6 học bổng Thạc sĩ tốt nhất ở Anh dành cho sinh viên quốc tế
Các bạn sinh viên có cơ hội chinh phục nhiều loại học bổng Thạc sĩ giá trị từ sự hỗ trợ của Chính phủ và các trường đại học tại Anh.
Nhiều du học sinh e ngại trong việc theo học các chương trình học Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ ở Anh do học phí và chi phí sinh hoạt ở quốc gia này khá cao. Để giải quyết nỗi lo này, bạn phải dành nhiều thời gian tìm kiếm các cơ hội tìm những xuất học bổng có giá trị lớn.
Giá trị học bổng: Toàn bộ học phí, chi phí ăn ở, vé máy bay.
Chevening là một trong những học bổng phổ biến nhất dành cho sinh viên quốc tế theo học Thạc sĩ tại Vương quốc Anh.
Thực tế rằng có khoảng 1500 sinh viên từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau nhận được học bổng Thạc sĩ ở Anh mỗi năm.
Tuy nhiên, loại học bổng này được đánh giá là cạnh tranh rất cao với nhiều sinh viên quốc tế.
Để đủ điều kiện nhận học bổng, mỗi ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về học tập để có thể học sau cấp độ đại học ở Anh.
Họ phải nộp đơn vào 3 chương trình Thạc sĩ toàn thời gian tại cùng một trường đại học ở Anh hoặc các trường khác nhau và nhận được một lời đề nghị từ một trong ba chương trình.
2. Học bổng Thạc sĩ Commonwealth
Giá trị học bổng: Toàn bộ học phí, trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, vé máy bay trị giá từ 1.110 đến 1.362 bảng Anh.
Học bổng Thạc sĩ Commonwealth được nhiều người tìm kiếm vì được hỗ trợ nhiều về tài chính.
Mỗi năm, có khoảng vài trăm sinh viên quốc tế từ hơn 40 quốc gia đủ điều kiện để nhận được học bổng này, được tài trợ bởi Bộ phát triển quốc tế của Chính phủ Anh (DFID).
Người học được chi trả học phí cho toàn bộ chương trình học Thạc sĩ và chi phí máy bay, một khoản hỗ trợ tiền sinh hoạt hàng tháng.
Số tiền trợ cấp sinh hoạt là khoảng 1.362 bảng Anh mỗi tháng (tương đương 42 triệu đồng) nếu trường đại học nằm ở trung tâm thủ đô London, là 1.110 bảng Anh mỗi tháng (tương đương với 34 triệu đồng) nếu trường đại học nằm bên ngoài trung tâm London.
Cần lưu ý rằng chương trình này thực hiện thông qua các cơ quan Chính phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức từ thiện. Các cơ quan, tổ chức này có thể nhận hồ sơ của những người đăng ký và chuyển về Bộ phát triển quốc tế của Chính phủ Anh (DFID) xem xét.
3. Học bổng quỹ Clarendon tại Đại học Oxford
Giá trị học bổng: Tài trợ toàn bộ học phí, trợ cấp sinh hoạt hàng năm trị giá khoảng 5.000 đến 15.000 bảng Anh.
Học bổng quỹ Clarendon dành cho sinh viên tốt nghiệp (cả Thạc sĩ và Tiến sĩ) tại Đại học Oxford danh tiếng. Học bổng tài trợ cho khoảng 130 sinh viên mỗi năm.
Ngoài việc tài trợ toàn bộ học phí, học bổng này còn cấp một khoản trợ cấp sinh hoạt hoặc trợ cấp học tập trị giá 15.000 bảng Anh (tương đương 456 triệu đồng) cho sinh viên Thạc sĩ toàn thời gian và 5.000 bảng Anh (tương đương với 152 triệu đồng) cho sinh viên Thạc sĩ bán thời gian.
Bất kỳ sinh viên nào đăng ký chương trình học Thạc sĩ cũng được xem xét với loại học bổng này.
Video đang HOT
Việc lựa chọn được thực hiện hoàn toàn dựa trên thành tích học tập và khả năng của mỗi sinh viên. Do đó, những học bổng này mang tính cạnh tranh cao.
Đại học Oxford (Anh) – một trong những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới (Ảnh: Website trường)
4. Học bổng Gates Cambridge
Giá trị học bổng: Tài trợ toàn bộ học phí, trợ cấp duy trì hàng năm, vé máy bay trị giá khoảng 17.500 bảng Anh (tương đương 532 triệu đồng)
Chương trình học bổng Gates Cambridge ra đời từ năm 2000 sau khi Đại học Cambridge nhận được khoản tài trợ trị giá 210 triệu đô la từ quỹ Bill và Melinda Gates.
Hơn nữa một số nguồn tài trợ bổ sung khác nhau cũng có thể được cung cấp dựa trên cơ sở tự do, như nhà tài trợ phát triển học thuật, trị giá từ 500 đến 2.000 bảng Anh (tương đương với 16 triệu đến 60 triệu đồng) và trợ cấp gia đình trị giá từ 4.320 đến 10.120 bảng Anh (tương đương với 132 triệu đến 308 triệu đồng).
5. Học bổng Think Big sau đại học tại Đại học Bristol
Giá trị học bổng: Miễn học phí trị giá từ 5000 đến 20000 bảng Anh.
Đây là học bổng có giá trị lớn nhất tại Đại học Bristol dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đến từ bên ngoài Vương quốc Anh.
Đại học Bristol với nhiều chương trình học bổng giá trị thu hút nhiều sinh viên quốc tế (Ảnh: website trường).
Tổng cộng có 35 sinh viên quốc tế nhận được học bổng Thạc sĩ mỗi năm ở Anh.
Trong số đó có 5 người được trao học bổng miễn giảm học phí hàng năm trị giá 20.000 bảng Anh (tương đương 608 triệu đồng); 10 sinh viên được miễn học phí với 10.000 bảng Anh (tương đương 303 triệu đồng) và 20 sinh viên được miễn học phí trị giá khoảng 5.000 bảng Anh (tương đương 152 triệu đồng).
Các sinh viên quốc tế đã nộp đơn vào bất kỳ chương trình Thạc sĩ dạy học toàn thời gian 1 năm nào tại Bristol, ngoại trừ các chương trình học từ xa, đều được khuyến khích đăng ký học bổng này.
6. Học bổng Thạc sĩ Giải pháp Phát triển tại Đại học Nottingham
Giá trị học bổng: Miễn 50% học phí.
Bắt đầu từ năm 2001, học bổng Thạc sĩ Giải pháp Phát triển là chương trình học bổng quốc tế hàng đầu tại Đại học Nottingham.
Mỗi năm, tổng cộng có khoảng 105 sinh viên nhận được học bổng này, trong đó có 30 suất học bổng toàn phần và 75 suất học bổng 50% học phí.
Đại học Nottingham xếp hạng thứ 84 trên thế giới theo bảng xếp hạng QS World University Ranking 2018 (Ảnh: website trường).
Học bổng này dành cho sinh viên quốc tế đến từ châu Phi, Ấn Độ hoặc một trong các nước đang phát triển của khối thịnh vượng chung học Thạc sĩ tại Đại học Nottingham và tạo ra sự khác biệt cho sự phát triển của đất nước họ.
Họ phải có một yêu cầu nhập học vào bất kỳ chương trình Thạc sĩ nào thuộc các khoa Kỹ thuật, Khoa học y tế và sức khỏe, Khoa học và Khoa học xã hội.
Với những sinh viên đã từng học bên ngoài nước Anh thì không đủ điều kiện nhận học bổng.
Tuyển sinh đi học tại nước CHDCND Lào theo diện học bổng Hiệp định
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại nước CHDCND Lào theo diện học bổng Hiệp định.
Ảnh minh họa.
Tổng số có 60 học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Lào (ưu tiên các chuyên ngành ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, lịch sử, địa lý), gồm: 5 học bổng thạc sĩ; 55 học bổng đại học và học bổng đào tạo ngắn hạn tiếng Lào (hệ 02 năm).
Chương trình đại học: 05 năm học (bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Lào tại nước CHDCND Lào đối với người chưa biết tiếng Lào);
Chương trình thạc sĩ: 03 năm học (bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Lào tại nước CHDCND Lào đối với người chưa biết tiếng Lào);
Chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Lào: 02 năm.
Ứng viên trúng tuyển sẽ được Chính phủ Lào cấp học bổng bao gồm phí đào tạo và bố trí chỗ ở trong ký túc xá với chi phí áp dụng theo quy định của Chính phủ Lào đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định. Chính phủ Việt Nam cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh diện Hiệp định tại Lào.
Ứng viên dự tuyển cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;
Đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài;
Chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác từ khi thông báo này có hiệu lực đến khi có kết quả sơ tuyển;
Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành;
Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với khối ngành đang học đại học ở Việt Nam hoặc ngành đã đạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học), phù hợp với ngành đã học đại học, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ);
Chỉ được đăng ký 01 ngành học và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển đi học theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào và cơ sở đào tạo tại Lào;
Chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng;
Không xét tuyển ứng viên thuộc các trường hợp sau:
Đã từng được cơ quan Nhà nước cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng;
Đang làm việc tại cơ quan trong nước nhưng không có văn bản của cơ quan công tác cho phép dự tuyển;
Đã được các cơ quan, địa phương trong nước hoặc nước ngoài cấp học bổng đi học đại học, sau đại học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm chưa được phép đi học tiếp ở nước ngoài.
Nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại: http://tuyensinh.vied.vn/
Ứng viên phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ sang các files định dạng PDF (mỗi loại tài liệu quét thành 01 file riêng dung lượng không quá 1 MB) để đăng ký trực tuyến.
Nộp hồ sơ giấy: Ứng viên chuyển 03 bộ hồ sơ giấy chính thức đăng ký dự tuyển bao gồm 01 bộ bằng tiếng Việt (danh mục hồ sơ chi tiết theo Phụ lục 1 hoặc 2) và 02 bộ bằng tiếng Anh bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm tới Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hồ sơ cân đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm, mặt ngoài ghi đầy đủ thông tin chi tiết theo Phụ lục 1, 2, 3 quy đinh đôi vơi hồ sơ dự tuyển học bổng diện Hiệp định đi học tại CHDCND Lào năm 2020.
Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ quy định ở trên, được nộp trong thời hạn quy định của Thông báo tuyển sinh (bao gồm cả hồ sơ online và hồ sơ giấy bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh). Hồ sơ nộp muộn sẽ chỉ được xem xét xử lý nếu vẫn còn chỉ tiêu học bổng sau khi đã xét tuyển hồ sơ ứng viên nộp đúng hạn. Người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo pháp luật. Cục Hợp tác quốc tế không trả lại hồ sơ và lệ phí dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào.
Thời hạn nhận hồ sơ: đến ngày 31/7/2020 (tính theo ngày Cục Hợp tác quốc tế nhận được hồ sơ và thời gian hoàn thành đăng ký online).
Lệ phí dự tuyển: 200.000 đồng/người, nộp trước ngày 31/7/2020 theo hình thức chuyển khoản đến địa chỉ:
Tên đơn vị: Cục Hợp tác quốc tế
Số tài khoản: 0021002145014
Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.
Lưu ý: Khi chuyển tiền vào tài khoản của Cục Hợp tác quốc tế đề nghị ghi rõ họ và tên ứng viên, trình độ đăng ký dự tuyển (ĐH, ThS, TTS) nộp lệ phí dự tuyển học bổng đi học tại CHDCND Lào theo Thông báo tuyển sinh số 514/TB-BGDĐT ngày 30/6/2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ xem xét ứng viên dự tuyển có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và căn cứ các tiêu chí tuyển chọn sẽ sơ tuyển ứng viên để chuyển hồ sơ cho phía Lào xét duyệt và cấp học bổng. Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả sơ tuyển đến ứng viên qua email trong tháng 8/2020.
Ứng viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cử được Bộ Giáo dục và Thể thao Lào duyệt cấp học bổng mới thuộc diện trúng tuyển và sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Hợp tác quốc tế) thông báo, hướng dẫn và giải quyết thủ tục liên quan tiếp theo để đi học tại Lào trong tháng 9/2020.
Ưu tiên xem xét ứng viên trong các trường hợp sau:
Ứng viên cần đào tạo để bổ sung nguồn nhân lực theo nhu cầu sử dụng do các Bộ/Ngành và các địa phương đề nghị (có văn bản đề cử dự tuyển và Hợp đồng cam kết tuyển dụng về công tác sau khi hoàn thành khóa học);
Ứng viên đoạt các giải thưởng quốc tế, khu vực và quốc gia và các ứng viên khác thuộc diện ưu tiên theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành;
Ứng viên dự tuyển học bổng thạc sĩ có văn bản của cơ sở đào tạo đã tốt nghiệp đề cử học chuyển tiếp sinh và có văn bản tiếp nhận học thạc sĩ của cơ sở đào tạo tại Lào.
Ứng viên có nhiều thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, thành tích nghiên cứu khoa học (thể hiện qua các bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học cấp trường trở lên và được đăng trong kỷ yếu hội nghị hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp Bộ trở lên và đề tài đó đã được nghiệm thu hoặc ứng dụng).
Những trương hơp được phía Lào tiếp nhận không thuộc chương trình học bổng này, hoặc thuộc chương trình học bổng này nhưng không đáp ứng đầy đủ quy định tuyển chọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không dự tuyển qua Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thông báo tuyển sinh này sẽ không được cấp bù chế độ học bổng của Chính phủ Việt Nam.
Trường ĐH Fulbright Việt Nam nhận thêm tài trợ 4,65 triệu USD để làm gì? Ngày 22.6, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã trao khoản tài trợ 4,65 triệu USD cho Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV). Ông Daniel J. Kritenbrink (giữa) - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, trò chuyện cùng sinh viên FUV - USAID Khoản viện trợ mới và được thực hiện trong 2 năm này tiếp nối khoản tài trợ trị...