6 điều tuyệt vời trẻ có thể học từ ông bà
Trong mắt trẻ thơ, ông bà là những giáo viên tuyệt vời nhất thế giới. Cùng với bố mẹ, ông bà chính là những người yêu thương trẻ vô điều kiện.
Ông bà yêu thương trẻ vô điều kiện. (Ảnh: ITN).
Thực tế, những đứa trẻ có thể học được vô số điều thú vị từ ông bà của chúng, đôi khi là cố ý và đôi khi là vô tình.
Trong một thế giới mà xu hướng cả cha lẫn mẹ đều đi làm đang gia tăng, ông bà thường là người để mắt đến các cháu. Họ quan sát hành vi của trẻ và chỉnh sửa, góp ý khi chúng làm sai, đồng thời khen ngợi hành vi tốt, từ đó giúp củng cố nền tảng của một hệ thống giá trị vững chắc và ý thức đúng sai trong tâm trí trẻ.
Trí tưởng tượng mạnh mẽ
Video đang HOT
Những câu chuyện của ông bà luôn có sức hút đặc biệt đối với trẻ. (Ảnh: ITN).
Trẻ em thích nghe kể chuyện, và những câu chuyện của ông bà luôn có sức hút đặc biệt đối với chúng. Khi đi ngủ, khi ăn cơm hay khi buồn chán vào một buổi chiều mưa, những câu chuyện đầy màu sắc qua lời kể của ông bà có thể khiến trẻ cảm thấy hào hứng trở lại.
Cho dù đó là những câu chuyện liên quan đến các vị vua và hoàng hậu, các nàng tiên và thần lùn, hay những con vật tưởng tượng, khi trẻ lắng nghe, trí tưởng tượng của chúng sẽ phát triển. Thông qua những hình ảnh trong câu chuyện, trẻ học được cách điều hướng thế giới xung quanh.
Khi có ông bà ở gần, trẻ sẽ nhìn vào những khó khăn mà người già gặp phải và học cách đồng cảm với họ. Trong quá trình này, những đứa trẻ sẽ dần trở thành những con người khiêm tốn hơn, tử tế hơn.
Hầu hết giáo dục chính thống nghiêng về lý thuyết, và đôi khi những gì kinh nghiệm thực tế có thể làm được thì lý thuyết lại không thể. Dù là trẻ thích chơi cùng ông trong vườn, hay thích xem bà đan lát, nấu nướng trong bếp, với kho tàng kinh nghiệm mà mình sở hữu, ông bà đều có thể mang đến những bài học thực tế sống động cho trẻ.
Kỷ luật
Kỷ luật thường là điều khiến con cái chống lại cha mẹ, nhưng ông bà lại đạt được thành công vang dội. Ông bà có kinh nghiệm dỗ dành để cháu nghe lời mà không cần mắng mỏ.
Không giống như những hành vi học được từ sự sợ hãi, những thói quen kỷ luật như vậy sẽ đọng lại trong trí nhớ của trẻ và giúp chúng trở thành những người tốt hơn.
Không thể phủ nhận, em học được rất nhiều điều từ ông bà của chúng. Ông bà có thể mang đến sự nhiệt tình và chu đáo đặc biệt khi dành thời gian cho những đứa cháu nhỏ, điều đó giúp đứa trẻ học hỏi và trưởng thành.
Tình yêu thương
Ông bà thường thích dạy trẻ bằng cách kể những câu chuyện và chia sẻ về truyền thống văn hóa gia đình. Và, điều quan trọng nhất mà ông bà mang lại cho những đứa cháu bé bỏng của họ là tình yêu thương.
Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo học hỏi và phát triển thông qua các mối quan hệ gần gũi, quan tâm với người lớn trong cuộc sống của chúng. Sự quan tâm, tương tác và tình yêu thương vô điều kiện từ ông bà (cùng với cha mẹ) giúp trẻ nhỏ cảm thấy an toàn và yên tâm. Và đó là những gì chúng cần để phát triển trí não khỏe mạnh.
Tình yêu thương của ông bà chắc chắn có tác động thực sự và lâu dài đến tương lai của trẻ nhỏ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ gần gũi, gắn bó cũng tốt cho ông bà, góp phần giúp ông bà sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và thậm chí có thể sống lâu hơn.
Bố mẹ chồng tặng món quà lớn để giữ con dâu ở lại quê
Không muốn làm phiền bố mẹ chồng nữa nên tôi quyết định quay trở lại thành phố. Nào ngờ, ông bà lại tìm cách níu kéo mẹ con tôi.
Ảnh minh họa
4 năm nay tôi không đi làm, chỉ ở nhà chăm sóc 2 con. Nhiều lần tôi muốn nhờ bà nội ra phố trông cháu để được đi làm. Nhưng chồng tôi nói bà vất vả cả đời nuôi 2 anh em ăn học thành người. Bây giờ bà có tuổi phải để nghỉ ngơi và ở nhà chăm ông.
Chồng nói sẽ cố gắng chăm chỉ làm việc để nuôi vợ con, tôi cứ yên tâm ở nhà cơm nước cho bố con anh đầy đủ, cuối tháng lĩnh lương của anh ấy là được. Chồng cũng tâm lý nên những ngày ở nhà nội trợ, tôi thấy thoải mái và không chịu bất kỳ áp lực nào.
Cách đây 1 tháng, bố chồng bị tai biến và phải nằm liệt giường. Số cân nặng của ông gấp đôi bà. Một mình bà rất khó khăn trong việc chăm sóc ông. Vì vậy, chồng muốn tôi về quê hỗ trợ mẹ phục vụ bố. Nếu tôi không chịu về quê thì anh ấy sẽ cắt phép về chăm sóc bố khoảng 1 tháng. Không còn sự lựa chọn khác, cuối cùng 3 mẹ con tôi phải về quê nội.
Mang tiếng về quê chăm sóc bố mẹ, tôi thấy bản thân chẳng giúp được việc gì mà còn đưa thêm việc cho bà nội làm thì đúng hơn. 2 con tôi còn nhỏ, lúc nào cũng quấn quýt lấy mẹ. Mỗi khi tôi định làm việc gì đó thì mẹ chồng bảo tôi cứ ngồi đó với con, bà làm chút là xong việc.
Cả ngày ông nằm nhiều nhức mỏi toàn thân nên khó ngủ, đêm đến vừa chợp mắt được một lúc thì đứa con nhỏ của tôi khóc đòi sữa. Ông mà tỉnh giấc là không thể ngủ được. Thương ông, bà cũng chẳng thể ngủ được, lại ngồi dậy xoa bóp người cho ông.
Sau 1 tháng về quê chồng, không giúp được bố mẹ là mấy, tôi quyết định quay trở lại thành phố. Thế nhưng lúc nói ra ý định, bố mẹ chồng không muốn con cháu rời đi mà dụ dỗ về quê sống.
Mẹ chồng nói từ ngày con cháu về chơi, không khí gia đình vui vẻ ấm áp hẳn lên. Trong nhà cũng có tiếng người nói cười. Ông bà muốn được ở bên con cháu những năm cuối đời. Mẹ nói nếu tôi chịu ở lại quê thì toàn bộ 3 sào đất gồm đất ở, vườn và ruộng sẽ thuộc về vợ chồng chúng tôi. Còn nếu chúng tôi không chịu, ông bà sẽ bán dần đất đai để lấy tiền chữa bệnh cho ông và để dưỡng già.
Chồng tôi thì rất thích vợ về quê sống cùng với bố mẹ, còn tôi đang do dự, không biết nên đi hay ở nữa?
Tôi đưa hết của hồi môn cả tỉ đồng cho mẹ chồng giữ hộ để rồi ngã ngửa trước sự thật Khi bước chân về nhà chồng tôi cũng coi bố mẹ chồng như người thân ruột thịt. Chính vì vậy mà khi mẹ chồng hỏi thì tôi không ngần ngại đưa hết số của hồi môn cho bà giữ hộ. Ảnh minh hoạ Tôi năm nay 29 tuổi, chồng tôi hơn tôi 2 tuổi, chúng tôi kết hôn sau gần 2 năm yêu...