6 học viên Lào được nhận bằng Thạc sĩ của Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Trong tổng số 160 tân Thạc sĩ được trao bằng đợt này thì có 6 Thạc sĩ người Lào, là những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức Chính phủ Lào.
Ngày 7/4, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ đợt 1 năm 2018 cho 160 học viên.
Các học viên này đã hoàn thành các học phần và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.
Tân Thạc sĩ đến từ Bộ Công thương Lào vui mừng nhận bằng tốt nghiệp của trường Đại học ở Việt Nam. Ảnh: TT
Đặc biệt, có 6 học viên đến từ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng được trao bằng Thạc sĩ. Họ là những người đã tốt nghiệp Đại học tại các trường Đại học của Việt Nam.
Sau một thời gian trở về công tác trong các cơ quan, tổ chức của chính phủ Lào như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch – Đầu tư… thì các học viên đăng ký học lên Thạc sĩ tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Bạn KhonNapha (đến từ Thủ đô Viên Chăn, Lào) chia sẻ: “Em đã có bảy năm sinh sống và học tập tại Đà Nẵng.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh thương mại, em được học bổng của Chính phủ Lào để học lên Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Em cảm ơn nhà trường, các bạn Việt Nam đã giúp em hoàn thành khóa học trong thời gian ngắn nhất”.
KhonNapha hiện đang là chuyên viên chính tại Bộ Công thương của Lào. Cô chia sẻ thêm sẽ tiếp tục trở lại Việt Nam để học tập và làm nghiên cứu sinh.
“Nền giáo dục Việt Nam rất tốt, được đầu tư bài bản, chất lượng. Còn người Việt thì chăm học và tư duy giỏi. Em đã học được rất nhiều điều trong những năm tháng ở Việt Nam”, KhonNapha tâm sự.
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho biết, với sứ mệnh tạo dựng một môi trường học thuật tiên tiến, nhà trường luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
“Kể từ tháng 12/2014, khi trường được giao quyền tự chủ quản lý toàn bộ các hoạt động đào tạo sau đại học, trường đã thu hút hàng trăm nghiên cứu sinh, đào tạo hàng nghìn thạc sĩ.
Với 4 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ và 6 chuyên ngành Thạc sĩ, đội ngũ học viên cao học và nghiên cứu sinh của nhà trường không chỉ là cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam mà còn đến từ các nước bạn như Lào, Campuchia …”, thầy Toàn chia sẻ.
Với quan điểm “đào tạo sau đại học đặc biệt là đào tạo Tiến sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành trường Đại học nghiên cứu hàng đầu trong khu vực”;
Nhà trường không chỉ tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, mà còn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Đặc biệt là xây dựng phòng nghiên cứu với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nhằm mang đến một môi trường học tập, làm việc với điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên, giảng viên – thầy Toàn thông tin thêm.
Theo giaoduc.net.vn.
Cứ nghĩ bạn gái hiền lành ngoan ngoãn, nhưng khi em kéo tay tôi đi lướt qua mẹ em, tôi...
Vừa vào quán ăn, tôi và bạn gái đều bất ngờ hết sức khi thấy mẹ em đang ngồi rửa bát.
Tôi không nghĩ em lại không nhìn mặt mẹ mình chỉ vì sợ bị khinh thường. (Ảnh minh họa)
Tôi sinh ra trong một gia đình có điều kiện. Tốt nghiệp thạc sĩ, tôi vào làm ở viện nghiên cứu và đang được đề cử lên vị trí cao hơn. Xung quanh tôi không thiếu những cô gái chân dài sẵn sàng lao vào dâng hiến. Nhưng tôi không yêu ai thật lòng cả vì tôi thừa hiểu các cô ấy thích tôi vì điều gì.
Mãi đến khi gặp Ngân, tôi mới chính thức biết yêu và theo đuổi một cô gái là như thế nào? Ngân là thực tập sinh ở viện nghiên cứu và do tôi hướng dẫn. Em hiền lành, đáng yêu, ăn nói thật thà đến mức ngô nghê. Qua những lời Ngân kể và nhìn cách ăn mặc của em, tôi biết gia đình em rất nghèo. Tuy thế em vẫn kiên trì và chăm chỉ, luôn đạt được thành tích cao. Tôi nể phục em vì sự chịu khó, dám theo đuổi đam mê của mình.
Tôi theo đuổi Ngân được 4 tháng thì em đồng ý. Ngân khác hẳn với những cô gái tôi quen trước đây. Em không đòi hỏi tôi phải mua thứ này thứ nọ. Em cũng không thích đến những quán ăn đắt tiền, sang trọng. Tôi nhìn thấy đâu đó ở em sự tự ti. Tôi thường hay khuyên Ngân không nên chú ý đến những lời gièm pha của mọi người, chỉ cần em biết tôi yêu em là được rồi.
Ngân hiền lành, thật thà nên tôi rất thích. (Ảnh minh họa)
Yêu nhau được nửa năm. Ngân chủ động mời tôi về nhà em chơi. Em nói muốn cho tôi thấy nhà em nghèo thế nào để tôi suy nghĩ thật kĩ. Quả thật nhà em rất nghèo. Cả căn nhà chỉ có mỗi cái tivi là đáng giá nhất. Không những thế đường vào nhà cũng rất khó đi. Tôi phải gửi xe ô tô ở bên ngoài đường lớn cách nhà em vài trăm mét.
Thế nhưng qua tiếp xúc, tôi lại rất thích bố mẹ em. Họ dân dã, hiền lành, chân chất. Em trai em cũng rất lễ phép, hiểu chuyện. Tôi đã nghĩ đến chuyện cầu hôn em sau khi em ra trường. Tôi muốn được chính thức trở thành chồng em và giúp đỡ cho bố mẹ em.
Nhưng hiện tại tôi đang rất bất mãn về Ngân. Chủ nhật tuần trước, nhóm bạn tôi mời tôi đi ăn ở một quán phở ven đường. Tôi cũng đưa bạn gái đi cùng. Vừa vào quán, tôi và Ngân đều bất ngờ hết sức khi thấy mẹ em đang ngồi rửa bát.
Thấy chúng tôi, bác nhoẻn miệng cười và định đứng dậy. Tôi cũng định tới chào hỏi bác. Không ngờ, Ngân kéo tôi quay lại bàn và liếc mắt nhìn mẹ mình. Tôi thấy bác ấy nhìn theo rồi như hiểu ý, ngồi xuống cặm cụi rửa bát, không chú ý tới chúng tôi nữa. Bữa ăn hôm đó, bạn tôi cố khuấy động không khí nhưng tôi vẫn thấy chán chường. Thậm chí khi ra về, Ngân cũng cố tình kéo tôi đi thật nhanh ra xe.
Khi đưa Ngân về, tôi hỏi vì sao em không chịu nhìn mặt mẹ mình. Ngân ấp úng kể mẹ em mới lên thành phố xin làm thêm để kiếm thêm tiền cho em trai học cấp 3. Em không ngờ lại gặp mẹ trong trường hợp này. Em sợ nếu nhận mẹ, tôi và em sẽ bị bạn bè tôi cười nhạo. Em không muốn tôi khó xử.
Nghe những lí lẽ đó, tôi bất mãn vô cùng. Em không muốn tôi khó xử hay không muốn bị mọi người thấy và biết nhà em nghèo? Bạn tôi, tôi hiểu, họ cũng là những người đàng hoàng nên sẽ không có chuyện cười nhạo người nghèo. Sau hôm đó, tôi cảm thấy bạn gái mình không đơn thuần như tôi nghĩ. Liệu có phải em yêu tôi cũng chỉ vì tiền? Vì sao em phải sợ bị người khác cười chê gia cảnh nghèo của mình?
Theo Afamily
Quan lộ "thần tốc" của con trai nguyên Bí thư tỉnh Quảng Nam Quan lộ của ông Lê Phước Hoài Bảo - con trai ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư tỉnh Quảng Nam được xem là "thần tốc" khi mới 30 tuổi đã giữ chức Giám đốc Sở KH-ĐT. Đây là Giám đốc Sở trẻ nhất nước vào thời điểm ông Bảo được bổ nhiệm vào năm 2015. Theo tìm hiểu của PV, ông Lê...