6 bí quyết ôn thi Lịch sử hiệu quả trong 3 tháng
Thạc sĩ Lịch sử Nguyễn Thị Quỳnh Mai khuyên thí sinh nên rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi, tránh bị lạc đề, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.
Theo Zing
Bạn đọc viết: Ngày nghỉ lễ, con sẽ làm gì?
Bạn tôi đăng Facebook đoạn trò chuyện dễ thương của con gái với mẹ. Mẹ hỏi: "Sao tối nay con không phải học bài?" Con gái hồn nhiên trả lời: "Mẹ không biết là 2 hôm vừa rồi thi học kỳ, con đã phải căng thẳng và mệt mỏi như thế nào đâu. Giờ con chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn một chút thôi mẹ ạ...".
Ảnh minh họa
Câu trả lời ngây thơ và lém lỉnh của cô bé lớp 1 khiến bố mẹ thoáng giật mình...
Thi học kỳ, bố mẹ và con cùng đánh vật với nhiều bài tập về nhà. Trước khi thi, cô giáo và bố mẹ dặn đi dặn lại phải làm bài và căn thời gian ra sao để đạt điểm cao. Thi xong về tới nhà thì bố mẹ hỏi dồn xem con làm hết bài không, bài khó hay dễ, có trúng đề cương ôn luyện không. Thi học kỳ xong, đúng là con trẻ mệt nhoài! Con thèm được nghỉ ngơi, tung tăng vui chơi cùng chúng bạn, say sưa đọc truyện hoặc xem phim hoạt hình mà không bị bố mẹ nhắc nhở liên tục chuyện học bài.
Con tôi, đứa lớn lớp 6, đứa nhỏ lớp 2 vừa trải qua kì thi học kỳ I. Con trai đã biết toàn bộ điểm thi, điểm phẩy tổng kết. Con bị mấy môn điểm 6 vì làm bài sai, làm lạc đề vì không hiểu kỹ đề bài, kiến thức lỏng lẻo. Tôi tìm hiểu và hướng dẫn con làm lại bài, tất nhiên là có kèm mấy câu trách mắng. Tôi và mấy phụ huynh gần nhà, mỗi lần gặp nhau là hỏi chuyện điểm thi của con. Con chị T. điểm phẩy cả học kỳ cao chót vót, con chị H. thi toàn điểm trung bình, con anh P. học kém nhất lớp. Vậy là bố mẹ về nhà, thể nào cũng rộn ràng chuyện con người ta sao giỏi giang mà con mình kém cỏi? Chính tôi cũng cao giọng dạy con: Không phải con dốt mà là con lười học, chỉ giỏi nói chuyện riêng trong lớp nên mới không hiểu bài, mới bị điểm kém. Dù sao thì con tôi vẫn may mắn khi tôi nhẩm tính điểm trung bình cả học kỳ, con không đến nỗi quá tệ.
Tôi nghĩ, có lẽ nên tranh thủ 4 ngày con nghỉ Tết dương lịch, giao bài vở mấy môn học chính cho con ôn luyện. Tôi luôn phấp phỏng lo lắng, chẳng may con học hành lớt phớt bị chuyển lớp thì gay go. Con mình không giỏi thì ít ra cũng phải chăm chỉ bù lại. Tôi hỏi con chuyện tự học mấy ngày nghỉ lễ, con nhăn nhó kêu mệt. Trời mưa rét, bố mẹ bận việc không đưa các con đi chơi, các con định làm gì vào mấy ngày nghỉ? Tôi gợi ý các con hãy nghĩ ra 4, 5 ý tưởng để mẹ duyệt.
Câu hỏi "Ngày nghỉ lễ, con sẽ làm gì?" của tôi được các con đón nhận hào hứng. Con trai nói: "Con sẽ xin mẹ chơi game, đi đá bóng với bạn, xem phim, đọc sách, làm việc nhà và làm bài tập toán, tiếng Anh". Con gái thì tính từng ngày, mà ngày nào cũng giống nhau: "Con sẽ ngủ dậy muộn, ăn sáng rồi đi chơi, đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình, học một chút môn toán, tiếng Việt."
Các con thực sự muốn vui chơi thỏa thích và chỉ dành cho việc học chút ít thôi. Tôi đồng ý với các con, ngày nghỉ lễ vui chơi là chính, tôi sẽ dành thời gian đọc sách, đố vui cùng con, rủ các con đi phiên chợ quê để các con được tận hưởng không khí vui vẻ.
Ngày nghỉ lễ, các con sung sướng nhất là không phải lồm cồm dậy sớm, ăn uống vội vàng rồi hớt hải tới trường, học và làm cả đống bài tập. Nghỉ lễ với lũ trẻ, đơn giản là được ngủ nướng, được vui chơi, đọc truyện và xem ti vi mà không phải nghe bố mẹ cằn nhằn, giục giã...
Ngày nghỉ lễ, tôi sẽ cùng học với các con chút ít, vừa học vừa chơi để các con không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Tôi sẽ ngồi luyện mấy dòng chữ đẹp, đố bài toán vui với con gái lớp 2. Con trai lớp 6 chỉ cần viết một đoạn văn cảm nhận về cuốn truyện con vừa đọc, học thuộc một số từ mới tiếng Anh. Những ý tưởng nho nhỏ ấy khiến lũ trẻ háo hức vui sướng...
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Quảng Ngãi: Học sinh hào hứng với mô hình "Em yêu lịch sử Việt Nam" Sau khi những câu hỏi về kiến thức lịch sử được đưa ra, hàng chục học sinh hào hứng giơ tay xin trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng các em được nhận một phần quà động viên. Hình thức này tạo nên không khí sôi động, giúp các em ghi nhớ được những kiến thức lịch sử. Học sinh hào hứng...