6 điều cần làm để giữ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh
Thời tiết chuyển lạnh cũng là lúc các mầm bệnh có khả năng phát triển mạnh hơn. Để luôn khỏe mạnh trong thời gian này, bạn cần lưu ý những điều sau đây.
1. Rửa mặt bằng nước ấm
Rửa mặt với nước lạnh là tốt nhất vì nó sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông trên da bạn và giúp bảo vệ da tốt hơn so với nước ấm hoặc nước nóng. Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn rửa mặt bằng nước lạnh khi thời tiết đã bắt đầu chuyển sang lạnh, vậy nên, thời gian này bạn nên rửa mặt bằng nước ấm là tốt nhất. Nếu rửa mắt với nước quá nóng có thể khiến da bạn bị khô, mất nước và dễ bị mẩn ngứa, viêm da.
Ảnh minh họa
2. Ăn đồ ăn nóng hoặc ấm
Khi thời tiết chuyển lạnh hơn là lúc bạn nên chuyển sang ăn nhiều đồ nóng, ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Ăn thức ăn lạnh mùa này thường gây khó tiêu và dễ gây viêm họng hơn so với trời mùa hè. Để tăng tính ấm cho thức ăn, bạn cũng có thể nêm những loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, quế… Những loại gia vị này có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa.
Một điều cần chú ý khi bổ sung các loại gia vị này là, khi trời sang thu, chưa thực sự lạnh như mùa đông thì bạn chỉ nên bổ sung đồ cay, nóng ở mức vừa phải chứ không nên ăn nhiều như khi sang mùa đông.
Ảnh minh họa
3. Uống nhiều nước để tránh sốt virus
Video đang HOT
Giao mùa, đặc biệt là từ mùa thu sang đông cũng là lúc các đợt dịch sốt phát triển mạnh và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Thông thường, các loại sốt đều được điều trị bằng thuốc hạ sốt và sau nhiều ngày mới khỏi. Vì vậy, phòng bệnh là cách tốt nhất bạn nên làm. Để phòng bệnh do các loại virus gây ra trong thời tiết lạnh, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
Các loại hoa quả thường giàu vitamin C nên sẽ tăng cường sức đề kháng, giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể không bị mất nước, tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và phòng tránh bệnh do virus gây ra.
Ảnh minh họa
4. Không dụi mắt để tránh đau mắt đỏ
Thời tiết ẩm ướt khi giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh và gây bệnh. Nếu bạn có thói quen dụi mắt, bạn sẽ càng tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ vì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mắt rất nhanh chóng. Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra theo mùa, bùng phát rất nhanh trong môi trường thuận lợi và dễ dàng lây lan thành dịch.
Thường xuyên dụi mắt sẽ làm tổn thương giác mạc, tăng nguy cơ bị bệnh đau mắt đỏ. Để phòng bệnh đau mắt đỏ, ngoài việc tránh dụi mắt, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt và nên nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ảnh minh họa
5. Súc miệng nước muối tránh bệnh hô hấp
Vì thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh dễ gây ra các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm họng, ho, viêm phế quản… nên việc cần làm nhất là phòng bệnh. Ngoài việc mặc đủ ấm, tránh ngủ nơi gió lùa… bạn nên tạo cho mình thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý… để làm sạch đường hô hấp, ngăn ngừa vi khuẩn, virus trú ngụ và gây bệnh.
Ảnh minnh họa
6. Tập thể dục phòng ngừa đau nhức khớp
Rất nhiều người thường bị đau nhức xương, khớp khi giao mùa. Đó được coi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự thay đổi thời tiết. Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên cho xương khớp quen với việc vận động, thể dục để tăng sức khỏe cho hệ xương khớp.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh bệnh tật trong khi giao mùa.
Theo VNE
4 mẹo giữ sức khỏe cho những người thường xuyên thức khuya
Làm việc khuya hay thức đêm đều dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, stress cùng nhiều bệnh lý khác. Nếu cần thiết phải thức khuya, bạn hãy tham khảo mẹo giữ sức khỏe như dưới đây.
1. Điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể
Cơ thể mỗi người đều có đồng hồ sinh học được lập trình để hoạt động và tỉnh táo vào ban ngày, buồn ngủ khi đêm xuống. Vì vậy, nếu bạn phải làm việc vào buổi tối, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, kém tập trung vào ban ngày. Đó là do cơ thể bị rối loạn nhịp sinh học và chưa quen với giờ giấc bị xáo trộn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cố định giờ đi ngủ và thức dậy để cơ thể quen dần. Khi đó, nhịp sinh học cũng tự thích ứng với giờ làm việc này và cảm giác uể oải sẽ bị đẩy lùi.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Hầu hết những người phải làm việc ca đêm đều có thói quen ăn uống không lành mạnh. Không ít người lựa chọn đồ ăn nhanh để "đối phó" với cơn đói lúc đêm. Sự nguy hiểm ở đây là thói quen sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh,đồ hộp... sẽ khiến bạn mắc nhiều bệnh tật như béo phì,tiểu đường, thậm chí là ung thư.
Do đó, nếu bạn phải làm việc ca đêm, cố gắng dùng bữa ăn tối trước 8 giờ tối. Từ nửa đêm, khoảng 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng, tốt nhất là ăn các bữa ăn nhẹ có nhiều chất xơ và protein, hạn chế các món ăn nhiều đường và chất béo.
Thức khuya nhiều làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và khiến bạn mệt mỏi. Ảnh minh họa
3. Chú ý đến việc nghỉ ngơi thư giãn
Vì nhiều lý do, bạn phải làm việc cả ban đêm khiến cho giấc ngủ của bạn bị rút ngắn lại, không còn được 7-8 giờ mỗi ngày nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bi đảo lộn, thậm chí chúng không thực hiện tốt chức năng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Dù vì mục đích gì mà bạn phải thức đêm, bạn cũng cần đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên cố gắng ngủ ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày. Theo các nhà khoa học, nếu bạn ngủ ít hơn 4 tiếng, bạn sẽ khó ngủ sâu giấc, não và cơ thể không được thư giãn tối đa, dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ và suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, nếu cơ thể quá mệt mỏi, nếu có thể bạn nên dành ra một vài phút để có giấc ngủ ngắn nhằm lấy lại tinh thần nhanh chóng. Hoặc nếu không, bạn nên để cho mắt và trí óc nghỉ ngơi bằng cách rời khỏi máy tính, tài liệu và tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ...
4. Uống đủ nước
Làm việc hay thức khuya sẽ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho sức khỏe của bạn suy sụp nhanh chóng. Ngoài chức năng giữ cân bằng điện giải trong cơ thể, nước còn giúp các cơ quan trong cơ thể "tỉnh táo" để làm tốt chức năng của chúng dù là ban ngày hay ban đêm.
Vì vậy, bạn cần luôn đảm bảo cơ thể bạn không bị mất nước, nhất là về đêm. Trong suốt thời gian bạn làm việc trong một văn phòng có trang bị điều hòa nhiệt độ, cơ thể sẽ phải đối mặt với tình trạng mất nước do không khí lạnh nên bạn phải cung cấp nước cho cơ thể trong suốt cả ngày. Khi bạn không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần, không chỉ da dẻ bị khô ráp mà tinh thần của bạn cũng thấy uể oải, khó tập trung. Tốt nhất, bạn nên giữ một chai nước trên bàn làm việc và uống đều đặn.
Theo VNE
15 cách cực hay để giữ sức khỏe Bạn có cảm thấy mình già hơn tuổi thực tế của mình không? "Tuổi sinh học" của chúng ta có thể khác một vài năm so với tuổi thực tế, phụ thuộc vào những thói quen lối sống của chúng ta. Bỏ hút thuốc Từ bỏ thuốc lá trông bạn sẽ trẻ hơn nhiều tuổi.Làn da của bạn nhìn không những trẻ trung...