng cũng sẽ mau chóng trở về 0 đồng.
Mỗi tuần, cha mẹ có thể cho con một số tiền nhất định để tiêu vặt, yêu cầu con chỉ được tiêu 1 phần và phải tiết kiệm 1 phần để mua những thứ mà con cần. Lâu dần, con sẽ hình thành tư duy tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn, thay vì chi tiêu cho mong muốn trước mắt.
Khi con lớn hơn một chút, cha mẹ có thể mở cho con một tài khoản, hàng tháng sẽ chuyển vào đó một số tiền (có thể là tiền mừng tuổi của con, hoặc tiền tiêu vặt cha mẹ cho con), dạy con cách tiết kiệm, cách đầu tư (phạm vi nhỏ) và để con tự rút ra các bài học.
04. Bảo vệ môi trường
Việc dạy trẻ biết yêu thiên nhiên, hiểu rõ giá trị của thiên nhiên, môi trường và sự phát triển bền vững là vô cùng quan trọng, vì nó quyết định đến tương lai của thế giới mà trẻ sẽ lớn lên. Đừng để đến khi con lớn mới dạy con quan tâm đến môi trường. Hãy tạo ra những thay đổi nhỏ về lối sống ngay trong gia đình bạn để con noi theo, như không vứt rác bừa bãi, không lãng phí thực phẩm, biết phân loại rác, trồng nhiều cây xanh…
Vào những dịp cuối tuần, hãy cùng con tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như làm vườn, thu dọn và phân loại rác… Hãy giao một phần khu vườn cho con và cho con được tự trồng các loại cây mà con thích. Nếu không có vườn, hãy mua cây, đất và chậu rồi hướng dẫn con chăm sóc cây.
05. Phục hồi
Cũng như các vết thương trên cơ thể cần thời gian là sẽ lành lại, con bạn cần có khả năng phục hồi sau khi vấp ngã và chịu các tổn thương về mặt tinh thần. Đây sẽ là một kỹ năng giúp con trở nên mạnh mẽ hơn, không chịu đầu hàng thử thách và có thể giải quyết được tất cả những vấn đề mà con gặp phải trong cuộc sống.
06. Thích ứng
Giống như quá trình chọn lọc tự nhiên, các cá thể tồn tại là những cá thể có sự thích nghi cao nhất, bạn hãy dạy con cách thích ứng với các môi trường khác nhau, cách giải quyết các mâu thuẫn thường gặp trong cuộc sống, cách ứng xử với những kiểu người khác nhau trong xã hội để con có thể tự tin phát triển dù cho có sinh sống hoặc làm việc ở đâu đi chăng nữa.
Người mẹ có con gái học Harvard chỉ yêu cầu con mình làm 3 việc này từ khi còn nhỏ: Đảm bảo có thành tựu!
Không áp dụng phương pháp giáo dục kiểu 'mẹ hổ, cha sói', phương pháp dạy con của bà mẹ này thật ra rất đơn giản. Kết quả cô con gái của bà trúng tuyển Đại học Harvard danh tiếng và tìm kiếm được công việc vô cùng tuyệt vời sau khi ra trường.
Sherry là một bà mẹ có con học tại Đại học Harvard nổi tiếng. Con gái bà là 1 trong 4 người ở Trung Quốc được nhận vào Harvard và cô đã tìm được một công việc yêu thích ở London sau khi tốt nghiệp. Bà là thành viên cốt cán của nhóm phụ huynh có con cái học trong khối Ivy League suốt nhiều năm. Bà cũng dành thời gian nghiên cứu kinh nghiệm nuôi dạy con cái, cố gắng tìm ra điểm chung của những gia đình có con cái học trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Những bậc cha mẹ này không phải là "cha sói" hay "mẹ hổ", họ không hề áp đặt các tiêu chuẩn cao hay quá nghiêm khắc với con. Mà ngược lại, họ cho các con mình hoàn toàn tự do và chỉ yêu cầu chúng làm ba điều này từ khi còn nhỏ:
1. Để trẻ hình thành thói quen quản lý thời gian
Nguồn: Internet
Ngay từ khi con đi học mẫu giáo, bà đã chủ động cho con tự sắp xếp thời gian làm bài tập, tắm rửa, vui chơi hàng tuần. Trong phòng của con bao giờ cũng dán thời gian biểu, lịch đó là để con tự mình điền chứ không phải phụ huynh giúp sắp xếp. Bản chất trẻ con vốn ham chơi nên thời gian đầu còn khó khăn. Có khi trẻ lười biếng không chịu điền hoặc có khi điền hết các mục là chơi khiến cha mẹ băn khoăn không biết nên cười hay nên khóc.
Tuy nhiên, dần dần với sự hướng dẫn và kiên trì của mẹ, con đã học được cách kết hợp làm việc và nghỉ ngơi ngay từ lớp 1 theo thời gian biểu tự xây dựng ngày càng khoa học. Vì vậy, con chưa bao giờ không thể hoàn thành bài tập về nhà hoặc không có thời gian để chơi.
2. Để bọn trẻ làm những gì chúng thích và gắn bó với nó
Nguồn: Internet
Bà cho rằng sự quan tâm là người thầy tốt nhất nên không bao giờ ép con làm điều gì con không thích. Từ kiểu dáng, màu sắc quần áo đến việc chọn trường THCS, THPT đều do con tự chọn.
Năm lớp 1, con nói thích vẽ nên không cần phải cân nhắc nhiều, bà cho con đi học lớp vẽ tranh. Từ đó, mỗi khi rảnh con đều vẽ không ngừng, và bà chưa bao giờ giục hay nhắc nhở con về điều này.
Tuy nhiên, trẻ thường thiếu tính kiên trì, nên con gái bà thỉnh thoảng ở tình trạng "chài lưới ba ngày phơi lưới hai ngày". Mỗi khi như vậy, bà sẽ dành thời gian tâm sự với con về sự bền bỉ để phát huy thành công, bằng cách cho trẻ xem những bộ phim hoạt hình đầy cảm hứng, hoặc thậm chí kể cho con nghe những câu chuyện của những họa sĩ thành công, nhưng bà không bao giờ ép buộc.
Vì vậy, niềm yêu thích hội họa của con vẫn được giữ lại cho đến tận bây giờ, và môn học con học ở Harvard cũng là nghệ thuật. Từ đó, bà cho rằng "thích" và "kiên trì" chính là cơ sở để ươm mầm những đứa con ưu tú.
3. Để trẻ tự lập
Nguồn: Internet
Từ nhỏ, bà đã ý thức rèn luyện cho con tính tự lập. Lên 2 tuổi, con gái bà đã biết tự mặc quần áo, tự ăn, ngủ. Bà tin rằng những đứa trẻ tự lập có ý tưởng riêng của chúng, vì vậy chúng có ý kiến riêng về cách học và lựa chọn khóa học nào bằng cách hỏi bạn học của chúng hoặc tham gia các lớp học phụ đạo vào cuối tuần.
Là một người mẹ, bà chưa bao giờ tỏ ra thất vọng hay hài lòng về việc học của con trước mặt con, cũng như chưa bao giờ áp đặt con nên học như thế nào, thi bao nhiêu điểm, vì thái độ của cha mẹ sẽ tạo áp lực cho con. Vì vậy, ngay từ nhỏ con đã nghĩ việc học là việc của mình chứ không phải của cha mẹ, học giỏi hay không sẽ ảnh hưởng đến bản thân chứ không phải cha mẹ, và mọi nỗ lực của con là vì tương lai của chính bản thân mình.
Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh iSchool Hà Tĩnh phát triển toàn diện Chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp, Trường Hội nhập Quốc tế iSchool Hà Tĩnh đã tạo điều kiện, môi trường để học sinh được phát triển toàn diện về mọi mặt. Học sinh Trường Hội nhập Quốc tế iSchool Hà Tĩnh đã có những ngày hè đầy thú vị, bổ ích với nhiều hoạt...