6 cách điều trị phát ban do nhiệt
Phát ban do nhiệt là phát ban trên da có thể phát triển khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, gây mẩn đỏ, kích ứng và khó chịu…
Mặc dù không có cách khắc phục nhanh chóng tình trạng phát ban do nhiệt nhưng có những phương pháp điều trị có thể làm dịu làn da. Nếu bạn dễ bị phát ban do nhiệt hơn, có thể thực hiện một số bước phòng ngừa, để giữ cho làn da mịn màng..
1. Phát ban do nhiệt là gì?
Phát ban do nhiệt thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với thời tiết nóng hoặc ẩm. Bạn có nhiều khả năng bị phát ban do nhiệt khi lần đầu tiên đến nơi có khí hậu nóng.
Khi đổ mồ hôi quá nhiều và nhanh, muối trong mồ hôi có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi nhiều hơn. Vì vậy, bất cứ khi nào đổ mồ hôi, bạn có thể bị phát ban do nhiệt. Khi bị phát ban do nhiệt, việc đổ mồ hôi liên tục có thể khiến vết ban nặng hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Hình ảnh phát ban do nhiệt ở trẻ.
Những yếu tố nguy cơ khác làm tăng phát ban do nhiệt bao gồm:
Tập thể dục hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào khiến bạn đổ mồ hôi
Mặc quần áo chật
Mặc băng y tế hoặc miếng dán thuốc
Các bệnh gây sốt
Dùng thuốc gây ra mồ hôi như bethanechol, clonidine và neostigmine…
Phát ban nhiệt không lây nhiễm, cũng không nguy hiểm và không gây sẹo trên da. Trong một số trường hợp hiếm gặp, những người bị phát ban do nhiệt nghiêm trọng liên tiếp có thể bị tổn thương ở tuyến mồ hôi.
Phát ban nhiệt trông giống như những vết sưng nhỏ, nổi lên. Chúng có thể có màu đỏ và hơi ngứa. Cơn ngứa thường trở nên tồi tệ hơn khi bị đổ mồ hôi. Bạn có thể bị phát ban do nhiệt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng nó có thể xuất hiện trên những nơi cọ xát với quần áo hoặc ở các nếp gấp trên da.
2. Cách trị phát ban do nhiệt
Video đang HOT
Phát ban do nhiệt có thể sẽ tự biến mất sau khoảng 2 đến 4 ngày. Tuy nhiên, một số cách giúp phá vỡ chu kỳ phát ban do đổ mồ hôi, sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi. Những phương pháp điều trị tại nhà này cũng có thể giúp bạn không còn rôm sảy.
2.1. Hạ nhiệt
Di chuyển đến một môi trường mát mẻ hơn ngay khi có thể như trong bóng râm, dưới gốc cây, che ô hoặc một nơi nào đó có điều hòa và nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
Vải có thể giữ rất nhiều nhiệt đối với làn da. Do đó, hãy mặc quần áo rộng rãi, chọn loại vải thoáng khí như cotton.
Phát ban nhiệt không lây nhiễm, cũng không nguy hiểm và không gây sẹo trên da.
2.2. Tắm nước mát
Tắm nước mát hoặc tắm vòi sen có tác dụng giúp cơ thể giải nhiệt, làm dịu kích ứng do phát ban do nhiệt.
Nếu chỉ bị phát ban ở một vùng nhỏ, có thể chườm mát lên vùng đó trong vòng 10 đến 15 phút. Chỉ cần nhúng một chiếc khăn hoặc miếng vải nhỏ vào nước mát rồi thoa lên da.
Hãy nhớ rằng nước mát chứ không phải nước đá (hay lấy đá để chườm). Nước quá lạnh hoặc túi nước đá có thể dẫn đến tổn thương do lạnh, có thể làm bỏng da.
2.3. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào da chết, mồ hôi khô và những thứ có thể làm tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Việc mở các tuyến mồ hôi này giúp vết ban nhiệt không trở nên trầm trọng hơn và không mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
Hãy nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho da bằng vải hoặc xơ mướp loại nhẹ khi ở trong bồn tắm hoặc dưới vòi hoa sen.
2.4. Uống thuốc kháng histamine
Phát ban do nhiệt có thể gây ngứa nhưng cần tránh gãi. Gãi vùng da bị kích ứng làm tổn thương nặng hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
Bạn có thể thử dùng thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) để chống lại cảm giác ngứa ngáy, như: Diphenhydramin (benadryl), cetirizine (zyrtec), loratadin (claritin)…
Benadryl có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nên tốt nhất nên sử dụng vào ban đêm, đặc biệt nếu cảm giác ngứa ngáy khiến bạn mất ngủ.
2.5. Thử dùng xà phòng và kem dưỡng da dịu nhẹ
Xà phòng có thể làm tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn do gây kích ứng da và làm khô da. Do đó, khi vết ban nhiệt lành lại, hãy dùng loại xà phòng dịu nhẹ không có mùi thơm.
Bạn cũng có thể sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng để làm dịu làn da, nhưng chọn loại không có mùi thơm. Để giảm đau, giữ kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh có thể làm mát làn da hơn.
2.6. Thuốc kê đơn
Nếu bạn bị phát ban toàn thân hoặc phát ban do nhiệt rất khó chịu, có thể cần dùng đến thuốc kê đơn. Có những loại thuốc kê đơn có thể giúp điều trị phát ban do nhiệt như:
- Steroid bôi tại chỗ có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn và giảm ngứa.
- Thuốc mỡ kháng sinh có thể làm giảm chứng viêm bằng cách ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong các tuyến mồ hôi bị tắc. Các lựa chọn phổ biến bao gồm thuốc mỡ clindamycin, erythromycin…
Giời leo là bệnh gì?
Gia đình tôi vừa có người được chẩn đoán mắc bệnh giời leo. Xin hỏi đây là bệnh gì và nó có lây không?
Gia đình tôi vừa có người được chẩn đoán mắc bệnh giời leo. Xin hỏi đây là bệnh gì và nó có lây không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa giời leo là tên gọi khác của bệnh zona thần kinh. Đây là chứng phát ban đau đớn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh hoặc suy giảm thị lực. Nguyên nhân là virus Varicella-Zoster - cũng là thủ phạm gây ra bệnh thủy đậu.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh giời leo bao gồm:
Đau và rát (thường ảnh hưởng đến thân hoặc mặt)
Nổi mẩn đỏ
Mụn nước
Triệu chứng giống cúm (sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi và yếu cơ)
Ngứa và nhạy cảm khi chạm vào
Theo NHS, giời leo không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, người mắc bệnh giời leo có thể lây nhiễm virus Varicella-Zoster sang một người chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine thông qua việc tiếp xúc với virus qua bọng nước giời leo, từ đó, phát triển thành bệnh thủy đậu.
Sau khi người này khỏi thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Nó có thể được kích hoạt lại và gây ra bệnh giời leo nếu hệ thống miễn dịch của ai đó bị suy yếu.
Virus gây bệnh giời leo chỉ lây lan khi ai đó tiếp xúc với vết phồng rộp, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn giữ cho vết phát ban sạch sẽ và được che phủ. Duy trì vệ sinh đúng cách là điều quan trọng khi nói đến việc kiểm soát nhiễm trùng này.
Ngoài ra, người mắc bệnh này cũng cần cố gắng tránh tiếp xúc gần với:
Bất cứ ai đang mang thai và chưa từng bị thủy đậu trước đó
Những người có hệ thống miễn dịch yếu - như người đang hóa trị
Trẻ dưới 1 tháng tuổi.
Nếu không được điều trị, bệnh zona có thể dẫn đến một số biến chứng bao gồm:
- Mất thị lực: Bệnh ảnh hưởng các dây thần kinh xung quanh mắt, có thể dẫn đến viêm mắt, nhiễm trùng và mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Đau dây thần kinh hậu zona: Đau dây thần kinh dai dẳng ở khu vực xảy ra phát ban.
- Nhiễm trùng da: Vi khuẩn gây ra mụn nước và vết loét khi bị zona, dẫn đến sẹo hoặc ngứa.
- Các vấn đề về thần kinh: Bệnh zona có thể gây viêm não, liệt mặt hoặc các vấn đề về thăng bằng hoặc thính giác.
6 việc nên hạn chế khi thời tiết nắng nóng Thời tiết miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng khiến nhiều người mệt mỏi, mất nước, nhất là những người phải làm việc dưới nắng nóng và tiếp xúc với thời tiết này trong thời gian dài. Dưới đây là những việc nên tránh vào mùa hè để bảo vệ sức khỏe. Không uống bia, rượu và đồ uống có cồn Vào...