6 căn bệnh ung thư lạ lùng ít người biết
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, kết quả một nghiên cứu được tiến hành trong 10 năm vê hơn 9 triệu ca ung thư, người ta nhận thấy rằng có tới 60 – 71 dạng ung thư hiếm gặp , nhưng chiếm tới 25% các trường hợp ung thư
Ung thư xương cẳng chân là dạng ung thư rất phổ biến ở nam giới, đặc biệt là độ tuổi thanh thiếu niên nở độ tuổi dậy thì, độ tuổi đang phát triển mạnh hệ xương khớp. Nam giới có nguy cơ bị ung thư xương cẳng chân ác tính gấp 2 lần so với nữ giới. Nếu không phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời ung thư xương cẳng chân thì sẽ rất nguy hiểm.
Nguyên nhân của tình trạng ung thư xương cẳng chân có thể là do gene di truyền hoặc hậu quả của một dạng ung thư có liên quan khác. Ví dụ như tình trạng retinoblastome – một loại u phát triển trong võng mạc của là tiền đề của bệnh ung thư xương cẳng chân. Nếu tiền sử bạn đã phải hỗ trợ điều trị xạ trị một số dạng ung thư khác thì việc bạn có thể đối mặt với ung thư xương cẳng chân là rất cao.
Những triệu chứng của ung thư xương cẳng chân phổ biến nhất là đau sưng ở cẳng chân, đôi khi có thể nhìn rõ khối u bướu. Nhưng rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh xương khớp khác.
2. U dây sống
U dây sống là một dạng ung thư xương, thường gặp ở trong hộp sọ và tủy sống với tỷ lệ mắc bệnh là 1/1,000,000 người mỗi năm. U dây sống thường phát triển từ những phần rất nhỏ của mảnh sụn còn sót lại khi đứa trẻ còn ở trong tử cung của mẹ.
Do đây là căn bệnh rất hiếm gặp, thường rất khó để phát hiện được nguyên nhân gây ra u dây sống. Căn bệnh này cũng không do yếu tố di truyền.
U dây sống phát triển chậm, nhưng có tính xâm lấn mạnh. Chúng thường gây đau đầu, đau cổ, nhìn đôi, mất chức năng tiêu hóa và bàng quang, ngứa ran ở tay và chân. Loại ung thư này thường không đáp ứng tốt với hóa trị, xạ trị hay với thuốc.
Phẫu thuật thường là phương pháp được lựa chọn đối với u dây sống, nhưng thường khá nguy hiểm nếu khối u phát triển ở trên cột sống và xung quanh các dây thần kinh quan trọng. Việc phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u thường khá khó khăn nên đây là căn bệnh có tỷ lệ tái phát cao.
3. Bệnh ung thư xương hóa đá
Chứng bệnh này có tên khoa học làfibrodysplasia ossificans progressive (FOP). Người mắc bệnh này sẽ có mô xương phát triển dần ở những nơi như cơ, gân và các mô liên kết khác mà nó có thể di căn được.
Người mắc chứng FOP không thể cử động được và cuối cùng họ dường như biến thành bức tượng sống.
4. Ung thư sụn trung mô
Căn bệnh ung thư của mô sụn này hiếm gặp đến nỗi mà chỉ có khoảng dưới 1,000 ca được báo cáo trong các tài liệu y khoa kể từ năm 1959.
Video đang HOT
Đây là căn bệnh ung thư ác tính, có khả năng xâm lấn rất nhanh tới các cơ quan và hạch bạch huyết và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm.
Khoảng 2/3 những ca ung thư sụn trung mô xảy ra ở xương, nhất là cột sống, xương sườn và xương hàm. 1/3 còn lại được phát hiện ở mô mỡ và mô cơ. Do loại ung thư này có thể được hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên rất khó để chỉ ra các triệu chứng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm, căn bệnh này có thể gây đau và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Nếu khối u xuất hiện gần cột sống, nó có thể gây tê liệt hay mất cảm giác.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí European Journal of Cancer, phương pháp điều trị tốt nhất thường là phẫu thuật để loại bỏ khối u kèm theo hóa trị. Sự kết hợp giữa hai phương pháp giúp giảm nguy cơ tái phát tới 50% trong khi phẫu thuật chỉ giúp giảm 27% nguy cơ.
5. Ung thư âm đạo
Ung thư âm đạo là tình trạng xuất hiện khối u trong âm đạo, ống cơ kết nối âm đạo với bộ phận sinh dục ngoài. Ung thư âm đạo phổ biến nhất xảy ra trong các tế bào bề mặt âm đạo, mà đôi khi được gọi là kênh sinh âm đạo.
Mặc dù một số loại ung thư có thể lây lan đến âm đạo từ những bộ phận khác trong cơ thể nhưng ung thư bắt đầu ở âm đạo (ung thư âm hộ chính) là rất hiếm.
Việc chẩn đoán giai đoạn sớm của ung thư âm đạo sẽ có cơ hội chữa bệnh tốt nhất. Ung thư âm đạo lan ra ngoài âm đạo thì sẽ khó điều trị hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng như:
Xuất huyết âm đạo bất thường, ví dụ như sau khi giao hợp hoặc sau khi mãn kinh;
Xuất huyết âm đạo;
Một khối u trong âm đạo;
Đi tiểu đau;
Đi tiểu thường xuyên;
Táo bón;
Đau vùng xương chậu.
6. Ung thư tuyến nước bọt
Những enzyme sản xuất bởi tuyến nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chống lại nhiễm trùng. Trong một số ít trường hợp – tỷ lệ dưới 1/100,000 người – sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến nước bọt.
Các triệu chứng bao gồm tê cứng và cảm giác yếu ở mặt, có khối u ở trong tai, má, cằm hay vùng miệng.
Nếu được phát hiện sớm, những người mắc ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ sống sót sau 5 năm tới hơn 90%. Tuy nhiên, con số đó sẽ giảm mạnh trong trường hợp phát hiện quá trễ.
Ung thư tuyến nước bọt, khác với các loại ung thư ở khu vực miệng khác ở chỗ tình hình sử dụng rượu và thuốc lá dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh, và đây cũng không phải là một căn bệnh do gen di truyền.
Ung thư tuyến nước bọt thường phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới và cũng thường gặp ở những người đã từng làm việc ở những môi trường có tiếp xúc với chất phóng xạ.
Theo www.phunutoday.vn
Đừng đứng gần bếp nướng!
Chỉ cần đứng gần một bếp nướng thịt trong mùa hè này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư do các chất gây hại ngấm vào da.
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ hít khói thịt nướng, mà cả việc ăn đồ nướng và hấp thụ chất gây ung thư qua da cũng gây nguy hiểm.
Khoảng 70% người Mỹ sở hữu bếp nướng bị phơi nhiễm với những hạt khói bụi có liên quan đến ung thư phổi, da và bàng quang.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyên những người định tổ chức tiệc nướng ngoài trời trong mùa hè này cần che phủ da càng nhiều càng tốt, và nhanh chóng thay quần áo bị ám khói khi đã nướng xong để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Các chất hóa học không phải ở thật gần mới ngấm vào da, vì vậy nếu bạn không phải là người đứng bếp, thì tốt nhất nên vào nhà đợi đến giờ ăn.
Đứng gần bếp nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vì các chất độc hại trong khói ngâm vào da
Thực phẩm - đặc biệt là thịt - khi nướng ở nhiệt độ cao sẽ có lớp vỏ chín vàng thơm ngon, nhưng đi kèm với đó không chỉ là nước sốt.
Bít tết thường được nướng ở nhiệt độ 150-200oC trên vỉ nướng.
Khi thịt nướng ở nhiệt độ này, quá trình có thể dẫn đến việc giải phóng các chất gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs).
Những chất này đã được thấy là gây ra đột biến di truyền có thể dẫn đến ung thư.
Đáng chú ý nhất, PAHs có liên quan đến ung thư phổi, bàng quang và da.
Thịt bao gồm các mô cơ và mỡ, và dưới tác động của nhiệt, các axit amin, đường và các thành phần khác phản ứng và nhỏ giọt xuống than nóng bên dưới.
Ở đó chúng được chuyển thành PAHs, được đưa trở lại lên thức ăn trên vỉ nướng khi chung bị bao bọc bởi khói.
Các PAH bám vào bề mặt của thực phẩm, có nghĩa là hầu hết các chất độc chúng ta nhận được từ đồ nướng sẽ đi vào cơ thể khi chúng ta ăn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, cho thấy rằng nguồn hóa chất mạnh thứ hai không phải là hít khói chứa PAH, mà là khói thấm qua da.
Để tìm ra mức độ tiếp xúc nguy hiểm nhất với khói thịt nướng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tình nguyện đứng ở những khoảng cách khác nhau từ một bếp nướng và có một số ăn thức ăn nướng trên đó.
Sau khi nướng xong, họ phân tích mẫu nước tiểu từ mỗi người tham gia.
Những người ăn thức ăn nướng có mức PAH cao nhất, nhưng tiếp xúc với da tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên trong mức độ tiếp xúc với chất gây ung thư.
Ngoài PAH, mỡ nóng biến thành dầu rồi biến thành dạng khí và thoát ra khỏi bếp nướng theo khói.
Da rất dễ ngấm dầu, và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra giả thuyết rằng hàm lượng dầu của khói sẽ làm da ngấm dầu.
Thật không may, các "bếp trưởng nướng" không làm được gì nhiều để ngăn chặn điều này xảy ra.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng quần áo có khả năng ngăn chặn khói.
Hơn nữa, một khi quần áo bị ám khói, việc mặc chúng trên người thực sự cho PAHs một cơ hội dài hơn để ngâm vào da, tiếp tục làm tăng nguy cơ.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu bạn sẽ ăn đồ nướng, điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm tiếp xúc là che người càng kín càng tốt trong khi nấu, nhưng hãy tắm rửa và thay quần áo trước khi bạn ngồi xuống để thưởng thức thành quả từ công trình mấu nướng của mình.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Ăn quá no vào buổi tối, bạn có nguy cơ mắc phải 8 căn bệnh sau Không chỉ mỗi béo phì, việc ăn quá no vào buổi tối còn là nguyên nhân gây ra một loạt vấn đề sức khỏe tai hại. Suy nhược thần kinh Nếu buổi tối mà bạn ăn quá no thì dạ dày sẽ căng phồng lên và khiến cho các cơ quan xung quanh bị chèn ép. Những cơ quan này sẽ liên tục...