6 hành vi dễ hủy hoại hệ miễn dịch, mùa COVID-19 nên ăn 5 loại thực phẩm để khỏe mạnh, tăng khả năng phòng bệnh
Những thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt hàng ngày của bạn cũng có thể “phá hủy” khả năng miễn dịch và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
Khả năng miễn dịch là “rào chắn phòng thủ” của cơ thể bởi vì miễn dịch là cơ chế tự bảo vệ. Hệ thống miễn dịch không chỉ có thể xác định vi khuẩn và vi trùng xâm nhập cơ thể kịp thời mà còn sản xuất các yếu tố kháng bệnh để loại bỏ chúng.
Nếu khả năng miễn dịch bị phá hủy, khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể con người, khả năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch sẽ giảm, khiến virus xâm nhập vào các tế bào của cơ thể người và gây ra các bệnh khác nhau.
Virus và vi khuẩn không phải là nguyên nhân duy nhất gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch. Những thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt hàng ngày của bạn cũng có thể “phá hủy” khả năng miễn dịch và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
6 hành vi hủy hoại hệ miễn dịch rất nhiều người mắc phải
1. Thường xuyên thức khuya
Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy so với những người ngủ từ 7,5 đến 8,5 giờ mỗi đêm, những người chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm giảm 50% lượng kháng thể chống lại bệnh cúm trong cơ thể họ. Vì vậy, đừng tiếc thời gian cho giấc ngủ. Dù là người bận rộn bạn cũng cần ngủ đủ 7-9 tiếng/đêm với người lớn, người già có thể ngủ khoảng 6 tiếng/đêm.
2. Ăn kiêng quá mức, ăn nhiều đồ chiên nướng…
Chế độ ăn kiêng quá mức, chỉ ăn một loại thực phẩm trong thời gian dài, ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, hoặc thích ăn những thực phẩm chiên rán, nướng… đều có thể gây thiếu chất, béo phì và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
3. Căng thẳng
Những cảm xúc như căng thẳng tinh thần, trầm cảm và bi quan đều có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết glucocorticoid, và sau đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
4. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Các nhà nghiên cứu New York sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra đã đưa ra nhận định: Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại khả năng miễn dịch bẩm sinh của đường ruột, nguyên do là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bị nhiễm trùng. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
5. Lười uống nước
Uống nước đầy đủ có tác dụng duy trì màng nhầy đường hô hấp, giữ ẩm, khiến cho các virus cảm lạnh gặp khó khăn trong việc sinh sản khi xâm nhập vào cơ thể và có thể tăng cường miễn dịch. Mỗi người được khuyến cáo nên cung cấp cho cơ thể 40ml/kg trọng lượng. Trẻ em cũng được khuyến khích uống nhiều nước hơn để tăng cường hệ miễn dịch.
6. Có ít mối quan hệ xã hội
Nghiên cứu tìm thấy rằng, những người có mối quan hệ hạn hẹp dễ bị bệnh hơn những người có quan hệ rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, thường xuyên liên lạc với bạn bè, gửi tin nhắn, trò chuyện có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
Video đang HOT
Khi khả năng miễn dịch bị phá hủy, cơ thể sẽ có những phản ứng nào?
1. Dễ bị nhiễm trùng
Dễ bị nhiễm trùng là một trong những biểu hiện thường gặp của khả năng miễn dịch kém. Khi hệ miễn dịch không thể hoạt động bình thường để chống lại nhiễm trùng, cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm… Biểu hiện thường thấy nhất là rất dễ bị cảm lạnh, nhất là khi chuyển mùa.
2. Dễ mệt mỏi
Đối với những người có chức năng miễn dịch bình thường, vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể và tinh thần dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu chức năng miễn dịch tương đối thấp, tập thể dục một chút sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, làm cho bạn trông giống như thiếu năng lượng, tạo cho người ta cảm giác không được nghỉ ngơi đầy đủ. Thậm chí, những người có hệ miễn dịch kém còn có biểu hiện không hứng thú với bất cứ việc gì và cảm thấy khó thở sau khi hoạt động một chút, rất dễ mệt mỏi.
3. Bệnh dễ tái phát
Người bị suy giảm khả năng miễn dịch rất dễ mắc các bệnh viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, đau bụng, tiêu chảy và các bệnh khác… Các bệnh này rất dễ lặp đi lặp lại, chu kỳ bệnh tương đối dài, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. Việc phục hồi cũng cần nhiều thời gian và năng lượng hơn.
Ăn 5 loại thực phẩm, cơ thể từ từ khỏe mạnh hơn
1. Thực phẩm chứa kẽm
Nguyên tố kẽm có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân, bởi nguyên tố kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều loại men và có tác dụng xúc tác rất lớn đối với các hoạt động sống. Để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể không thể thiếu nguyên tố kẽm.
Đậu phộng, hạt mè, quả óc chó, hàu và các loại thực phẩm khác đều chứa hàm lượng kẽm cao, bạn có thể thêm chúng vào danh sách ăn uống giúp bồi bổ cơ thể.
2. Thực phẩm chứa vitamin C
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hàm lượng vitamin C trong bạch cầu bị suy giảm thì hiệu quả chiến đấu của bạch cầu sẽ bị suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm dần khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy, tăng cường vitamin C chính là tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.
Ớt màu, cần tây, cà chua, trái kiwi và các loại thực phẩm khác rất giàu vitamin C, nếu bạn bổ sung hàng ngày sẽ giúp đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể và trở nên khỏe mạnh hơn.
3. Thực phẩm chứa selen
Các chức năng chuyển hóa vật chất, bảo vệ miễn dịch và giải độc của cơ thể không thể tách rời selen. Selen có thể thúc đẩy các tế bào lympho tiết ra các tế bào lympho, tăng cường kích thích miễn dịch dịch thể và sự hình thành các globulin miễn dịch.
Cá, trứng, thịt… là những thực phẩm rất giàu selen giúp bồi bổ cơ thể mà chúng ta có thể ăn hàng ngày.
4. Thực phẩm chứa sắt
Sắt tham gia vào thành phần cấu tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể, thiếu sắt không chỉ thiếu máu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể sẽ ngày càng kém đi.
Để bổ sung sắt, bạn nên ăn thức ăn thực vật, vì thức ăn động vật có hàm lượng cholesterol rất cao, bạn nên ăn nhiều rau bina, anh đào, mộc nhĩ đen và các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao khác.
5. Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E là một chất điều hòa miễn dịch. Vitamin E có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ các axit béo không no trên màng tế bào, có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, bồi bổ cơ thể, duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Do đó, nếu muốn kích hoạt khả năng miễn dịch, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E.
Hàm lượng vitamin E trong các loại dầu thực vật rất phong phú.
Nghiên cứu: Người nhạy cảm với vị đắng ít có khả năng nhiễm COVID-19 với triệu chứng nặng
Người có siêu vị giác thừa hưởng gen T2R38 từ cả cha và mẹ cũng có một hệ miễn dịch bẩm sinh khỏe mạnh hơn người bình thường.
Nếu bạn là một người không thể chịu được vị của mướp đắng, cà phê hay thậm chí là rau cải, có thể bạn đang thuộc một nhóm ít những người sở hữu gen T2R38, hay còn gọi là gen siêu vị giác. Điều thú vị là T2R38 cũng có tác dụng làm tăng sức mạnh miễn dịch bẩm sinh, thứ sẽ giúp bạn chống lại virus SARS-CoV-2.
Một nghiên cứu mới trên tạp chí JAMA Network Open cho biết: Những người sở hữu gen siêu vị giác ít có khả năng nhiễm COVID-19 với triệu chứng nặng hơn người không có chúng. Trung bình, những người này sẽ khỏi COVID-19 chỉ sau 5 ngày.
Ngược lại, những người có vị giác kém sẽ nhiễm bệnh kéo dài lên tới 23,5 ngày và thường phải nhập viện hoặc nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
Những người cảm nhận vị đắng càng nhạy thì có hệ miễn dịch càng mạnh
Nghiên cứu được thực hiện bởi Henry P. Barham, một bác sĩ tai mũi họng tại Bệnh Viện Baton Rouge General, Hoa Kỳ. Ngay từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19, Barham đã rất lo lắng về khả năng bị nhiễm bệnh của mình.
Tại nhà, ông sống cùng một người con vừa phải trải qua hóa trị ung thư, trong khi, công việc của một bác sĩ tai mũi họng thường xuyên phải tiếp xúc với giọt bắn của bệnh nhân. " Tôi không biết điều gì có thể xảy ra nếu chẳng may mình mang COVID về nhà ", Barham nói.
May mắn đã mỉm cười với vị bác sĩ, cho tới tận bây giờ ông ấy vẫn an toàn và khỏe mạnh. Chỉ có điều, khi Barham nhìn sang một số đồng nghiệp của mình, họ đã không may mắn được như vậy. Một trong số những người bạn của ông thậm chí còn nhiễm COVID-19 với triệu chứng rất nặng.
Nhưng điều làm Barham ngạc nhiên hơn cả là vợ của người bạn này vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Mà cả hai người thì đều chia sẻ một điểm chung là có vị giác rất nhạy cảm với vị đắng. Trong khi, người chồng là bạn của Barham thì ngược lại, ông ấy là một người cảm nhận vị giác kém.
Bác sĩ Barham biết điều này vì trước khi đại dịch xảy ra, ông vốn là một nhà nghiên cứu gen T2R38. Đây là một gen đồng thời điều chỉnh hai đặc điểm bao gồm khả năng cảm nhận vị giác và sức mạnh của hệ miễn dịch bẩm sinh trên người.
Những người có cả cha và mẹ mang gen T2R38 sẽ được thừa hưởng hai bản sao của gen này để trở thành người có siêu vị giác. Nghĩa là họ có khả năng cảm nhận vị giác, đặc biệt là vị đắng, rất nhạy bén.
Những người mang một bản sao T2R38 từ cha hoặc mẹ có khả năng cảm nhận vị giác trung bình. Còn người không được thừa hưởng bản sao T2R38 nào có khả năng cảm nhận vị giác rất kém.
Điều thú vị là các nghiên cứu trước đây chỉ ra T2R38 cũng là một phần của hệ miễn dịch bẩm sinh. Những người mang hai bản sao của T2R38 có số lượng lông tơ trong đường hô hấp cao hơn. Đó là những sợi lông siêu nhỏ giúp quét mầm bệnh ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, họ cũng có khả năng tăng sản xuất dịch niêm mạc để làm loãng những mầm bệnh xâm lược và cuối cùng tạo ra oxit nitric, có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.
Các nghiên cứu trước đây của bác sĩ Barham và nhiều đồng nghiệp cho thấy khả năng nhận biết mùi vị (ví dụ như cà phê rất đắng, hơi đắng hoặc không đắng) có liên quan đến phản ứng miễn dịch với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng xoang.
Những người có khả năng cảm nhận vị đắng càng nhạy thì khả năng miễn dịch của họ càng mạnh. Điều này khiến bác sĩ Barham tự hỏi: " Liệu điều đó có đúng với COVID-19 hay không?".
Khả năng cảm nhận vị giác có thể dự đoán được mức độ nghiêm trọng khi mắc COVID-19
Để kiểm tra giả thuyết của mình, bác sĩ Barham đã làm hai nghiên cứu. Trong nghiên cứu thứ nhất, ông đã khảo sát 100 bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 bằng cách đưa cho họ 4 dải giấy chứa chất tạo vị. Các bệnh nhân này đều đã khỏi bệnh từ lâu, và được yêu cầu đánh giá vị mà họ cảm nhận được trên thang điểm 1-10.
Kết quả cho thấy không một ai trong 100 bệnh nhân này là những người siêu vị giác. Có 79 người được xếp vào nhóm vị giác trung bình chính là những bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ. 21 người thuộc nhóm cảm nhận vị giác kém cũng là những người phải nhập viện và có các triệu chứng COVID-19 nặng.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí International Forum of Allergy & Rhinology. Tuy nhiên, kết quả của nó chưa đủ để khẳng định mối liên hệ giữa khả năng cảm nhận vị giác và mức độ nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19, bởi các bệnh nhân COVID-19 nặng vẫn có thể bị mất vị giác sau khi khỏi bệnh.
Do đó, Barham và nhóm của ông đã tiến hành một nghiên cứu thứ hai. Trong đó, họ tuyển dụng 1.935 tình nguyện viên là những bệnh nhân và nhân viên y tế từng là F1 của các bệnh nhân COVID-19 nhưng không bị nhiễm bệnh.
Những người này cũng được cho nếm thử 4 dải giấy đo vị giác và còn được lấy mẫu xét nghiệm nước bọt để kiểm tra gen. Kết quả cho thấy trong gần 2.000 người, có khoảng 25% là người có siêu vị giác, 50% là người có vị giác trung bình và 25% có vị giác kém.
Sau một khoảng thời gian theo dõi, 266/1.935 tình nguyện viên cuối cùng đã nhiễm COVID-19. Thế nhưng, Barham phát hiện những người có vị giác kém đã phát triển các triệu chứng nặng hơn và có số ngày dương tính dài hơn, lên tới 23,5 ngày.
Những người có vị giác trung bình chỉ nhiễm bệnh ở dạng nhẹ đến trung bình và có thời gian âm tính trong khoảng 13,5 ngày. Nhóm siêu vị giác là những người mắc bệnh nhẹ nhất và ngắn nhất, với thời gian khỏi bệnh trung bình sau 5 ngày.
Những người có vị giác kém là đối tượng rất dễ phải nhập viện. Trong số 55 người tham gia nghiên cứu phải nhập viện khi nhiễm COVID-19, có tới 47 người (tương đương 85,5%) là người có vị giác kém. Trong khi đó, không một người nào có siêu vị giác phải nhập viện. Họ đều được cho điều trị COVID-19 tại nhà.
Những kết quả này cho thấy một bài kiểm tra vị giác với dải giấy có thể dự đoán chính xác khả năng nhiễm COVID-19 nghiêm trọng của một người lên tới 94,2%. Điều này có thể rất hữu ích với các cơ sở y tế khi họ phải dự tính trước số lượng giường bệnh, máy thở, ECMO và phòng điều trị tích cực (ICU) cho các bệnh nhân COVID-19 nặng.
Nếu một xét nghiệm vị giác và gen T2R38 có thể giúp lập hồ sơ miễn dịch và dự đoán trước một người mắc COVID-19 có khả năng diễn tiến nặng hay không, đó sẽ là một sàng lọc đơn giản để dự trù cơ sở vật và quyết định quy mô của bệnh viện dã chiến.
Tuy nhiên, Barham cho biết các nghiên cứu của ông hiện chỉ tập trung vào dự đoán mức độ nghiêm trọng của COVID-19 mà không khảo sát đến khả năng phòng bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người dù có vị giác nhạy đến đâu vẫn nên tiêm vắc-xin COVID-19.
" Ngay cả những người có siêu vị giác cũng vẫn có khả năng nhiễm bệnh, đặc biệt là nếu tuổi tác họ đã cao hoặc nếu tiếp xúc với một lượng virus lớn ", Barham nói. " Vì vậy, tất cả mọi người đều nên được tiêm phòng".
Tiêm vaccine COVID-19 phải sốt, đau người mới sinh kháng thể: Chuyên gia nói gì? Nhiều người cho rằng, sau khi tiêm vaccine COVID-19, ai sốt, đau nhức người thì cơ thể mới sinh kháng thể, điều này có đúng? Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, sau tiêm vaccine việc cơ thể sẽ tiếp xúc với một kháng nguyên lạ....