6 đề xuất thay đổi hệ thống giáo dục VN
Các chuyên gia giáo dục đánh giá hệ thống giáo dục hiện nay còn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, hiệu quả đào tạo thấp, cần phải tái cơ cấu.
Những nghề thiết thực cho cuộc sống như nấu ăn đang được nhiều bạn trẻ theo học
Học ngược
Tại Hội thảo “Tái cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam” do Hiệp hội các trường ĐH – CĐ ngoài công lập vừa tổ chức, TS. Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường ĐH – CĐ ngoài công lập) nêu thực tế “ngược đời” đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam: Rất nhiều cử nhân đại học sau khi ra trường không tìm được việc làm, phải quay lại học nghề, học ở các trường trung cấp để “dễ” có việc hơn. Đây là nguyên nhân của việc thiếu định hướng giáo dục, định hướng nghề nghiệp khiến người học rơi vào vòng luẩn quẩn, vừa tốn thời gian, tiền bạc vừa không mang lại hiệu quả.
Video đang HOT
Theo thống kê của Bộ LĐ,TB&XH, hiện số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 84,6%, điều này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực hiện rất thấp. Theo ông Khuyến, nguyên nhân là do cơ chế quản lý chồng chéo, cộng với công tác đào tạo không bám sát chiến lược phát triển KT – XH của đất nước và địa phương. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo hầu như không có sự phân luồng người học và sự phân tầng cơ sở giáo dục. Thực trạng này sẽ tạo hệ lụy trực tiếp đến sự phát triển KT – XH của đất nước.
Còn GS. Trần Phương cho rằng, khung chương trình đại học hiện nay quá cứng nhắc và thừa thãi, lại không song hành với nền kinh tế, dẫn đến tình trạng mất cân đối cung, cầu và cử nhân thất nghiệp hàng loạt. Như hiện nay nước ta có 500.000 doanh nghiệp tư nhân, những đơn vị này chỉ cần trình độ trung cấp kế toán là đủ, nhưng chúng ta lại đào tạo quá nhiều cử nhân đại học. “Cần tính đến việc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu phát triển KT – XH theo từng giai đoạn và theo từng địa phương”, GS. Trần Phương nhấn mạnh.
Còn GS.TSKH Nguyễn Minh Đường lại lo ngại nhất về hiện tượng chồng chéo trong quản lý. Các đơn vị giáo dục, nhất là các trường nghề vừa chịu sự của quản lý theo ngành lại vừa quản lý theo lãnh thổ. Chính việc “năm cha, ba mẹ” này dẫn đến sự hạn chế, yếu kém trong quản lý, chất lượng đào tạo…
Phân luồng học sinh
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục hiện nay là do chưa làm tốt công tác phân luồng. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong các năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT chiếm trên 70%, khoảng 8% tham gia bổ túc THPT; Chỉ có từ 1,8% – 2% vào học Trung học chuyên nghiệp và khoảng 3% vào dạy nghề, còn lại tham gia thị trường lao động tự do. Trong khi đó, thực tế nhu cầu sử dụng lao động tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp hiện nay lại rất cần người có kỹ năng nghề nghiệp ở bậc nghề, trung học chuyên nghiệp. Vì vậy, các đại biểu tham gia hội thảo thống nhất nhận định phải phân luồng từ THCS. “Tuy nhiên, để thực hành triệt để phân luồng người học sau THCS, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phân luồng như chỉ tiêu đào tạo, phân bổ ngân sách, chính sách học phí, học bổng…” – TS. Khuyến để xuất.
Thay mặt Hiệp hội các Trường ĐH – CĐ ngoài công lập, TS. Lê Viết Khuyến đưa ra dự kiến sơ đồ phân luồng học sinh, sinh viên của Việt Nam sau năm 2015 cùng với 6 để xuất thực hiện như: Đổi trường trung cấp nghề thành trung học nghề; Chuyển đổi các trường trung cấp chuyên nghiệp theo hai hướng cao đẳng thực hành và trung học nghề; Hợp nhất một phần trường THPT với các cơ sở dạy nghề ở địa phương để chuyển thành các trường trung học nghề; Quy hoạch lại nhiệm vụ cho các trường đại học theo hai hướng: Nghiên cứu và nghề nghiệp – ứng dụng; Các trường địa phương và trường của các Bộ, ngành chủ yếu đi theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, bám sát nhu cầu nhân lực của địa phương…
Theo VNE
30 năm vẫn không thể phân luồng học sinh
Nhiêu đai biêu đa nhân đinh như vây tai hội thảo "Tăng cường phân luồng học nghề sau trung học" do Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) tổ chức sáng 22-1. Các đại biểu cho rằng đã hơn 30 năm vấn đề phân luồng được đặt ra với rất nhiều văn bản, chính sách được ban hành nhưng kết quả vẫn không như mong muốn.
Ảnh minh họa
Thực trạng đáng lo ngại là tỉ lệ người học nghề không nhiều, thậm chí nhiều nơi số học sinh theo học nghề còn giảm dần theo từng năm.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng này, đó là tâm lý chê làm thợ của xã hội, công tác tư vấn hướng nghiệp chưa tốt, chính sách cho người học nghề, vấn đề lương bổng, liên thông... còn nhiều bất cập nên chưa thu hút người học, tâm lý phải học ĐH.
Cac đai biêu cung đa đê xuât môt sô giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phân luồng học sinh sau trung học như tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo trường nghề...
Theo Tuoitre
Phân luồng kém hiệu quả gây thất nghiệp Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định cần sớm thống nhất phương án, phương thức phân luồng học sinhsau trung học để không gây lãng phí nguồn nhân lực. Sở GD-ĐT TP.HCM đang có phương án phân luồng học sinh từ lớp 9 theo mô hình 9 5 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Tăng số người có bằng ĐH mà không có việc...