6 dự án xuất sắc lọt vào Chung kết cuộc thi phát triển ứng dụng InnoWorks 2019
Danh sách 6 đội sinh viên xuất sắc nhất giành quyền tham dự vòng Chung kết cuộc thi phát triển phần mềm, ứng dụng công nghiệp theo đội/nhóm dựa trên nền tảng WISE-PaaS “AIoT Developer InnoWorks” 2019 vừa được Ban tổ chức công bố.
Đội Falion, nhóm tác giả đề tài “Phát hiện mầm bệnh sớm trong nông nghiệp” là 1 trong 4 đội tuyển sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội giành quyền tham dự vòng chung kết cuộc thi InnoWorks 2019 tại Việt Nam (Nguồn ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội)
Với mục đích khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên, tạo điều kiện cho các bạn trẻ đam mê công nghệ có cơ hội hiện thực hoá các ý tưởng sáng tạo, giao lưu, học hỏi cùng các chuyên gia, bạn bè trong nước và quốc tế, Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Advantech Việt Nam lần đầu tiên phát động cuộc thi Phát triển ứng dụng trên nền WISE-PaaS “AIoT Developer InnoWorks 2019″ (InnoWorks 2019).
Cuộc thi InnoWorks 2019 chính thức được phát động vào tháng 4/2019, gồm 3 vòng thi Sơ khảo (5/2019), Bán kết (7/2019) và Chung kết (8/2019). Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hàng trăm thí sinh trong cả nước. Trải qua các vòng thi Sơ loại, Bán kết, 6 đội xuất sắc nhất sẽ tranh tài trong đêm Chung kết diễn ra vào tối 29/8/2019 để tìm ra Quán quân của cuộc thi.
Cụ thể, 6 đề án của các đội tuyển sinh viên giành quyền tham gia tranh tài tại đêm thi Chung kết InnoWorks 2019 gồm có: “Camera giao thông” của đội HLFBrothers (Đại học Bách khoa Hà Nội); “Nông trại thông minh” của đội eFarm (Đại học Công nghiệp Hà Nội); “Ứng dụng công nghệ LORA trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh” của đội DT-ATQ (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông);
Video đang HOT
“Phát hiện mầm bệnh sớm trong nông nghiệp” của đội Falion (Đại học Bách khoa Hà Nội); “Hệ thống hỗ trợ quản lý dây chuyền công nghiệp” của đội Lightning Bolt (Đại học Bách khoa Hà Nội); và “Xây dựng, phát triển hệ thống kép giám sát trực tuyến – dự báo chất lượng không khí và tối ưu chiếu sáng giao thông đô thị” của đội BK-POWER cũng đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, tại vòng chung kết, 6 đội thi sẽ được đánh giá trực tiếp qua bài thuyết trình 15 phút với PowerPoint bằng tiếng Anh, 3 phút video có phụ đề tiếng Anh và bộ công cụ demo (tuỳ chọn). Ngôn ngữ trình bày tại cuộc thi là tiếng Việt. Ban giám khảo sẽ đánh giá thông qua mục tiêu, đối tượng, công nghệ sử dụng và kết quả phát triển ứng dụng của nhóm, sự tiến bộ của nhóm trong tiến trình cuộc thi.
Quán quân của cuộc thi sẽ được nhận giải thưởng cao nhất: 120 triệu đồng và tiếp tục giao lưu và chia sẻ dự án của mình với các đội Vô địch ở các nước khác vào tháng 9/2019; 5 đội còn lại lần lượt nhận về các giải thưởng: 1 giải Nhì (70 triệu đồng), 1 giải Ba (50 triệu đồng) và 3 giải Khuyến khích (30 triệu đồng mỗi giải).
InnoWorks 2019 là cuộc thi phát triển phần mềm và các ứng dụng công nghiệp theo đội, nhóm dựa trên nền tảng WISE-PaaS của tập đoàn Advantech, với tổng giải thưởng lên tới 330 triệu đồng. Cuộc thi được tập đoàn Advantech tài trợ tổ chức tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ vào cùng một thời điểm, bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Việt Nam. Cuộc thi InnoWorks 2019 tại Việt Nam do Đại học Bách Khoa Hà Nội đăng cai tổ chức.
Đánh giá về cuộc thi này, ông Đỗ Đức Hậu, Tổng Giám đốc Công ty Advantech Việt Nam cho biết: “Tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hơn 30 đội thi. Các đội đều có ý tưởng tốt, giải quyết được các bài toán cụ thể của đời sống thực tế như các vấn đề liên quan đến giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh… Đây là những bài toán quan trọng trong thực tế của doanh nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày. Tôi tin rằng những đề tài này hoàn toàn có thể đưa vào đời sống thực tế trong tương lai”.
Còn với sinh viên, cuộc thi là một trải nghiệm, học hỏi thú vị. Mai Văn Dũng, Trưởng nhóm BK-Power, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Đối tượng của cuộc thi được mở rộng trong tất cả các trường đại học trên cả nước và kể cả các anh chị đã đi làm nên có tính cạnh tranh rất lớn. Trong khi đó, cuộc thi dựa trên nền tảng WISE-PaaS của Tập đoàn Advantech, đây là nền tảng mới, lạ với chúng em. Thế nhưng, chính những điểm mới này đã giúp ích cho chúng em nhiều, ngoài việc học hỏi, tích lũy kỹ năng chuyên môn, nắm bắt, tiếp cận, sử dụng được công nghệ mới, nhóm đã trau dồi được các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, giao tiếp, đối mặt với những áp lực…”.
Vân Anh
Theo ictnews
Đại học Điện lực tham gia tập huấn lớp bồi dưỡng tài nguyên giáo dục mở (OER)
Ngày 1/8/2019, Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam đã phối hợp với trường Đại học Điện lực tổ chức khoá bồi dưỡng đầu tiên về tài nguyên giáo dục mở giành cho khối các cán bộ, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng ở phía Bắc.
Chương trình tập huấn lần này được diễn ra trong 02 ngày, với sự có mặt của các cán bộ thư viện, giảng viên của các trường: Đại học Công nghiệp Hà nội, Học viện báo chí và tuyên truyền, Cao đẳng y tế Phú Thọ và Cao đẳng y dược Phú Thọ.
TS. Nguyễn Lê Cường - phó hiệu trưởng trường Đại học Điện lực phát biểu
Tại lễ khai giảng, TS. Nguyễn Lê Cường - phó hiệu trưởng trường Đại học Điện lực đã nồng nhiệt chào đón đại diện các trường Đại học, cao đẳng tới tham gia khoá bồi dưỡng này. Trong phát biểu của mình, TS. Nguyễn Lê Cường cũng nhấn mạnh Các trường đại học ngày nay không chỉ là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực mà còn có vai trò, tiềm năng to lớn để góp phần xây dựng một xã hội học tập. Đặc biệt, giáo dục thời kỳ cách mạng 4.0 ở Việt Nam rất cần một định hướng mới trong việc hỗ trợ người học có thể tìm thấy những nguồn tài nguyên quan trọng được sử dụng "miễn phí". Để phát triển được tài nguyên giáo dục mở cần sự chung tay liên kết của các thư viện các trường đại học cao đẳng Việt nam với mục tiêu làm giàu cho nguồn tài nguyên học thuật. Trường Đại học Điện lực sẵn sàng tiếp cận và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở trong thời gian tới, đồng thời TS. Nguyễn Lê Cường cũng cảm ơn sự tâm huyết của hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam đã kết nối và đồng bộ tổ chức các khoá tập huấn ở cả 3 miền, Bắc Trung Nam với mục tiêu cùng chung tay xây dựng và chia sẻ nguồn học liệu để nâng cao chất lượng đào tạo.
Khi giới thiệu về khoá học "tài nguyên giáo dục mở", Thầy Lê Trung Nghĩa cũng chia sẻ về lịch sử phát triển của tài nguyên giáo dục mở của thế giới và sự cần thiết của tài nguyên mở đối với hiện trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay. Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cần nhận thức được ý nghĩa của tài nguyên mở trong quá trình hội nhập với quan điểm của thế giới. Bởi những tri thức nhân loại cần được chia sẻ và được đóng góp bởi cộng đồng sử dụng thì mới trở nên có ý nghĩa. Sau quá trình tìm hiểu, là quá trình hành động sẽ đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của thông tin - thư viện. Họ phải là những người đi đầu, lưu giữ và phát triển để dữ liệu mở ngày càng đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục Việt namthời kỳ hiện đại.
Đại diện cho học viên khoá tập huấn về tài nguyên giáo dục mở được tổ chức của trường Đại học Điện lực vào tháng 5/2019 là bà Hoàng Thị Kim Oanh - phụ trách khoa ngoại ngữ cảm ơn thầy Lê Trung Nghĩa đã đem đến những nội dung học vô cùng ý nghĩa giúp mở ra một không gian suy nghĩ khác hẳn với những tư duy trước đây. Trong khi giáo trình, tài liệu bài giảng truyền thống chỉ được dùng một lần và bó hẹp trong không gian cũ thì giờ đây được tự do chia sẻ, tự do tái đầu tư và tự do đóng góp sử dụng. Bà Oanh cho rằng, nếu làm được những điều này, thì giảng viên cũng luôn dễ dàng được cập nhật kiến thức mới, nâng cao được kiến thức trong nghiên cứu và giảng dạy. Đối với sinh viên, học liệu mở tạo ra thói quen tự học, tự đọc, tự nghiên cứu, tăng cường được sự sáng tạo của sinh viên.
Toàn cảnh lớp bồi dưỡng tập huấn (OER)
Theo tapchicongthuong
Cơ hội liên kết và đào tạo lấy bằng Hàn Quốc ngay tại Việt Nam Theo đó, sinh viên Việt Nam có thể theo học các chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng Hàn Quốc ngay tại Việt Nam với mức chi phí hợp lý nhất. Ngày 30/7, Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về hợp tác liên kết đào tạo với Hàn Quốc. Người...