6 bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo không ngừng
Ai cũng biết được vai trò của khả năng tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay. Nhưng để có được khả năng tư duy sáng tạo thì không đơn giản đúng không?
1. Đọc
Một lần nữa chúng ta lại nhắc về thói quen đọc. Ngày càng nhiều người rời xa những trang sách vì smartphone, vì interner, mạng xã hội,… Nhưng “bài tập” để rèn luyện tư duy và sự sáng tạo là đọc, đọc và đọc.
Đừng nghĩ là đọc là phải đọc những cuốn sách kinh điển, hàng vạn trang, những cuốn sách khó đọc. Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau, sách kinh tế để đầu óc logic hơn, sách văn học, thơ phú để gương mặt thanh tú hơn, sách kĩ năng mềm để khôn ngoan hơn,…
2. Viết
Nếu có thói quen viết nhật kí thì bạn đang có một “bài tập” tốt để rèn luyện bộ não của mình. Hãy cố gắng viết chi tiết hơn, có mục đích hơn và trình bày một cách khoa học.
Còn nếu bạn chưa có thói quen viết nhật kí. Mỗi ngày, hãy cố gắng viết về một điều gì đó. Một thứ bạn gặp trên đường, một việc bạn làm trong ngày, một người bạn vừa quen, về những dự định cho tương lai,… Nếu không thể viết bằng tay hãy mở một word document mới và bắt đầu đánh máy. Không cần chủ đề, không cần câu dẫn nhập, không cần chỉnh sửa và quan trọng nhất là không tự phê bình.
Hãy để những ngón tay “nhảy múa” trên bàn phím máy tính và bộ não quyết định “câu chuyện” của bạn tiếp tục như thế nào. “Thường thì tôi sẽ kết thúc với một “sản phẩm” chẳng ra sao nhưng bài tập này giúp tôi có thêm năng lượng sáng tạo” – theo Jason Surfrapp.
Video đang HOT
3. Đi
Đừng vùi mình trong phòng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Hãy cố gắng dành cho mình một khoảng thời gian đủ dài để cơ thể bạn nghỉ ngơi và thư gian. Đi bộ 1 vòng quanh công viên gần nhà, chạy bộ trên một con đường vắng, đi đánh cầu lông, đá bóng với bạn bè, đi nghe nhạc hội, đến quán bar… Những chuyến đi “chớp nhoáng” nhưng tác dụng thì không ngờ.
Ví dụ, thưởng thức bộ phim yêu thích trên màn hình lớn, âm thanh sống động và mùi bắp rang thơm lừng luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ giúp thư giãn sau một ngày làm việc, xem phim có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, nhất là những bộ phim khoa học viễn tưởng.
4. Trò chuyện với những người bạn mới quen
Trò chuyện với những người bạn mới khiến bạn phải tư duy nhiều hơn để có những cuộc nói chuyện thú vị. Không những thế bạn cần xử lí nhiều hơn vì sẽ phát sinh nhiều tình huống mới. Bạn sẽ ghi nhận được những kiến thức mới. Bạn rèn luyện cách nói chuyện với người lạ. Lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn không quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một điều từ các quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn mở rộng tư duy theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái hẳn với suy nghĩ của bạn.
5. Ăn uống tích cực
“Có thực mới vực được đạo”, một số nghiên cứu về việc cách chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Nếu bạn muốn suy nghĩ một cách khác biệt, hãy bắt đầu cung cấp năng lượng mới cho cơ thể. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết con người có thể tư duy sáng tạo hơn khi hấp thụ những thức ăn bổ dưỡng hơn.
Tất nhiên, phải nhắc lại là “ăn uống tích cực” vì nếu ăn uống không khoa học thì đến tính mạng bạn còn chẳng giữ được nữa là tư duy.
6. “Tụ tập” và lên những ý tưởng “điên rồ”
Hãy tụ tập với những người bạn tốt và có khả năng tư duy tốt và cùng nhau lên những ý tưởng, kế hoạch điên rồ. Hãy nghĩ ra thật nhiều, thật nhiều thứ về một chủ đề nào đó bạn và những người bạn quan tâm. Trong số 100 hay 1000 ý tưởng điên rồ kia có thể sẽ là những ý tưởng vĩ đại.
Dạng “bài tập” này có thể gọi là họp nhóm, nhưng nó thoải mái, tự do hơn và chẳng theo một kế hoạch nào cả. Nhóm đưa ra một chủ đề và mọi người tự do tranh luận. Tất nhiên, là sự tranh luận tích cực và không có “chiến tranh lạnh”.
TheoHiên Nguyên / Trí Thức Trẻ
Thầy giáo dùng bút sắt viết chữ ngược 180 độ
Không chỉ viết chữ sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Đương Ánh còn có biệt tài viết chữ thư pháp nét ngược bằng bút sắt.
Thầy giáo Nguyễn Đương Ánh (41 tuổi, ở Tiên Du, Bắc Ninh) được biết đến với biệt tài viết chữ đẹp nổi danh xứ Kinh Bắc. Tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh, thầy Đương Ánh dạy tiểu học tại trường Tiểu học Phú Lâm 2 (Tiên Du, Bắc Ninh). Hiện tại, thầy đang là giáo viên dạy chữ đẹp có tiếng ở Hà Nội đã được 10 năm.
Thầy Đương Ánh cùng học trò.
Học trò của thầy giáo xứ Kinh Bắc đến từ khắp mọi miền trên đất nước. Trong đó học sinh đến với trung tâm sẽ thực hiện bài thi đầu vào bài thi kết thúc, giáo viên sẽ học kỹ năng cơ bản để tự luyện tập. Có nhiều học trò học thầy qua mạng xã hội với những bài giảng online qua mẫu chữ, bài viết chia sẻ.
Thầy giáo xứ Kinh Bắc viết chữ thư pháp nét ngược.
Không chỉ viết thư pháp nét xuôi đẹp, thầy Đương Ánh còn viết thư pháp nét ngược rất độc đáo bằng bút sắt câu: "Ơn cha nghĩa mẹ sâu tầng bể/ Nghĩa mẹ sinh thành tựa núi non". Thầy chia sẻ: "Bút sắt viết khó hơn bút lông truyền thống vì nó cứng nên khó thể hiện các nét cong".
Để có được những nét chữ ngược độc đáo trên, thầy giáo bày tỏ: "Khi bắt đầu viết chữ ngược cần sự tưởng tượng. Sau đó là thói quen viết lâu sẽ đẹp như chữ xuôi".
Khi soi gương, nét chữ sẽ đọc được.
Ngoài công việc chính là luyện chữ đẹp cho học trò, thầy Đương Ánh viết chữ ngược như thứ "gia vị" để giải trí với những con chữ. Những bản viết của thầy thường được học sinh xin về làm mẫu. Không chỉ coi việc luyện chữ là một môn học, thầy giáo nâng lên tầm nghệ thuật sáng tạo.
Để viết được chữ ngược, thầy giáo cho biết trước hết phải viết chữ xuôi đẹp.
Hai mươi năm gắn bó với những nét chữ, người thầy coi đó là đam mê, cái nghiệp theo đuổi cả cuộc đời. Điều hạnh phúc của người thầy xứ Kinh Bắc là truyền được tinh thần, hứng thú cho học sinh.
Theo Zing
Bài kiểm tra Lịch sử phong cách World Cup đạt 9,5 điểm Những sản phẩm thú vị này được học sinh lớp 7 trường quốc tế Wellspring thực hiện trong bài kiểm tra vẽ bản đồ tư duy môn Lịch sử. Để môn Lịch sử không còn khô khan, xa lạ, giáo viên trong trường đã sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh lớp 7. Đây là phương pháp tuy...