6 chiêu giúp mẹ bầu không bị mất ngủ
Mẹ sẽ ngủ thật ngon suốt 9 tháng mang thai nhờ chế độ ăn hợp lý và uống đủ nước.
Mất ngủ là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải trong thai kỳ và khiến chị em vô cùng khó chịu. Khi tử cung của mẹ ngày càng lớn thì mẹ sẽ ít có cơ hội để lựa chọn được một tư thế ngủ thoải mái. Lúc này chị em cần có “chiến lược” để giấc ngủ lúc nào cũng ngon cho đến ngày sinh nở.
1. Chăm chỉ tập luyện
Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thoải mái và dễ dang đi vào giấc ngủ hơn khi đêm đến. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm triệu chứng chuột rút, đau lưng khi mang thai. Mẹ có thể lựa chọn các bộ môn thể thao như yoga, thiền, bơi lội hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý tập luyện nhẹ nhàng từ cấp độ đơn giản đến phức tạp. Nếu chưa từng tập luyện, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia.
2. Ưu tiên những thực phẩm giúp dễ ngủ
Những thực phẩm có tính axit, béo và cay thường gây ra chứng ợ nóng, khó tiêu khiến mẹ thức giấc vào buổi đêm. Vì vậy khi bầu bí mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm này. Mẹ cũng nên ăn tối trước giờ đi ngủ 2 giờ và không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, chị em nên bổ sung những thực phẩm giúp mẹ dễ ngủ như chuối, hạt sen, quả anh đào, khoai tây, sữa ấm, phô mai, hạt bí ngô…
3. Uống nhiều nước
Tác dụng phụ khi mang thai có thể sẽ khiến mẹ bầu bị sưng phù chân tay nên mẹ bầu phải uống nhiều nước để máu được lưu thông. Ngoài ra uống nhiều nước còn giúp mẹ bầu bớt đau đầu và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, mẹ nên uống nhiều trong ngày và tránh uống nước trước giờ đi ngủ để phải thức giấc trong đêm vì buồn tiểu.
4. Mua gối hỗ trợ
Video đang HOT
Để hạn chế tình trạng khó ngủ, mẹ bầu nên sử dụng các loại gối được tạo ra dành riêng cho thai kỳ. Ưu điểm của loại gối này là mang đến sự êm ái, dễ chịu, giúp bà bầu giữ được tư thế ngủ đúng cách, nhờ đó không bị đau cơ bắp, chuột rút hoặc cứng cổ trong khi ngủ và sau khi thức dậy như những chiếc gối thông thường. Gối dành cho bà bầu có 3 loại chính là gối chữ J, chữ C và chữ U.
5. Mặc quần áo thoải mái
Khi bụng bầu lớn dần từng ngày, mẹ cần cân nhắc chọn những bộ đồ ngủ có vòng eo rộng, thoái mái nhất. Việc làm đơn giản này sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác thoải mái mỗi khi xoay ngoài và giúp mẹ ngủ ngon hơn. Mẹ cũng nên chọn những bộ đồ có chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
6. Đi ngủ đúng giờ
Việc đi ngủ đúng giờ sẽ rất có lợi cho đồng hồ sinh học của mẹ bầu và giúp mẹ ngủ ngon hơn với thói quen của mình.
Theo Khampha
Ăn uống chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi
Chế độ ăn uống ở tuần thứ 5, 19, 31... thai kỳ là khác nhau để em bé được phát triển tốt nhất.
Ở mỗi giai đoạn trong thai kỳ, em bé cần bổ sung một nguồn dinh dưỡng đặc biệt để các cơ quan như mắt, não, tai... phát triển tốt nhất. Nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn này là khác nhau nên mẹ cần chọn lựa thật kỹ lưỡng theo những gợi ý dưới đây:
5 tuần - giai đoạn phát triển của thận và gan
Ở tuần thai thứ 5, em bé mới chỉ dài khoảng 6mm và nhìn như một chú nòng nọc con. Tuy nhiên, bên trong cơ thể, thận và gan đã bắt đầu phát triển. Tim cũng đã có những nhịp đập đầu tiên và nhu cầu dinh dưỡng cũng bắt đầu. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết.
Dinh dưỡng tốt nhất cho thận: Protein
Nguồn thực phẩm: Thịt, trứng, sữa, đậu.
7 tuần: giai đoạn phát triển của não
Lúc này, phôi thai dài khoảng 13mm và nhìn như một hạt đậu. Đây là giai đoạn hai bán cầu não phát triển mạnh mẽ nhất.
Dinh dưỡng tốt nhất cho não: DHA
Nguồn thực phẩm: quả óc chó, hạt thông, hạt hạnh nhanh, hạt phỉ, đậu phộng, cá và dầu cá.
Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên bổ sung niều thực phẩm chứ DHA. (Ảnh minh họa)
9 tuần - giai đoạn phát triển của cơ bắp
Vào tuần thai này, chiều dài của bé là 22-25mm, cánh tay, chân dài hơn và các cơ bắp cũng như cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển mạnh.
Dinh dưỡng tốt nhất cho cơ bắp: Magnesium
Nguồn thực phẩm: Các loại hạt, ngũ cốc
19 tuần - giai đoạn phát triển xương
Ở tuần 19 thai kỳ, chiều dài của em bé khoảng 65mm và bé đã rất giống hình người. Chiều dài của bé không tăng quá mạnh nhưng các bộ phận trên cơ thể lại phát triển mạnh mẽ. Lúc này, ngón tay và ngón chân cũng đã tách ra hoàn toàn riêng biệt và chỉ cần một ống nghe, mẹ sẽ dễ dàng nghe được nhịp đập của tim thai.
Dinh dưỡng tốt nhất cho xương: Canxi
Nguồn thực phẩm: Cá, trứng, sữa
20 tuần - giai đoạn phát triển của thị giác
Vào tuần thai này, cân nặng của em bé đạt khoảng 255 gram. Não của bé cũng bắt đầu phân chia từng khu vực cho vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác phát triển. Đến tuần thai thứ 20, võng mạc cũng phản ứng với ánh sáng bên ngoài.
Dinh dưỡng tốt nhất cho thị giác: Vitamin A
Nguồn thực phẩm: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ.
Để mắt phát triển tốt nhất, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa Vitamin A. (ảnh minh họa)
31 tuần - giai đoạn phát triển của chân tay
Toàn bộ cơ thể, đặc biệt là chân tay của bé phát triển rất mạnh trong những tuần thai này và trọng lượng của bé đạt khoảng 2kg. Chất béo dưới da cũng nhiều hơn để giảm nếp nhăn, chân và tay cũng mập mạp lên trông thấy. Phổi và hệ tiêu hóa đã phát triển gần như cơ bản hoàn thành.
Dinh dưỡng tốt nhất: Vitamin D
Nguồn thực phẩm: Cá, trứng
38 tuần - phát triển toàn diện
Vào thời điểm này, em bé có thể đã nặng tới 3,2kg và dài khoảng 52cm. Về cơ bản, bé đã phát triển đầy đủ và có khả năng sống độc lập bên ngoài cơ thể mẹ. Đầu em bé cũng đã quay xuống khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho hành trình chào đời.
Mẹ hãy tiếp tục một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất để có sức lực đối mặt với quá trình vượt cạn.
Theo Khampha
Cam sành - 'thuốc bổ' cho mẹ bầu Không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng, nước cam còn giúp da mẹ bầu trắng hồng rạng rỡ. Cam sành nói riêng và các loại cam nói chung rất giàu vitamin C, vitamin A, canxi, chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vitamin B9 (axit folic) có trong cam sành vô cùng quan trọng đối với...