6 dấu hiệu ‘tố cáo’ lượng đường trong máu của bạn quá cao
Lượng đường trong máu cao có thể không nhận được nhiều sự quan tâm về sức khỏe như là Covid-19, bệnh tim và ung thư.
Nhưng lượng đường trong máu cao kinh niên – thường được gọi là bệnh tiểu đường – là một dịch bệnh thầm lặng ở Mỹ, một tình trạng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và thậm chí có thể gây tử vong.
Để bảo vệ bản thân, hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và nhận biết các dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy nó đang tăng cao.
Dưới đây là một số dấu hiệu chắc chắn cho thấy lượng đường trong máu của bạn quá cao. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số đó, bạn nên gọi cho bác sĩ, theo Eat This, Not That!
1. Đi tiểu thường xuyên
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao là bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao là bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường.
Điều đó xảy ra bởi vì khi đường (glucose) tích tụ trong máu, cơ thể sẽ cố gắng đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu.
Nếu bạn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
2. Thường xuyên khát nước
Một triệu chứng phổ biến khác của lượng đường trong máu cao là thường xuyên khát nước. Đi tiểu nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước trên hai mặt – đi tiểu thường xuyên hơn sẽ làm mất chất lỏng trong cơ thể và lượng đường trong máu thực sự làm trôi chất lỏng ra khỏi các mô khi nó rời khỏi cơ thể.
Điều đó có thể dẫn đến tăng cơn khát và uống nhiều nước hơn có thể không làm thỏa mãn cơn khát.
3. Mệt mỏi
Video đang HOT
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lượng đường trong máu thường trở nên tăng cao mạn tính vì cơ thể đã trở nên đề kháng với insulin, loại hormone giúp các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng.
Thiếu nguồn năng lượng đó, người có lượng đường trong máu cao có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
4. Thường xuyên đói và giảm cân không mong đợi
Những người có lượng đường trong máu cao có thể cảm thấy đói thường xuyên hơn và họ có thể giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn.
Đó là bởi vì cơ thể, thiếu năng lượng từ glucose, đòi hỏi nhiều thức ăn hơn để sử dụng làm nhiên liệu.
Lượng đường trong máu cao kinh niên cũng có thể dẫn đến giảm cân bất ngờ, vì cơ thể có thể bắt đầu đốt cháy các kho dự trữ chất béo để lấy năng lượng.
5. Ngứa ran và tê
Lượng đường trong máu cao mạn tính có thể làm hỏng các dây thần kinh trên toàn cơ thể, một tình trạng được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.
Dạng phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân, bàn tay và cánh tay.
Nó có thể gây ngứa ran, bỏng rát, tê, giảm nhạy cảm với cơn đau hoặc nhiệt độ hoặc đau nhói hoặc chuột rút ở các vùng bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
6. Nhìn mờ và nhức đầu thường xuyên
Lượng đường trong máu cao có thể làm sưng và biến dạng ống kính của mắt, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhìn đôi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lượng đường trong máu cao có thể làm sưng và biến dạng ống kính của mắt, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhìn đôi.
Bệnh tiểu đường có thể khiến các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ, hoặc các mạch máu mới phát triển bất thường, dẫn đến các vấn đề về thị lực.
Đây được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Theo Johns Hopkins Medicine, bệnh thần kinh do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tại Mỹ, theo Eat This, Not That!
Muốn ngủ ngon, phải bỏ ngay thực phẩm 'tối kỵ' này!
Kim Yawitz, một chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại St. Louis, Missouri (Mỹ), cho biết: "Nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, thực phẩm số 1 bạn nên từ bỏ (hoặc ít nhất là cắt giảm) là kẹo, theo Eat This, Not That!
Như chuyên gia Yawitz giải thích - và bạn có thể biết - kẹo có rất nhiều đường và về cơ bản không mang lại giá trị dinh dưỡng nào.
Chuyên gia Yawitz cho biết: "Ví dụ, gấu Gummy có 21 gram đường trong mỗi khẩu phần, chỉ với 3 gram protein, 0 gram chất béo và không có vitamin hoặc các chất dinh dưỡng có lợi khác".
"Và ăn quá nhiều kẹo có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ ngắn hạn và dài hạn", chuyên gia Yawitz nói thêm.
Mối liên hệ giữa việc ăn kẹo và giấc ngủ
Kẹo không chỉ làm mất giấc ngủ vì nó có thể gây tăng đột biến và giảm lượng đường trong máu khiến bạn đói và ngủ không yên giấc.
Chuyên gia Yawitz cho biết: "Trong ngắn hạn, ăn vặt kẹo hoặc thức ăn có đường khác cũng có thể dẫn đến thay đổi hormone - như tăng insulin, cortisol và adrenaline - khiến bạn bồn chồn, lo lắng và đói".
Yawitz cũng nhấn mạnh rằng cũng có một số bằng chứng cho thấy ăn nhiều kẹo nói chung có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ.
"Trong một nghiên cứu lớn cho thấy, tỷ lệ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm cao hơn 32% ở thanh thiếu niên ăn kẹo và đồ ngọt khác 5 lần mỗi tuần và tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém cao hơn 30% ở những người ăn đồ ngọt thường xuyên", cô Yawitz nói.
"Một nghiên cứu lớn khác bao gồm cả những người trưởng thành cũng có những phát hiện tương tự - cụ thể là những phụ nữ ăn nhiều đồ ngọt (bao gồm cả kẹo) có nhiều khả năng mắc các chứng khó ngủ hơn", cô Yawitz cho biết thêm.
Kẹo không phải là thực phẩm duy nhất có thể làm gián đoạn giấc ngủ
Chuyên gia Yawitz cho biết, ngoài kẹo, cắt bỏ đồ chiên cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, vì các nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn giàu chất béo với việc tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
"Hạn chế thức ăn có tính axit, thức ăn cay và đồ uống có ga có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nếu bạn nằm trong số 20% người Mỹ trưởng thành mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)", chuyên gia Yawitz lưu ý.
Và đừng quên bỏ những thức uống này để có giấc ngủ ngon hơn
Đối với nhiều người, tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffein như sô cô la đen vào buổi chiều và buổi tối có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Về mặt đồ uống, chuyên gia Yawitz cũng khuyên bạn nên tránh uống caffein và đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
Cô ấy nói: "Caffeine đã được chứng minh là làm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, vì vậy tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffein như sô cô la đen vào buổi chiều và buổi tối có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Chỉ một hoặc hai ly rượu cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ tới 24%, theo một nghiên cứu".
Cần lưu ý: Đối với bia, rượu, rượu mạnh có độ cồn thấp hoặc không có cồn, hãy quét nhãn và thận trọng với hàm lượng đường trong những đồ uống này, chúng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Chuyên gia Yawitz nhấn mạnh rằng phần lớn điều này phụ thuộc vào từng cá nhân.
Cô nói: "Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng caffeine không tốt cho giấc ngủ, nhưng tôi có thể uống cà phê lúc 9 giờ tối mà vẫn ngủ ngon".
"Một cách tuyệt vời để biết liệu một loại thực phẩm cụ thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không là ghi nhật ký về thực phẩm và triệu chứng. Việc theo dõi giấc ngủ của bạn cùng với các loại thực phẩm của bạn có thể giúp bạn xác định bất kỳ loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào khiến bạn thức đêm", chuyên gia Yawitz khuyên, theo Eat This, Not That!
Chuyên gia: Thực phẩm số 1 để giúp quản lý lượng đường trong máu Kiểm soát lượng đường trong máu (đường huyết) của bạn là một trong điều quan trọng nhất khi bạn phải sống chung với bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang phải vật lộn để xử lý và điều chỉnh lượng...