6 bài tập lợi cho mắt
Các bài tập về mắt có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị mỏi mắt do làm việc trên thiết bị kỹ thuật số như máy tính, điện thoại trong thời gian dài.
Mặc dù có ít bằng chứng cho thấy các bài tập mắt thực sự có thể tăng cường thị lực nhưng có thể giúp giảm căng, mỏi mắt, và hỗ trợ điều trị một số bệnh về mắt.
Lợi ích tiềm năng của các bài tập mắt
Các bài tập cho mắt có thể hữu ích cho các tình trạng sau: rung giật nhãn cầu, lác, giảm thị lực, cận thị, khiếm khuyết trường thị giác, chứng khó đọc, rối loạn hội tụ, nhược thị, suy giảm thị giác sau chấn thương sọ não, say tàu xe…
Cần lưu ý là những người mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp không thấy đạt tác dụng có lợi khi thử các bài tập mắt dưới đây.
Thay đổi tầm nhìn
Do các thiết bị kỹ thuật số ngày càng phát triển, chứng mỏi mắt, căng mắt do phải làm việc với thiết bị kỹ thuật số đã trở nên rất phổ biến. Để giúp giảm các triệu chứng này bạn cần áp dụng bài tập đơn giản sau đây: Cứ mỗi 20-30 phút bạn lại thay đổi tầm nhìn từ gần (trên thiết bị) chuyển sang một vật gì đó ở cách xa khoảng 6m, để mắt nghỉ ở đó trong vòng 20-30 giây. Cần nhớ thực hiện bài tập này liên tục trong thời gian ngồi làm việc.
Thay đổi tiêu điểm
Video đang HOT
Bài tập thay đổi tiêu điểm cũng có thể giúp giảm mỏi mắt do kỹ thuật số. Mọi người nên thực hiện bài tập này khi ngồi: Giữ một ngón tay cách mắt khoảng 8cm. Tập trung ánh nhìn vào ngón tay. Di chuyển ngón tay từ từ ra xa khoảng 20 cm nhưng vẫn giữ ánh nhìn tập trung vào nó. Sau đó, thay đổi tiêu điểm vào một đối tượng ở xa hơn (một bức tranh, một đồ vật) phía đối diện, tập trung nhìn khoảng 5-6 giây rồi quay lại ngón tay. Đưa ngón tay trở lại gần mắt hơn, ánh nhìn theo ngón tay. Sau đó lại chuyển tiêu điểm tập trung vào một đối tượng ở xa hơn. Lặp lại bài tập này vài lần.
Các bài tập cho mắt hữu ích với những người làm việc nhiều trên máy tính.
Chuyển động mắt
Bài tập chuyển động mắt này cũng giúp chống mỏi mắt kỹ thuật số: Nhắm mắt lại. Từ từ di chuyển cầu mắt lên trên, sau đó hướng xuống dưới. Lặp lại 3-4 lần. Từ từ di chuyển mắt sang trái, sau đó sang phải. Lặp lại 3-4 lần.
Di chuyển theo hình số 8
Thực hiện như sau: Tập trung mắt nhìn vào một khu vực trên sàn nhà cách khoảng 2-3m. Di chuyển mắt theo một hình số 8 tưởng tượng trên sàn nhà trong 30 giây, sau đó đảo hướng.
Tập với bút chì
Bài tập với bút chì có thể giúp những người bị suy giảm hội tụ. Bác sĩ có thể đề nghị bài tập này như một phần của liệu pháp thị lực.
Duỗi tay ra trước mặt, cầm một cây bút chì dựng đứng, nằm khoảng giữa hai mắt. Nhìn vào cây bút chì và cố gắng giữ một hình ảnh duy nhất của nó trong khi từ từ di chuyển nó về phía mũi. Di chuyển bút chì về phía mũi cho đến khi hình ảnh bút chì nhòe đi không còn là một hình duy nhất. Đẩy bút chì ra tới khi bút chì trở lại là 1 hình. Lặp lại 20 lần chuỗi động tác này.
Tập với dây hạt
Bài tập này giúp cải thiện khả năng phối hợp của mắt. Để thực hiện bài tập này, người tập sẽ cần một sợi dây dài khoảng 1,5 m với một số hạt xỏ trên đó có các mầu khác nhau (ví dụ xanh, vàng, đỏ). Người tập có thể ngồi hoặc đứng. Buộc một đầu của sợi dây vào một vật cố định hoặc nhờ một người khác giữ nó. Người tập giữ đầu dây còn lại ngay dưới mũi.
Chỉnh các hạt cách nhau khoảng 20 cm. Chọn một hạt gần nhất và hai mắt nhìn thẳng vào hạt đó. Nếu mắt hoạt động bình thường, bạn sẽ nhìn thấy một hạt và dây chia thành 2 sợi có dạng chữ X (tâm chữ X chính là hạt bạn chọn nhìn). Đôi khi bạn chỉ nhìn thấy 1 sợi dây, hoặc 2 hạt và 2 dây. Khi đó thử cách chớp mắt để chỉnh lại hình ảnh cho đúng.
Tiếp theo chọn tập mắt với hạt kế tiếp ở xa hơn. Tập nhìn lần lượt với các hạt. Nhìn đúng là hình ảnh dây luôn tạo thành chữ X giao điểm tại hạt được chọn và hạt được chọn luôn chỉ có 1 hình ảnh.
Cuộc chiến chống lại hội chứng thị giác thiết bị số
Công việc của bạn có thể đòi hỏi hàng giờ làm việc với máy vi tính, máy tính bảng. Có thể bạn cũng bỏ nhiều thời gian rảnh rỗi để lướt net.
Dù lý do là gì đi nữa thì cơ thể của bạn cũng chịu ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ như: khô mắt, mỏi mắt, đau đầu, đau cổ, mờ mắt. May mắn thay, những cách sau đây sẽ giúp bạn rất nhiều.
6bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện hằng ngày để giúp làm giảm thiểu các tác động của hội chứng thị giác do máy tính, máy tính bảng.
Chớp mắt liên tục: Việc này sẽ giúp làm sạch mắt của bạn bằng nước mắt tự nhiên.
Nhớ nguyên tắc 20-20-20: Cứ mỗi 20 phút, nhìn ra xa ít nhất 20 feet (6 mét) trong 20 giây.
Một số biểu hiện của hội chứng thị lực máy tính.
Dùng ánh sáng thích hợp: Ánh sáng thích hợp không gây lóa sáng, sẽ giúp cho mắt bạn tốt hơn. Vì vậy, hãy giữ cho độ sáng ở mức độ tối thiểu. Để đèn bàn của bạn chiếu sáng cả bàn chứ không phải chỉ vị trí của bạn. Nên để ánh sáng tự nhiên chiếu tới từ phía trước hoặc phía sau bạn thay vì chiếu ở một bên. Dùng rèm và màn hình chống lóa sáng. Đặt màn hình vi tính đúng vị trí để làm giảm ánh sáng phản chiếu từ cửa sổ hoặc đèn chiếu sáng trên cao.
Lưu ý màn hình của bạn: Giữ màn hình cách mắt bạn ít nhất 50cm. Trung tâm màn hình nên cách mắt bạn khoảng 15m. Ngoài ra, hãy đảm bảo màn hình đủ lớn và điều chỉnh độ sáng và độ tương phản phù hợp. Điều chỉnh màn hình để bạn nhìn màn hình hơi xuống một chút và cách xa khoảng 65cm. Điều chỉnh chế độ cài đặt màn hình ở chế độ phù hợp. Độ tương phản phân cực, độ phân giải, độ chớp nháy...
Đeo mắt kính lọc ánh sáng xanh: Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng tròng kính lọc ánh sáng xanh để nhìn màn hình tốt hơn. Nếu cần, hãy sử dụng tròng kính thích hợp khi sử dụng máy vi tính, máy tính bảng.
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa mắt: Hãy khám mắt định kỳ một cách toàn diện với các bác sĩ chuyên khoa mắt. Trong quá trình khám mắt cho bạn, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể sẽ kiểm tra nhiều vấn đề hơn là chỉ một số vấn đề về thị giác do thiết bị số. Bác sĩ sẽ đánh giá các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của bạn như đái tháo đường, tăng cholesterol, tăng huyết áp, tăng nhãn áp và thoái hóa hoàng điểm. Đây là một phần đặc biệt quan trọng trong việc khám sức khỏe tổng quát thường quy.
Chóng mặt và choáng váng: Phân biệt để tránh nhầm lẫn Chóng mặt hay choáng váng là hai triệu chứng khác nhau xuất phát từ những bệnh lý khác biệt, mà đôi khi nhiều người nhầm lẫn. Chóng mặt là triệu chứng thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý thần kinh Cảnh giác với triệu chứng chóng mặt Chóng mặt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có...