6 bí quyết tránh nguy hiểm khi cháy ở chung cư
Vụ cháy chung cư ở TP.HCM đang làm nhiều người sống ở chung cư lo lắng. Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, cho hay bạn nên nhớ 6 bí quyết để tránh nguy hiểm khi có cháy.
1 – Hiểu kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. Ở VN nhiều người chưa biết về các kỹ thuật này, ngoài việc sử dụng bình chữa cháy cá nhân phun. Clip về thời điểm chung cư Carina ở TP.HCM cháy lại lần thứ 2 trưa 23-3 cho thấy khi nổ máy phát điện và có cháy trở lại, nhiều người tìm bình lao vào đám cháy để phun.
Nhưng thực tế phải nắm kỹ về kỹ thuật chữa cháy, khi cháy ở mức độ đốm lửa, tức là bằng thùng rác cá nhân trong gia đình, bất cứ ai cũng cần tham gia dập tắt, bởi đốm lửa có thể nhân đôi trong vòng 6 giây. Khi lửa cháy ở mức độ đốm lửa, có thể dùng bình chữa cháy cá nhân dập hoặc vải ướt, chăn ướt… để dập.
Khi đốm lửa phát triển thành đám lửa (từ gấp đôi đốm lửa) thì không thể dập bằng bình cá nhân, khi đó cần cố gắng chạy khỏi đám cháy càng xa càng tốt, đồng thời kêu cứu để báo những người khác cùng chạy thoát.
2 – Có kỹ năng phòng cháy chữa cháy, như khi nào dùng bình nào dập lửa, kỹ thuật dập tắt ngọn lửa…
3 – Nên nhớ ở nhà chung cư thì toàn bộ cầu tháng thoát hiểm sẽ cứu sống mọi người nếu xảy ra cháy. Cầu thang thoát hiểm phải là cầu thang kín để khí CO và CO2, SO và SO2 không lan được vào, nên nguyên tắc cửa cầu thang luôn luôn phải đóng kín. Nếu không khí di chuyển ở cầu thang thoát hiểm, khí độc lan vào sẽ nhanh chóng vào phổi thì cạnh tranh với oxy, gắn vào hồng cầu và người bị nạn có thể ngạt rất nhanh.
Gần đây ở Mỹ có 2 vụ cháy chung cư hồi đầu và cuối tháng 2 vừa qua nhưng không vụ nào có người chết. Một vụ chỉ có 1 người bị thương dù đó cũng là vụ cháy lớn, thiêu rụi 40 căn phòng. Tất cả đều nhờ tuân thủ nguyên tắc này và kết hợp với kỹ năng chữa cháy và cứu người của lính cứu hỏa.
4 – Khi xảy ra cháy biết kỹ năng di chuyển thấp thậm chí là bò vì trong đám cháy, oxy thường ở thấp hơn khói độc, dùng khăn ướt ấp vào mặt để hạn chế khói.
5 – Trấn tĩnh xem ngọn lửa xuất phát từ đâu, nếu di chuyển qua cầu thang bộ (thang thoát hiểm) thấy không có khói thì nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy.
6 – Không vào thang máy và phòng tắm tránh khói, vì đó là nơi khói tụ.
Phòng tắm cũng thường nơi kín đáo trong nhà, cứu hộ khó tìm được.
Khi thấy có báo cháy, kiểm tra cửa xem hành lang có lửa và khói, kiểm tra độ nóng. Nếu hành lang lửa lớn thì thoát ra ban công chờ cứu hộ.
Bác sĩ Phúc cũng cho hay một số hạn chế dẫn đến việc người dân chưa có kỹ năng thoát hiểm khi có còi báo cháy:
Video đang HOT
- Thỉnh thoảng còi báo động rú lên do chập kỹ thuật, dần dần người dân có tâm lý chủ quan;
- Còi báo động rú do các nhà đốt vàng mã, thắp hương… Người dân nên hạn chế đốt hương, không để nhiều chân hương trong bát hương, không hút thuốc trong nhà, ra khỏi nhà tắt hết hệ thống điện, không để nhiều thiết bị điện cùng chạy dẫn đến nguy cơ quá tải và chập điện…;
Bác sĩ Phúc cũng cho biết khói độc có thể làm ngạt và gây chết người trong bài giây đến vài chục phút tuỳ loại khói. Trong đó khói chứa khí CO nguy hiểm nhất, nhì là khí CO2 và các vật liệu cháy đều sinh ra khí độc này.
L.ANH- X.LONG ghi
Nguồn: tuoitre.vn
5 dụng cụ thoát hiểm phải luôn có trong nhà để cứu tính mạng khi cháy nổ
Những vật dụng thoát hiểm rất hữu ích, có thể cứu tính mạng của bản thân và gia đình bạn khi xảy ra hỏa hoạn.
Chung cư Carina xảy ra hỏa hoạn khiến 13 người tử vong
Khoảng hơn 1 giờ rạng sáng nay (23/3), một vụ cháy lớn đã xảy ra tại chung cư cao cấp Carina Plaza trên đường Võ Văn Kiệt (quận 8, TP HCM). Vụ cháy đã khiến 13 người chết, hàng chục người khác bị thương.
Vụ cháy đang khiến dư luận rất hoang mang và lo lắng. Cháy nổ luôn ẩn giật quanh cuộc sống của chúng ta và thường để lại những hậu quả nặng nề, đặc biệt là đối với chung cư cao tầng- nơi tập đông người.
Vì thế, để tự cứu lấy bản thân và gia đình khi xảy ra hỏa hoạn, các gia đình nên tự trang bị cho mình những dụng cụ thoát hiểm cần thiết.
Dưới đây là Top 5 sản phẩm thoát hiểm mà bạn luôn phải có trong nhà khi xảy ra hỏa hoạn:
Mặt nạ chống độc
Mặt nạ chống độc có thể chống được khói trong vòng 30-45 phút.
Theo các chuyên gia, đa phần thiệt hại về người trong các vụ cháy là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng. Vì vậy, để chống ngạt khói, các gia đình cần trang bị cho các thành viên mỗi người một mặt nạ chống độc.
Mặt nạ có thể chống được CO2, CO và Cyanua trong vòng 30-45 phút. Khi có cháy, mọi người bóc ra đeo, bên ngoài mặt nạ có lớp chống nhiệt sẽ phản nhiệt lại và có van lọc khói, khi khói bay vào sẽ không gây ngộ độc cho bản thân.
Trên thị trường, mặt nạ chống độc có rất nhiều loại, giá dao động trong từ vài trăm ngàn, một số loại nhập ngoại có giá đến cả triệu đồng.
Dây thoát hiểm
Dây thoát hiểm có thể giúp bạn thoát xuống nhanh chóng từ trên cao.
Tùy theo độ cao của nhà mình, bạn có thể lựa chọn các loại dây thoát hiểm với độ dài khác nhau lên tới trên 50m (tương đương nhà 12 tầng).
Khi có sự cố, bạn móc đầu thang vào thành cửa sổ, ban công có bệ chắc chắn. Mọi bộ phận của thiết bị đều chống cháy nên bạn có thể yên tâm, bình tĩnh thoát hiểm. Trọng lượng chịu tải cho phép khoảng 150 kg.
Hiện nay, trên thị trường đã có loại thiết bị thoát hiểm bằng dây tích hợp gọn gàng trong ba lô. Balô gồm 1 móc an toàn và 1 cáp chống cháy. Móc được gắn trước trong văn phòng hoặc nhà ở - tốt nhất là gần cửa sổ.
Khi xảy ra cháy, người dùng đeo balô lên vai, thắt dây an toàn rồi mắc cáp vào móc, sau đó từ từ leo xuống. Nhờ vậy, người dân sẽ hạn chế bớt các công đoạn xử lý khi có sự cố và không cần tập luyện nhiều.
Thang dây thoát hiểm
Thang dây giúp bạn thoát khỏi đám cháy một cách an toàn.
Thang dây thoát hiểm được thiết kế như chiếc thang thông thường nhưng bằng chất liệu mềm dẻo, chịu nhiệt và chịu tải trọng lớn. Thông thường thang được cuốn tròn thành cuộn và khi có trường hợp khẩn cấp thì được thả ra, gắn cố định 1 đầu vào thiết bị chịu lực trên thành ban công hoặc cửa sổ (thành phải dày và chắc chắn).
Việc leo thang xuống không khó bằng sử dụng dây nhưng cần nhanh chóng và thận trọng. Thang có thể sử dụng thoát hiểm tuần tự cho cả gia đình bởi cấu tạo 2 đầu dây như ròng rọc, bậc thang hình chữ U tựa vào tường khi bước xuống tạo độ vững chắc an toàn.
Chăn mền chống cháy
Chăn mền chống cháy được các chuyên gia khuyên các gia đình nên chuẩn bị sẵn trong nhà.
Được làm từ sợi thủy tinh, không sử dụng amiang độc hại, loại chăn chống cháy này có khả năng cách nhiệt, chống cháy, chống axít và kiềm. Đặc biệt, nó có thể chịu được nhiệt độ tới 700 độ C mà không bị chảy, không cháy, không co. Do đó, đây là sản phẩm được nhiều người khuyên dùng khi xảy ra cháy nổ.
Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ cần quấn chăn vào người và nhanh chóng theo cầu thang thoát hiểm để ra khỏi vùng hỏa hoạn trong các tòa nhà, văn phòng, nhà kho...
Bình cứu hỏa
Bình cứu hỏa mini có thể ngăn cản đám cháy nhỏ bùng phát thành đám cháy lớn.
Bình cứu hỏa ở chung cư có 2 loại là bình bột và bình khí.
Loại bình khí CO2 thường được sử dụng khi có đám cháy nhỏ phát sinh. Bình khí CO2 có thể xịt vào các thiết bị điện hay bất cứ thiết bị khác sẽ không gây hỏng hóc với thiết bị đó và có thể dập được đám cháy.
Bình bột giá rẻ hơn nhưng khi xịt vào đồ điện có thể làm hỏng luôn đồ điện đó. Trong gia đình, người ta thường xử dụng bình bột khoảng 4kg dạng ABC giá 190.000 đồng. Bình khí CO2 loại 3kg MT3 giá 360.000 đồng.
Theo Danviet
Cháy chung cư ở SG: Vú nuôi cứu bé gái 2 tuổi bất thành, cùng thiệt mạng Người mẹ dắt con trai lớn trong khi vú nuôi bế bé gái 2 tuổi tìm cách thoát khỏi đám cháy, nhưng 2 người trong số đó đã ra đi mãi mãi. Người thân trong gia đình anh Phong tập trung tại nhà tang lễ - Bệnh viện An Bình để chia sẻ, động viên anh trước sự mất mát quá lớn. Đầu...