6 cách phòng ngừa các bệnh da vào mùa đông
Mùa đông với thời tiết lạnh, khô hanh làm bùng phát các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa (chàm), mày đay, vảy nến…, đặc biệt nhiều trường hợp viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng phải điều trị nội trú.
Vì vậy, các bác sĩ bệnh viện Da liễu TƯ đã đưa ra những lưu ý giúp bạn phòng ngừa.
1. Mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
2. Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Đeo khẩu trang, găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hoá chất độc hại. Hạn chế gãi, cắt ngắn móng tay để tránh gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
3. Không tắm nước lá, nước quá nóng, xà phòng. Không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. Bôi dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách để bảo vệ làn da. Khi đã tuân thủ hướng dẫn mà bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
6 cách phòng ngừa các bệnh da vào mùa đông
4. Sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách chọn sử dụng một sản phẩm có khả năng làm sạch nhưng vẫn giữ lại được độ ẩm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn. Với da khô, ngoài việc tập trung vào các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm thì tần suất rửa mặt cũng có thể được điều chỉnh xuống 1 lần/ ngày (buổi tối) nếu quá nhạy cảm.
Video đang HOT
5. Tẩy tế bào chết ít hơn: Tần suất tẩy tế bào chết có thể được giảm xuống vào mùa Đông vì lúc này da dễ nhạy cảm hơn. Có thể tẩy da chết 1 lần/tuần để tăng tốc độ tái tế bào đồng thời tạo điều kiện cho các sản phẩm hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, vì tẩy tế bào chết vật lý có thể khiến da bị tổn thương nên có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học.
6. Sử dụng dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da, vị trí cơ thể, thời điểm: Dưỡng ẩm dạng mỡ có hiệu quả dưỡng ẩm hơn dạng cream và dạng lotion. Tuy nhiên, dạng mỡ gây cảm giác khó chịu, dính và nhờn. Dưỡng ẩm dạng mỡ nên bôi vào buổi tối, dạng cream hoặc dạng lotion vào ban ngày. Khi tổn thương khô nhiều nên dùng dạng mỡ.
Với tổn thương ở mặt nếu thuộc loại da nhờn hay có mụn trứng cá thì không nên dùng các loại dưỡng ẩm có khả năng gây mụn (hay dùng là glycerin). Với tổn thương khô da nhiều ở bàn tay, bàn chân thì nên sử dụng dưỡng ẩm có ure.
Cách bôi dưỡng ẩm: bôi dày, ít nhất 2 lần/ngày, nên bôi ngay sau tắm hay rửa mặt 5 phút. Có thể phối hợp với các phương pháp điện di, siêu âm dẫn thuốc, mesotherapy để tăng cường tạo ẩm cho da, giúp làn da khỏe mạnh, hồng hào. Cùng đó, không quên sử dụng chống nắng đầy đủ, đúng cách; chú ý uống đủ nước, ăn rau xanh, hoa quả, tập luyện thể dục đều đặn.
Những phương pháp chăm sóc da tay trong mùa lạnh
Mùa đông lạnh giá thường khiến làn da bị khô, nứt nẻ, bong tróc; đặc biệt là da tay phải thường xuyên tiếp xúc nóng lạnh...
Chăm sóc đôi tay đúng cách sẽ giúp bạn sở hữu được làn da mềm mại, mịn màng.
Uống đủ nước
Một trong những bước chăm sóc đôi tay quan trọng để chống khô tay là uống nước. Uống nhiều nước giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi tốt và không bị khô. Đó chính là cách dưỡng ẩm da từ bên trong.
Tẩy tế bào chết cho da tay
Có một số phương pháp tẩy da chết cho đôi tay tại nhà dễ dàng giúp giảm khô tay. Ngâm khoảng 10 phút trong nước ấm với một muỗng cà phê dầu hạnh nhân. Để loại bỏ da chết, trộn muối với nước cốt chanh và chà nhẹ nhàng trong 5 phút. Bạn cũng có thể nhúng tay trong sữa ấm, điều này sẽ làm giảm khô tay, canxi trong sữa có tác dụng tăng độ cứng của móng tay.
Thường xuyên dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm chính là một trong những thần dược cho đôi bàn tay của bạn. Bôi kem dưỡng ẩm da tay có thành phần từ thiên nhiên như tinh dầu thực vật sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể làn da khô ráp.
Vì vậy, mùa đông, khi thời tiết hanh khô, chị em cần tạo thói quen dùng sản phẩm dưỡng da có thành phần dầu oliu hay hạnh nhân một cách thường xuyên để bảo vệ da và chăm sóc cho làn da luôn mịn màng.
Chăm sóc móng tay
Vào mùa đông, ngoài dưỡng da tay, bạn cần chăm sóc cả móng tay. Móng tay có thể gặp những vấn đề như giòn, dễ gãy, lớp móng bị tách đôi trong mùa đông do thiếu hụt độ ẩm. Ngoài ra, trong mùa đông tất cả các hoạt động hàng ngày của chúng ta như tắm rửa bằng nước nóng hay dùng aceton tẩy móng thường xuyên cũng làm cho tình trạng hư hại móng tay trở nên nghiêm trọng.
Để đảm bảo độ chắc khỏe cho móng tay, bạn hãy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để làm chậm sự hydrat hóa. Hoặc bạn có thể dùng dầu ô liu thoa đều lên các đầu móng và da tay, massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Cách này giúp làm ấm bàn tay, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và dưỡng ẩm cho tay, móng tay.
Đeo găng tay bảo vệ
Bạn nên đeo găng tay cao su khi rửa bát hay giặt giũ quần áo bởi các chất tẩy rửa này có tính bazơ rất mạnh có thể phá hoại lớp bảo vệ da tay, gây tình trạng mất nước, nghiêm trọng hơn có thể bào mòn lớp biểu bì làm da tay nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Rửa tay đúng cách
Rửa tay là biện pháp hữu hiệu phòng tránh những căn bệnh truyền nhiễm, rửa tay sạch sẽ làm giảm các tác nhân gây hại đến làn da, các hóa chất có hại còn lưu lại sau quá trình sinh hoạt.
Tuy nhiên, khi rửa tay bạn phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các tổn thương đáng tiếc và phải sử dụng nước ấm, để lưu thông khí huyết, dưỡng ẩm da tay. Không nên sử dụng nước quá nóng vì nó sẽ làm trôi mất lớp dầu bảo vệ tay, còn nước quá lạnh sẽ làm bàn tay tê buốt, da co lại gây ra tình trạng nhăn nheo.
6 loại trái cây giúp làn da khỏe mạnh hơn vào mùa đông Dưới đây là danh sách các loại trái cây bạn nên bổ sung trong mùa đông để ngăn ngừa khô da và có được làn da khỏe mạnh hơn. Bưởi Bưởi chưa hàm lượng vitamin C dồi dào nên có tác dụng đẩy lùi quá trình oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Trong bưởi cũng giàu...