6 bài tập yoga giúp bà bầu giảm đau đầu gối
Lựa chọn bài tập yoga đúng có thể giúp bà bầu khỏe mạnh, đem lại sự cân bằng, ổn định và giúp giảm đau đầu gối hiệu quả.
1. Tư thế đứa trẻ dành cho bà bầu 2. Tư thế cái ghế 3. Tư thế mũi tên làm giảm đau đầu gối ở bà bầu 4. Tư thế đại bàng 5. Tư thế chiến binh 6. Tư thế cây cầu
Tập yoga đúng cách giúp cải thiện sức khỏe, giảm thiểu các cơn đau nhức cho cơ thể bà bầu. Dù không phải tất cả mọi động tác yoga đều phù hợp với sức khỏe bà bầu nhưng những bà bầu bị đau đầu gối thì cần tránh các động tác phải gập mình hay phải vặn. Bà bầu có thể thay bằng một số động tác giúp giảm đau đầu gối dưới đây:
1. Tư thế đứa trẻ dành cho bà bầu
Thực tế, khi gập sâu hay cúi thấp gối với bà bầu đều sẽ khiến các khớp tệ hơn. Tư thế đứa trẻ không cần bà bầu gập gối quá sâu. Chỉ cần quỳ, ngồi xuống gót chân, đặt một tấm chăn hoặc khăn giữa đùi, nằm sấp xuống sàn và kê cao trán bằng khăn.
Sau đó, đưa hai tay ra trước, giang rộng hai tay bằng vai và kéo dài chân, nên thực hiện tư thế khoảng 10 đến 15 nhịp thở mỗi lần.
2. Tư thế cái ghế
Đối với tư thế này, để thực hiện mẹ bầu cần đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai sau đó gập gối và đẩy hông ra sau như tư thế ngồi. Trọng lượng lúc này sẽ dồn vào gót chân.
Đồng thời giơ hai tay hướng lên trần, tiếp tục thực hiện nhướn thân để kéo dài thân mình, cố gắng duy trì cột sống cong tự nhiên, việc này sẽ khiến lưng dưới không bị đau.
3. Tư thế mũi tên làm giảm đau đầu gối ở bà bầu
Thực hiện động tác tập này bằng cách đứng thẳng ngay mép sàn, kéo chân trái về phía sau và gập gối chân phải sao cho hai chân tạo ra với nhau một góc 90 độ, bàn chân phải bám vào sàn. Cùng lúc giơ hai tay thẳng và hướng mũi bàn tay lên trần, khép chặt hai tay với nhau. Nếu gân kheo quá chặt nên gập nhẹ chân sau để giảm áp lực lên đầu gối.
Tư thế mũi tên giúp ích cho bà bầu giảm triệu chứng đau gối – Ảnh Internet
Tư thế này còn giúp làm săn chắc, cố định cơ mông, bắp chân và làm cân bằng giúp các nhóm cơ hỗ trợ gối tốt hơn.
4. Tư thế đại bàng
Với tư thế này, bạn cần thực hiện bằng cách gập hai gối, bắt chéo chân phải sang chân trái và giữ thăng bằng bằng chân trái. Bắt chéo hai đùi chặt để không lộ ra khoảng cách, bắt chéo cả hai tay với cách tương tự hoặc cũng có thể chỉ cần áp hai tay vào nhau.
Lưu ý, nếu hai đùi không thể quấn chặt bằng cách tương tự thì bạn vẫn có thể giữ khoảng cách nhỏ, nếu có thể nên cố gắng bắt tréo được cả hai chặt sẽ tốt hơn. Tư thế này sẽ giúp hai đầu gối an toàn, giúp ích cho đùi và bắp chân.
5. Tư thế chiến binh
Thực hiện bài tập này bằng cách bước chân phải lên trước, giữ các ngón chân thẳng, chạm sàn. Đưa chân trái về sau tạo với chân phải 1 góc 90 độ, giơ cánh tay phải hướng lên trần nhà. Gập gối và giữ thăng bằng, đặt tay trái chạm bắp chân trái và cong lưng về phía sau.
Video đang HOT
Một vài tư thế giúp bà bầu giảm đau gối khác – Ảnh Internet
Việc thực hiện tư thế này giúp ổn định cơ mông của bà bầu, gân kheo và các cơ tạo tư thế tốt cho đầu gối bà bầu không bị đau nhức.
6. Tư thế cây cầu
Tư thế này cần nằm ngửa, gập hai gối và giang 2 bàn tay, bàn chân rộng bằng hông. Giữ cố định khoảng cách giữa 2 đùi, đặt hai bàn tay song song với người. Cùng lúc đó nâng hông và tiếp tục giữ khoảng cách giữa 2 đùi. Trườn nhẹ mông về phía gối sau để bảo vệ thắt lưng.
Đối với tư thế này cần được giữ từ 10 đến 15 nhịp thở và sau khi kết thúc động tác cần dừng lại, nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục giữ khoảng cách 2 đùi và kéo hai chân ra mép sàn để hạ người xuống.
Các bài tập trên đều giúp cải thiện, giảm thiểu triệu chứng đau đầu gối ở những đối tượng bị đau đầu gối và cải thiện sức khỏe phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra quyết định điều trị. Trước khi quyết định luyện tập các tư thế giúp giảm đau gối trên mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn và lựa chọn bài tập phù hợp.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục
Đau lưng là chứng bệnh phổ biến. Chuyên gia hướng dẫn bạn 3 động tác giúp làm giảm chứng đau lưng. Dù bạn đã bị bệnh hay muốn phòng ngừa thì đều có thể thực hành thường xuyên.
Mỗi người trong chúng ta đa số đều trải qua cơn đau ở lưng ở một thời điểm nào đó trong đời. Đặc biệt là khi càng lớn tuổi, lão hóa thì chứng đau lưng lại càng dễ xuất hiện.
Nếu đau lưng kéo dài hơn trong khoảng thời gian vài tuần, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bên cạnh đó, Yoga có thể giúp giảm đau lưng rất nhiều và đồng thời có thể chữa đau lưng nếu bạn đã gặp phải triệu chứng này.
Chúng ta cùng gặp gỡ với Thạc sĩ Yoga Ấn Độ, chuyên gia Yoga trị liệu Kalpesh Pastel, cùng ông tìm hiểu về bệnh đau lưng và cách hồi phục đau lưng bằng Yoga trị liệu.
Phân loại đau lưng
Thoát vị đĩa đệm: Một trong những đĩa mềm giữa các đốt sống bị kéo dài ra ngoài rìa.
Dây thần kinh bị chèn ép: Dây thần kinh bị ép thẳng lên xương.
Viêm khớp: Các đĩa đệm trong cột sống của bạn đã mất khả năng hấp thụ sốc, do đó xương cọ xát với nhau và tạo ra các gai xương.
Loãng xương: Xương giòn, yếu có thể bị gãy hoặc xẹp xuống và tạo ra gãy xương, yếu xương.
Đau liên quan đến cơn đau dữ dội ở một bộ phận khác của cơ thể tạo ra cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc háng: Ví dụ như đây là một triệu chứng phổ biến của sỏi thận.
Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới và kéo dài xuống tới phía sau mỗi cẳng chân. Chân bị chèn ép và tạo ra đau lưng dưới và đau nhói ở một hoặc cả hai chân, đặc biệt là khi ngồi.
Mang thai: Điều này là một điều phổ biến diễn ra ở các bà mẹ mang thai nếu tất cả trọng lượng tăng thêm ở phía trước bụng có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng ở phía sau lưng.
Đau cơ xơ hóa: Tình trạng đau mãn tính này tạo ra sự khó chịu không chỉ ở lưng mà ở trên khắp cơ thể.
Ung thư: Bệnh nhân có thể bị đau lưng nếu họ bị ung thư cột sống hoặc ở các cơ quan lân cận.
Không phải tất cả các cơn đau lưng là nghiêm trọng và các triệu chứng đau lưng có thể tự hết theo thời gian.
Nguyên nhân đau lưng
Thiếu tập thể dục (yếu cơ)
Thoái hóa
Tai nạn, chấn thương
Tư thế cơ thể duy trì ở trong trạng thái sai lệch kéo dài
Mang thai.
Các vấn đề bệnh lý khác.
Các bước để chữa trị hoặc giảm đau lưng
1) Gặp bác sĩ nếu cần thiết và phải điều trị.
2) Tránh việc duy trì ngồi, đứng và nằm sai tư thế
3) Tập Asana để tăng cường và thư giãn cơ bắp, duy trì việc tập Yoga trị liệu
4) Tập hít thở để cân bằng năng lượng sống.
Bài tập hàng ngày
3 động tác yoga (Asana) có thể làm giảm hoặc chữa đau lưng mà bạn nên tập luyện thường xuyên
(1) Động tác Mèo/Bò - Cat & Cow Pose
Bạn có thể thực hiện trên thảm, trên sàn hay trên giường tư thế này. Chú ý hít thở sâu và đều. Hít vào khi ngẩng đầu lên cao và thở ra hết khi cúi đầu xuống.
Thực hiện lặp lại động tác nhiều lần trong khả năng của bạn. Ít nhất 10 lần, tăng dần lên đến 30 lần hoặc hơn.
(2) Động tác Cây cầu - Bridge pose
Thực hiện động tác này bằng cách gập đầu gối và nhấc hông lên cao, giữ sao cho cơ thể thẳng, đầu gối vuông góc với cẳng chân.
Giữ yên tư thế trong khả năng của bạn, khoảng từ 3-10 giây.
Lặp lại động tác nhiều lần. Có thể thực hiện nhiều đợt trong ngày.
(3) Động tác Gió Hồi sinh - Wind Reliving pose
Động tác này giống như một sự thư giãn. Bạn chỉ cần ôm chân lên ngực, sát vào bụng, rồi duỗi chân ra và đổi bên.
Thực hiện nhiều lần trong khả năng của mình.
Kết quả của việc tập luyện này sẽ đến ngay sau mỗi bài tập mà bạn thực hiện. Tình trạng lưng của bạn sẽ có xu hướng giảm đau dần dần. Bạn cần kiên trì tập luyện với cách nhẹ nhàng, tăng dần đều.
Nếu có bất kỳ sự bất thường nào sau khi tập, bạn cần lắng nghe cơ thể, theo dõi tiến triển và xin tư vấn từ chuyên gia.
5 bài tập chữa sa tử cung sau sinh đơn giản, hiệu quả ai cũng tập được Bài tập Kegel chữa sa tử cung được đánh giá là cách trị sa dạ con dạng nhẹ tốt, hiệu quả nhanh nhất. Với bài tập này tình trạng tử cung sa xuống âm đạo sẽ được cải thiện, tránh những biến chứng khôn lường. Kegel là bài tập yoga đặc biệt tốt cho nhóm cơ vùng xương chậu, cơ mu cụt. Bài...