6 bí quyết cho món nem rán giòn rụm thơm ngon
Nem rán ngon sẽ có vỏ vàng đều, giòn mà không cứng, nhân xốp nhưng không bột, ngọt mà thơm.
1. Hạt tiêu
Hạt tiêu cũ đã bị mất mùi thơm đặc biệt, còn hạt tiêu xay mịn dễ làm nem bị bột, thịt bị bở; bởi vậy bạn nên dùng hạt tiêu rang, giã nhỏ vừa và trộn với nguyên liệu làm hai lần:
- Lần đầu trộn với thịt băm cùng với chút hành củ băm để thịt được thơm ngọt và có vị cay đặc trưng.
- Lần thứ hai khi đã có tất cả nguyên liệu thì trộn đều thêm hạt tiêu trước khi cuốn và rán.
2. Các nguyên liệu khác
Món nem truyền thống các bà các mẹ hay làm thường chỉ dùng thịt heo. Tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế và thời gian cho phép bạn nên trộn thêm chút tôm nõn, nem sẽ thêm vị ngọt thơm mà vẫn rất thanh, dễ ăn.
3. Sơ chế nguyên liệu
Bạn thường thái sợi cà rốt, su hào thành một cỡ đồng nhất. Cách này giúp bạn tiết kiệm thời gian; nhưng nếu có thể hãy xắt cà rốt, su hào hoặc mộc nhĩ thành hai cỡ, trong đó có một số sợi hoặc miếng to hơn để khi rán xong rồi thì những miếng này ăn vẫn còn giòn và ngọt, bạn sẽ cảm nhận rõ vị ngọt của các loại nguyên liệu này; tuy nhiên chú ý đừng để nhiều miếng to quá, nem lổn nhổn khó ăn sẽ mất ngon.
Video đang HOT
4. Trộn nguyên liệu
Một trong những điều khiến nhiều người cảm thấy khó khăn với việc làm nem đó là khi nguyên liệu ra nước. Để tránh tình trạng này bạn cần chú ý khi trộn nguyền liệu nên trộn đều, nhẹ nhàng; tuyệt đối không bóp. Dùng trứng với lượng vừa đủ, trứng ít dễ khiến nem bị khô mà quá nhiều trứng nem dễ bị nát.
5. Bánh tráng (bánh đa nem)
Nên chọn loại bánh tráng mỏng, gói nem nhỏ và nhiều lớp thì vỏ sẽ giòn và ngon. Gói bằng bánh tráng mỏng mà to và ít lớp thì nem khó giòn, dễ bị ỉu còn gói bằng vỏ dày thì khi ăn dễ bị cứng.
Khi gói nem bạn có thể cho thêm nước hàng và giấm vào tô nước nhúng bánh tráng, dùng xốp bông sạch nhúng rồi thoa đều như thế bánh giòn và vàng đều đẹp hơn. Ngoài ra khi gói bạn nên cuộn một mép bánh tráng vào rồi mới đặt nhân lên và cuốn.
6. Rán nem
Rán làm hai lần thì nem sẽ giòn hơn. Điều chính lửa vừa cũng rất quan trọng, lúc đầu có thể để lửa to cho dầu nóng nhưng sau đó phải hạ lửa phụ thuộc vào cỡ chảo, lượng dầu và lượng nem trong chảo. Nếu để nhiệt lớn quá nem dễ bị cháy vỏ mà sống nhân.
Theo Eva
Bún chả Hồ Gươm: Quà của Hà Nội
Thạch Lam trong quyển "Hà Nội 36 phố phường" (xuất bản năm 1941) đã thật hóm hỉnh khi viết về món ăn này:
Bún chả - món ngon của phố phường Hà Nội
"Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói, ô lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đọc hai câu thơ như thế này khi ngửi thấy mùi khói chả:
Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long
Bún chả là đây có phải không?
Mà cảm hứng thế là chí phải. Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng."
Câu thơ ngày đó nay đã nằm trên tường của quán bún chả Hoàn Kiếm như một niềm tự hào của ẩm thực Hà thành. Đây là một trong số hiếm hoi các món vẫn giữ nguyên hương vị và cách chế biến khi du nhập vào Sài Gòn. Thành phần món ăn này luôn có 2 loại chả là chả viên và chả miếng. Thịt heo cho món chả viên phải là loại thịt nạc vai cho chắc thịt mà không bị nhiều sớ như thịt đùi, cũng như không bị mềm như thịt mông. Cũng nhờ vậy mà miếng thịt khi băm nhuyễn rồi nắn lại, miếng chả chắc hơn là dùng những phần thịt khác. Thịt nạc vai được bằm nhuyễn nặn viên, ướp với tiêu, nước mắm, đường, hành khô băm nhuyễn và dầu thực vật.
Chả miếng thì phải là loại thịt ba rọi thái mỏng và ướp gia vị tương tự chả viên. Công đoạn nướng cả 2 loại chả này cũng khá công phu vì nướng phải khéo sao cho miếng chả vừa vặn, không bị cháy, bên ngoài se mặt mà bên trong vừa chín. Nước mắm cũng phải pha đúng cách, vị không mặn, dấm cho vào cũng phải vừa phải. Tôi thích nhất khi dĩa bún chả vừa nướng xong được dọn ra, ta gấp thịt cho vào chén nước chấm có đầy đủ vị ngọt của đu đủ xanh và cà rốt trộn dấm. Ngắt thêm chút rau thơm, húng láng, tía tôi... rồi cho vào chén với bún. Cái vị "tổng hợp" đó mới thật thú vị làm sao, cũng là hương vị từ nước mắm mà sao thanh cảnh và nhẹ nhàng quá.
Nem của bể với phần nhân độc đáo
Quán còn có thêm món nem rán như thường thấy ở các hàng bún chả. Món ăn đơn giản mà độc đáo này bao gồm thịt heo (loại nạc dăm), cua và tôm trộn chung với rau thái sợi, miến, nấm hương và trứng, cuốn lại rồi cho vào chảo chiên như món chả giò trong Nam. Cách ăn món này cũng tương tự món bún chả, tức là cũng ăn với bún, rau các loại (đặc biệt là kinh giới và húng lủi), cùng với nước mắm tuy cách pha hơi khác một món bún chả một chút. Nếu đã cất công đến một quán bún chả, thiết nghĩ không gọi thêm một phần nem rán hẳn sẽ là một thiếu sót lớn. Miếng nem rán giòn rụm như tan chảy trong chén nước mắm và sẽ ngon hơn khi ta ăn cùng rau và bún. Hẳn bạn sẽ cảm nhận được vị béo nhẹ nhàng của tôm, cua và thịt, cũng như phần rau, hành và củ sắn được cuống chung bên trong. Cũng là một nét độc đáo của ẩm thực Hà Nội ngay tại Sài Gòn.
Hàng quán bún chả ở Sài Gòn không nhiều, tuy nhiên hương vị độc đáo tại quán Hồ Gươm ắt hẳn sẽ lưu luyến thực khách không thôi. Cũng như tôi, hẳn bạn sẽ cảm nhận được nét nét nhẹ nhàng, thanh cảnh của ẩm thực Hà thành qua từng cọng rau, chén nước chấm cho đến miếng chả nướng độc đáo kia.
Bún chả Hồ Gươm
CN1: 47 Trương Định, phường 06, quận 03
CN2: 8B Trần Phú, phường 04, quận 05
CN3: 177 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 01
CN4: 107 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh, quận 01
Mở cửa: 7h sáng đến 9h30 tối
Giá: Bún chả (32.000đ/phần), bún nem rán (30.000đ/phần - 2 cuốn)
Theo SGAT
Chui gầm cầu thang ăn nem nướng Quán nem nướng nằm dưới gầm cầu thang ở một khu tập thể cũ kỹ, tuổi đời ngót nghét gần 30 năm tạiHà Nội. Quán nem này giống phong cách bụi bụi trên phố nhà thờ khi chỗ ngồi, bàn đựng đồ ăn đều bằng chiếc ghế nhựa be bé. Quán nằm ngay đoạn đường Nguyễn Quý Đức, đằng sau Ký túc xá...