6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều muối
Muối rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta, nhưng quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề.
Muối giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào của chúng ta. (Ảnh: ITN)
Muối ăn (natri clorua) là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu muối tùy thích!
Khoa học cho biết tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp. Vấn đề là phần lớn lượng muối chúng ta hấp thụ đến từ thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn như bánh mì và các sản phẩm từ thịt. Chúng ta cũng thêm muối khi nấu các món ăn mặn.
Lý do cơ thể cần muối
Mặc dù lượng muối dư thừa là không tốt cho sức khỏe nhưng muối rất quan trọng bởi những lý do sau:
Chuyên gia dinh dưỡng Abhilasha V cho biết muối giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào của chúng ta, điều này rất quan trọng đối với chức năng tế bào thích hợp, dẫn truyền thần kinh và co cơ.
Natri, một thành phần của muối, đóng vai trò chính trong việc điều hòa huyết áp. Nó giúp kiểm soát lượng máu và cân bằng chất lỏng, điều này cần thiết đối với sức khỏe tim mạch.
Các ion natri rất cần thiết để truyền các xung điện dọc theo dây thần kinh. Quá trình này quan trọng cho sự chuyển động của cơ, bao gồm cả sự co bóp của tim.
Muối cần thiết cho chức năng cơ thích hợp. Nó giúp cơ bắp co bóp và thư giãn, bao gồm cả các cơ liên quan đến hô hấp và tiêu hóa.
Muối giúp cơ thể giữ nước. Lượng muối đầy đủ đảm bảo các tế bào và mô vẫn được ngậm nước và hoạt động tối ưu.
Clorua, một thành phần khác của muối, giúp duy trì sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể, điều này rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể.
Muối đóng vai trò trong việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như glucose và axit amin, ở ruột non.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều muối
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người lớn chỉ nên tiêu thụ dưới một thìa cà phê muối mỗi ngày. Ăn quá nhiều muối có thể gây ra những tác động tiêu cực cho cơ thể.
Huyết áp cao
Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về thận. Chuyên gia cho biết muối giữ nước trong máu, làm tăng lượng máu và gây thêm áp lực lên thành mạch máu.
Ăn quá nhiều muối có thể gây ứ nước trong cơ thể, dẫn đến sưng hoặc phù nề, đặc biệt là ở tay, chân, mắt cá chân hoặc bụng. Điều này xảy ra vì muối khuyến khích cơ thể giữ nước để duy trì cân bằng chất lỏng.
Thường xuyên khát nước
Ăn quá nhiều muối có thể khiến bạn cảm thấy khát nước quá mức. Điều này là do muối hút nước ra khỏi tế bào và vào máu để làm loãng lượng natri dư thừa, gây ra phản ứng khát của cơ thể.
Vấn đề về thận
Ăn quá nhiều muối có thể làm căng thận, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc lượng natri dư thừa ra khỏi máu.
“Theo thời gian, điều này làm suy giảm chức năng thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận”, Abhilasha nói.
Video đang HOT
Tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều
Lượng muối cao có thể phá vỡ sự cân bằng của các chất điện giải như natri và kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng này dẫn đến hiện tượng đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều, đặc biệt ở những người có bệnh tim tiềm ẩn.
Đau đầu thường xuyên
Tiêu thụ quá nhiều muối góp phần gây mất nước và thay đổi lưu lượng máu. Điều này gây đau đầu hoặc đau nửa đầu ở một số người.
Nên giảm lượng muối ăn vào bằng cách xem xét những gì bạn ăn trong ngày, hoặc nấu ăn bằng nguyên liệu tươi và sử dụng các loại thảo mộc, gia vị để tăng hương vị thay vì chỉ dựa vào muối.
Nếu bạn đã tiêu thụ quá nhiều muối và gặp phải các triệu chứng như khát nước hoặc sự khó chịu khác, bạn có thể thực hiện một số bước sau.
Uống nhiều nước
Tiêu thụ quá nhiều muối góp phần gây mất nước và thay đổi lưu lượng máu. (Ảnh: ITN)
Chuyên gia cho biết, một trong những cách hiệu quả nhất để giúp loại bỏ lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể là tăng lượng nước uống vào. Nước uống giúp làm loãng nồng độ natri trong máu và kích thích đi tiểu, từ đó loại bỏ lượng muối dư thừa.
Ăn thực phẩm giàu kali
Kali giúp cân bằng tác dụng của natri bằng cách thúc đẩy bài tiết natri qua nước tiểu. Tiêu thụ thực phẩm giàu kali như chuối, cam, rau bina, khoai tây và cà chua để giúp khôi phục cân bằng điện giải.
T ránh ăn mặn
Đối với những bữa ăn tiếp theo, hãy chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp để tránh ăn thêm muối. Tránh thực phẩm chế biến hoặc đóng gói, thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ có vị mặn và các bữa ăn tại nhà hàng thường có nhiều natri.
Bổ sung thực phẩm giàu magie
Chuyên gia cho biết magiê giúp điều chỉnh nồng độ natri trong cơ thể. Vì thế bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu magiê như các loại hạt, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống.
Uống trà thảo dược
Các loại trà thảo dược như trà bồ công anh hoặc trà xanh có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa là chúng giúp tăng lượng nước tiểu và giảm khả năng giữ nước.
Tập thể dục vừa phải
Tham gia các hoạt động thể chất từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như đi bộ và yoga. Điều này giúp kích thích tuần hoàn và khuyến khích sự chuyển động của chất lỏng trong cơ thể.
Dùng chanh hoặc nước cốt chanh
Vắt một quả chanh tươi và trộn nước ép của nó với nước trắng. Chuyên gia cho biết điều này giúp làm tăng hương vị và cung cấp nguồn kali tự nhiên.
Bắp bò nấu gì ngon
Bắp bò ngon, bổ dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp nấu bắp bò qua bài viết dưới đây.
Bắp bò là gì?
Bắp bò hay còn được gọi là thịt chân giò bò. Bắp bò được chia thành 2 phần: bắp bò chân trước và bắp bò chân sau. Phần bắp bò nhỏ gọi là bắp hoa ở chân trước, phần bắp ở chân sau là bắp rùa, thịt mềm hơn so với bắp hoa. Bắp bò không có mỡ, chỉ có nạc với màu đỏ sậm cùng những đường gân xen kẽ với lớp gân dai bao bọc phía ngoài. Đặc biệt, phía trên sẽ có một cuống gân lớn. Vị bắp bò ngọt đậm đà, giòn giòn.
Bắp bò có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Với 100g bắp bò cung cấp 34g protein và 201 calo. Giá của bắp bò cao hơn so với các phần khác. Bắp bò có thể được hầm, luộc, xào, hấp, kho, nấu canh tăng thêm hương vị cho món ăn.
Bắp bò nấu gì ngon
Bắp bò sẽ là món ăn hấp dẫn không thể thiếu khi bạn muốn cung cấp dinh dưỡng cho cả gia đình. Với 3 phương pháp đơn giản dưới đây, bạn có thể nấu bắp bò thơm ngon.
1. Bắp bò xào
Nguyên liệu:
Bắp bò: 300g
Dứa: quả
Rau cần, hành tây
Gia vị
Cách thực hiện:
Sơ chế:
Bắp bò sau khi được mua về rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát. Để bắp bò mềm, bạn nên dùng cán dao dần qua vài lần.Sau đó, bạn cho muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, muỗng dầu hào, xì dầu, muỗng nước mắm, tiêu, hành, tỏi, ít dầu ăn vào trộn đều thành hỗn hợp. Bạn ướp bắp bò với hỗn hợp trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.Bạn gọt vỏ dứa, cắt bỏ mắt, cắt thành từng miếng nhỏ vừa.Hành tây bóc vỏ, cần rửa sạch, cắt khúc.
Bắp bò xào dứa
Đầu tiên, bạn đặt chảo lên bếp, vặn lửa nhỏ, khi chảo nóng thêm 1 ít dầu ăn vào, khi dầu ăn sôi, cho thêm hành, tỏi giã nhuyễn vào phi cho thơm. Sau đó, bạn cho bắp bò xào với lửa lớn, đợi đến khi thịt săn lại thì cho dứa vào, nêm gia vị cho vừa ăn.
Bắp bò xào dứa ăn chung với cơm sẽ tạo thêm hương vị hấp dẫn, thơm ngon.
2. Bắp bò hầm
Nguyên liệu:
Bắp bò: 1kg
Quế: 1 thanh
Hoa hồi: 2 nhánh
Lá nguyệt quế khô: 1 lá
Tương hột: 100g
Nước tương: 30ml
Củ gừng: 3 củ
Hành lá: 5 nhánh
Nước hầm xương: 1 lít
Cách thực hiện:
Sơ chế:
Bắp bò sau khi mua về, bạn nên rửa sạch, để ráo nước, thái từng lát. Sau đó, bạn luộc sơ trong nước sôi, chần lại bằng nước lạnh.
Cách làm bắp bò hầm
Đầu tiên, bạn đặt nồi lớn lên bếp, cho nước hầm xương vào nồi đun sôi, thêm gia vị vào. Sau đó, bạn cho thêm gừng giã nhuyễn, hành lá, sốt tương đậu nành vào nồi để nước hầm thêm hương vị thơm ngon.Bạn tiếp tục đun sôi rồi thả bắp bò vào hầm với lửa lớn trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn vặn lửa nhỏ hầm trong khoảng 1g30 phút đến khi bắp bò chín.Cuối cùng, bạn vớt bắp bò ra ra đĩa.Nước hầm bắp bò chứa đựng rất nhiều dinh dưỡng nên bạn có thể giữ lại để làm súp sẽ rất ngon.
3. Bắp bò kho gừng
Nguyên liệu:
Bắp bò: 300g
Gừng nhỏ: 1 nhánh
Cây sả: 3 cây
Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu
Hành, ớt.
Cách thực hiện:
Sơ chế:
Bắp bò sau khi mua về rửa sạch, để ráo rồi thái thành từng miếng vuông.
Gừng bóc vỏ, thái sợiHành thái nhỏSả cắt khúc, chẻ làm đôi.
Cách làm bắp bò kho gừng
Đầu tiên, bạn đặt chảo lên bếp, vặn lửa nhỏ, cho dầu ăn vào, đợi đến khi dầu sôi thì cho hành vào phi với 2 muỗng dầu ăn, gừng, sả, đảo trong khoảng 2 phút.Sau đó, cho bắp bò vào đảo đều cùng gừng, sả, cho thêm ớt, cho thêm 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, muỗng hạt nêm, muỗng muối, đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn nước thì cho thêm nước sôi vào. Khi thịt mềm thì cho ra đĩa.
Bắp bò kho gừng với hương thơm đặc trưng sau khi nấu càng thơm ngon, thịt mềm, tươi, không có mùi tanh, màu sắc đẹp. Bạn có thể ăn với cơm trắng để tăng thêm hương vị.
Đôi Đũa Vàng cung cấp bắp bò chất lượng trên thị trường. Sản phẩm của chúng tôi được đảm bảo đóng gói, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn. Bạn có thể tìm thấy bắp bò ngon của chúng tôi tại các siêu thị như: Vinmart, coopmart, big C, Aeon Mall,...
Hãy cùng mua thịt bò Đôi Đũa Vàng về và chế biến thành các món hấp dẫn cho cả gia đình bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!
Thịt ba chỉ rim mặn ngọt, người kén ăn mấy cũng phải mê Ngay những người lười ăn hay khó tính cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của món thịt ba chỉ rim mặn ngọt. Chỉ đôi chút biến tấu, bạn sẽ có món thịt ba chỉ rim mặn ngọt hấp dẫn, đưa cơm. Nguyên liệu làm thịt ba chỉ rim mặn ngọt - Thịt ba chỉ 500 gr. Nên chọn những miếng rắn...