6 kiểu đi giày cực hại cho chân cần bỏ ngay
Bàn chân có lẽ là bộ phận cơ thể thường bị bỏ bê, không được chăm sóc đúng cách. Thậm chí, nhiều người đang có những thói quen gây bệnh cho bàn chân.
1. Mang giày cao gót quá 7cm
Giày cao gót là item không thể thiếu được đối với các chị em phụ nữ. Dù vậy, việc chọn một đôi giày cao gót quá 7cm để đi lại hàng ngày là điều vô cùng không nên.
Bác sĩ Hillary Brenner, phát ngôn viên của Hiệp hội Y tế Trị bệnh về chân tại Hoa Kỳ cho biết: “Gót giày ngày càng được làm cao hơn và chúng tôi thường gọi đó là những đôi giày chết người. Giày cao gót có thể gây ra nhiều chứng bệnh, từ bong gân mắt cá chân đến đau nhức mạn tính”.
Nếu đi quá nhiều giày cao gót không những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các quý cô như dễ dẫn đến bong chân, tổn thương dây thần kinh, xước gót chân, đau vùng lưng dưới…
Ngoài ra, mang giày siêu cao gót gây sức ép lên các xương ở bàn chân, làm viêm xương và các dây thần kinh xung quanh, về lâu dài có thể dẫn đến chứng rạn mao mạch.
Để an toàn hơn cho sức khỏe, bạn nên chọn giày cao không quá 5cm.
2. Sử dụng giày dép không đúng mục đích
Video đang HOT
Việc sử dụng giày không phù hợp (như dùng giày thông thường để chạy bộ, giày tập thể dục trong nhà để đá bóng) hoặc buộc dây giày quá chặt, quá lỏng sẽ khiến chân bị đau, dễ té ngã, chấn thương, gãy xương do mỏi, viêm hay tổn thương các gân và dây chằng.
3. Mang cùng một đôi giày ngày này qua ngày khác
Mang chỉ một đôi giày từ ngày này qua ngày khác sẽ gây những tác động liên tục lên một số vùng nhất định của bàn chân và gây mỏi những phần đó.
Vì thế, cách tốt nhất là có một vài đôi giày thay thế, bác sĩ Jackie Sutera, người phát ngôn của Hiệp hội bệnh chân Mỹ, cho hay.
4. Mang giày dép không phù hợp với hình dạng bàn chân
Có rất nhiều dạng bàn chân. Vì vậy, một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại gây đau cho người khác. Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động (mỗi loại hoạt động cần có loại giày khác nhau), đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Việc mang giày không tương thích với hình dạng bàn chân có thể gây đau ở các vùng khác nhau như gót, cổ chân, các ngón; thậm chí ở cẳng chân, khớp gối hoặc vùng thắt lưng do làm tăng áp lực đến các cơ bắp.
Có thể dễ dàng nhận biết về việc mang giày không thích hợp khi có các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân… Các nốt chai này lâu ngày có thể bị loét hay nhiễm trùng và đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương (như bong gân). Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển.
5. Mang đôi giày quá cũ
Mang một đôi giày quá cũ có thể gây đau bàn chân, từ đó làm ảnh huởng đến dáng đi. Khi giày bị cũ và mòn, đế giày không còn bằng nữa và chúng sẽ khiến bàn chân hơi nghiêng khi bước đi.
“Ngay cả nghiêng một chút cũng có thể làm đau chân, đau lưng và hông”, bác sĩ Sutera nói.
Với những đôi giày mang thường xuyên thì trung bình 6 tháng phải thay một lần. Trong trường hợp giày bị mòn, hư sớm thì phải thay sớm, các chuyên gia khuyến cáo.
6. Mang giày đế bệt mỏng dính
Nếu đi giày quá cao có hại cho chân thì đôi giày đế bệt mỏng dính cũng chẳng tốt hơn gì. Brenner đã so sánh đi những đôi giày xinh xắn này như đi trên bìa các-tông, bà nói: “Cung bàn chân chẳng được nâng đỡ chut nào cả.”
Điều này làm cho bàn chân không hoạt động được tối ưu và có thể gây nhiều vấn đề cho đầu gối, hông và lưng. Cung bàn chân không được nâng tốt cung liên quan đến bệnh đau nhức bàn chân gọi là bệnh viêm mạc gan bàn chân.
Trẻ bị rách lưỡi sau khi ngã từ giường xuống đất
Vết thương ở lưỡi phức tạp đã được các bác sĩ khâu tạo hình phục hồi.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi một tuổi bị rách lưỡi. Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, miệng chảy nhiều máu sau tai nạn sinh hoạt.
Theo gia đình, trước khi nhập viện 30 phút, bé vui chơi và bị ngã từ trên giường xuống đất, đập vùng mặt xuống nền cứng. Sau tai nạn, trẻ quấy khóc, miệng chảy nhiều máu, người nhà đã đưa trẻ đến viện.
Khi thăm khám, các bác sĩ đánh giá vết thương lưỡi phức tạp kích thước 20x30x5x10 mm và sâu 5 mm, chảy nhiều máu. Bé được chỉ định chuyển khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức để tiến hành khâu tạo hình phục hồi.
Theo bác sĩ Lê Thu Trang - khoa Răng hàm mặt - vết thương tại vùng lưỡi nếu không được tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó hồi phục. Sau này, nó có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ. Mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi nhai hay trong lúc ăn uống.
Ngoài ra, với bản tính hiếu động, chưa tự ý thức được mọi nguy hiểm nên các bé dễ trượt ngã, nhào lộn trong lúc chơi đùa khiến răng có thể cắn vào lưỡi, môi. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý hơn trong việc theo dõi trẻ khi chơi đùa trên vị trí cao như bàn, ghế, giường... Chúng ta cần có thanh chắn để bảo vệ trẻ khỏi những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Cảnh báo nguy cơ vỡ thận trên nền bệnh lý sỏi thận Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng vừa phẫu thuật cấp cứu một bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng khiến thận vỡ, gãy cung bên xương sườn 6,7,9,10 bên phải. Bệnh nhân N.T.M (69 tuổi, trú tại Quỳnh Phụ, Thái Bình) trong lúc sinh hoạt bị ngã đập vùng thắt lưng, ngực bên phải xuống nền cứng. Bệnh nhân đau nhiều,...