6 chữ “biết” dành riêng cho các sĩ tử
Kỳ thi đại học được ví như bước “vượt vũ môn” đối với học sinh. Vì vậy, để tránh hối hận về sau, các sĩ tử có thể nên “biết” những điều sau…
Biết mình đang ở đâu?
Có câu “biết người biết ta”, “trèo cao ngã đau”. Vì vậy, hãy biết mình đang ở đâu, hay đúng hơn là kiến thức của mình như thế nào để chon cho mình những ngôi trường phù hợp. Ví dụ cùng một nghành luật, bạn có thể thi kho Luật của ĐHQG, hoặc thi khoa Luật của tường ĐH Luật. Tùy vào năng lực hãy lựa chon ngôi trường phù hợp hơn về điểm số.
Biết mình phải học cái gì?
Để học hiệu quả, bạn cần đặt ra câu hỏi và tìm câu trả lời “mình phải học cái gì?”. Chỉ khi biết mình cần học cái gì bạn mới có thể đi đúng hướng và không bị rơi vào ma trận của kiến thức. Bạn đã từng rơi vào trạng thái mất phương hướng, không biết phải bắt đầu lại từ đâu? Nếu có, bạn đang không xác định được mình phải học những gì.
Vì vậy, hãy biết mình phải học những gì và tập trung tối đa cho những thứ đó nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, sĩ tử năm nay phải trải qua kì thi Quốc gi chung, thi ít nhất 4 môn để xét tuyển đại học. Nhưng trong số các m ôn thi, bạn cần biết trường đại học bạn muốn vào xét điểm ở các môn nào và tập trung nhiều hơn cho môn đó.
Biết mình đang học cái gì?
Xác định mình phải học gì để tập trụng làm việc đó cho hiệu quả, tránh phân tán. Nhưng để biết việc học có hiệu quả hay không, lại cần biết bạn đang học cái gì và học được những gì?
Video đang HOT
Ví dụ, bạn xác định được rằng bạn cần phải học toán, nhưng bạn lại đang mất quá nhiều thời gian cho những việc khác như: học văn, đọc truyện tranh, xem phim,… Vì vậy, lúc nào trong đầu bạn cũng phải xác định được bạn đang học cái gì, và khi phát hiện bạn học và làm việc sai hướng, bạn phải lập lại quỹ đạo đúng ngay lập tức.
Biết mình học như thế nào?
Nói cách khác là bạn cần xác định được phương pháp học của mình. Mỗi học sinh, người học lại cần có một phương pháp riêng của mình. Có người có thể thức cả đêm để học bài, có người có thể ngủ sớm để sáng sớm hôm sau thức dậy học bài, có người học tại nơi đôn người, có người lại hoc tại những nơi im ắng, có người học tại căn phòng bừa bộn, có người đòi hỏi sự ngăn nắp,…
Tóm lại, hãy biết mình phải học như thế nào và tìm phương pháp cho hiệu quả nhất. Nhưng vấn đề là làm sao tìm cho mình phương pháp hiệu quả? Không còn cách nào khác là thử. Hãy thử tất cả các cách học, các không gian học,… ghi chép lại các thông số và chọn cách hiệu quả nhất.
Biết mình thích hay không thích?
Có rất nhiều sĩ tử khi đỗ và học đại học một thời gian thì cảm thấy hối hận. Và một trong những lí do xảy ra hiện tượng này là do chay theo trào lưu, xu thế chứ không phải theo đam me, yêu thích. Ví dụ như bạn thích viết văn, nhưng vì thấy y dược “hót” hơn nên thi; bạn thích tiếng Nhật nhưng thấy tiếng Anh “hót” hơn nên thi,… việc chạy theo xu thế khiến nhiều tân sinh viên hối hận và không thể có đủ quyết tâm để học tốt.
Cũng có trường hợp “học vì bố mẹ”, bố mẹ “vẽ đường” sẵn cho con thi. Thực ra điều này không hiếm và cũng không có gì xấu. Nếu thấy con đường mà bố mẹ vẽ ra phù hợp và bạn có thể thích nghi thì đi theo cũng chẳng có gì không tốt. Nhưng nếu làm trong gượng ém, làm trong đau khổ thì lời khuyên là: không.
Tóm lại, hãy làm những thứ mình đam mê thực sự và làm khi mình cảm tháy thực sự vui. Khi làm những việc theo đam mê, bạn sẽ làm thoải mái và hiệu quả hơn.
Biết nơi mình sẽ đến là đâu?
Trước khi quyết dinh thi vào trường náo đó, hãy tìm hiểu xem ngôi trường đó như thế nào và có phù hợp với mình không. Việc tìm hiểu trước cũng đem đến sự thích thú và động lực cho bạn khi ôn thi.
Mặt khác, khi tìm hiểu trước về nơi bạn sẽ đến, bạn sẽ không bị “sốc” về văn hóa, và giúp bạn hòa nhập nhanh và tốt hơn.
Đó là những lời khuyên cho sĩ tử chuẩn bị thi đại học năm nay. Một số trong nhiều thứ bạn cần biết khhi ôn thi đại học. Hãy tìm hiểu thật kỹ để biết mình cần BIẾT những gì và chuẩn bị thật tốt cho những thứ đó. Hãy “biết bạn cần biết những gì?”
TheoHiến Nguyễn / Trí Thức Trẻ
Quyết tâm thi lại Kiến trúc sau 13 năm đi làm phụ hồ
Vì không đủ tiền đóng học phí nên học được 1,5 năm thì Võ Xuân Phú bị buộc nghỉ học trường ở Kiến trúc. 13 năm sau Phú lại thi vào trường từng học để thực hiện ước mơ kiến trúc sư.
Trong phần thi năng khiếu Vẽ mỹ thuật diễn ra tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM (Q.3), có một thí sinh đứng tuổi, nét mặt già dặn. Như bao sĩ tử khác, anh tập trung đo tỷ lệ hình khối, bàn tay đã chai sạn đều đặn phác thảo từng nét vẽ chì lên giấy. Thí sinh ấy là Võ Xuân Phú (35 tuổi), quê ở H.Đông Hòa, Phú Yên.
Với mơ ước trở thành một kiến trúc sư, nên dù ở tuổi 35 thì Phú vẫn quyết tâm đi thi đại học. Qua lời Phú kể thì 13 năm trước, ươc mơ ấy từng một lần dang dở. Năm học 1999-2000, từ miền quê nghèo năng gió Phú Yên, chàng tân sinh viên Xuân Phú hồ hởi nhập học ĐH Kiến trúc TP.HCM. "Tôi rất thích vẽ từ nhỏ nên khi đậu trường này thì mừng lắm. Tuy nhiên, lúc xuống Sài Gòn thì bao nỗi lo toan chuyện ăn học lại dồn về. Gia đình ở quê làm ruộng mà còn không đủ nuôi ba người con, nói chi đến chuyện học đại học", Phú nhớ lại.
Võ Xuân Phú thực hiện phần thi năng khiếu của mình.
Vì nhà nghèo, nên chàng trai xứ Nẫu không thể hoàn thành nhiệm vụ đóng học phí cho nhà trường. Kết quả, học được 1,5 năm thì anh bị cấm thì, rồi buộc thôi học. Trong ký ức của phúc, cảm giác con đường học vấn đứt gánh giữa chừng vẫn in hằn. "Thời điểm ấy, tôi buồn lắm, chẳng thiết đi học nữa. Có tiếc cũng không được gì nên tôi xin đi làm phụ hồ luôn", Phú kể.
Làm phụ hồ một thời gian, Phú từng nghĩ đến chuyện đi học lại. Nhưng thời điểm ấy, anh vẫn đang lo cho cô em gái ăn học nên chỉ biết cật lực với nắng gió công trình để lo cho em. Vì vậy, Phú không đi thi, dù ước mơ kiến trúc sư vẫn luôn đau đáu. Đến khi em gái ra trường, có công ăn việc làm, bản thân Phú cũng ổn định cuộc sống thì anh quyết định thi lại.
Ngày đi làm thợ ở công trường, tối về anh học đến 1-2 giờ sáng. Các môn Văn, Toán, Vẽ thì Phú đều tự ôn, tự học. Đến ngày thi, Phú chuẩn bị đầy đủ bút, tẩy, bảng vẽ... mang vào phòng thi. Anh chia sẻ, vì suốt thời gian dài không học Văn, mà chỉ có 2 tháng để ôn lại nên làm bài không như ý.
"Nội dung kiến thức Ngữ văn đã có nhiều xáo trộn, nhiều cái mới. Như đề Văn khối D1 có bài về Đàn guitar của Lorca rất mới mẻ với tôi. Hy vọng tôi được 5 điểm môn này, còn Toán và Vẽ thì làm khá tốt", Phú nói.
Hoàn thành phần thi của mình, Phú trở lại vơi công việc thường ngày cùng hy vọng đậu đại học, viết tiếp ước mơ kiến trúc sư. "Tôi nghĩ ở tuổi này, việc học tiếp vẫn chẳng có gì là muộn màng. Cuộc sống của tôi giờ cũng không còn đến nỗi vất vả, đủ lo cho bản thân ăn học được. Hơn nữa mấy năm học trôi qua rất nhanh thôi", anh chia sẻ.
Theo zing
Cao thủ khối V thi vẽ chiến sĩ tại ĐH Kiến trúc Tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, sau khi làm xong các môn Toán, Văn các thí sinh bước vào phần thi vẽ mỹ thuật. Dù là môn thuộc về năng khiếu, nhưng nhiều em cũng tỏ ra căng thẳng. Thí sinh thi trường Kiến trúc làm bài thi vẽ Chiều 10/7, các thí sinh dự thi khối V1 vào trường ĐH Kiến trúc...