57% sinh viên sư phạm không biết kềm chế cơn giận

Theo dõi VGT trên

Qua khảo sát, 62,4% sinh viên sư phạm dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến học tập và công việc, 57% không biết kềm chế cơn nóng giận và 56,4% không biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

57% sinh viên sư phạm không biết kềm chế cơn giận - Hình 1

Tiến sĩ Trần Văn Hiếu – Phó trưởng khoa Tâm lý ĐH Sư phạm Huế – bày tỏ ý kiến giáo viên hiện nay thiếu trầm trọng kỹ năng mềm và chính điều này góp phần làm giảm sút chất lượng giáo dục

Đó là một vài số liệu thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM) cung cấp tại hội thảo khoa học “Kỹ năng mềm của sinh viên sư phạm” do bộ môn tâm lý học – khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 23/8.

Những con số “biết nói”

Câu chuyện đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung vẫn đang được cộng đồng quan tâm khi còn đó chuyện doanh nghiệp phải đào tạo lại con người hay bạn trẻ chật vật tìm việc vì thiếu kỹ năng. Riêng với sinh viên sư phạm, câu chuyện đào tạo kỹ năng mềm như có phần “ nóng” hơn vì chính đội ngũ này có sứ mệnh đào tạo thế hệ tương lai.

Thiếu kỹ năng mềm, giáo viên trẻ sẽ gặp khó khăn khi hợp tác với đồng nghiệp, không năng động, thiếu bản lĩnh, không biết kiềm chế cảm xúc, từ đó có thể gây hậu quả đáng tiếc.

Một con số đáng chú ý nữa là chỉ 53,2% sinh viên sư phạm hiểu đúng, hiểu đầy đủ bản chất của khái niệm kỹ năng mềm dù phần lớn đ.ánh giá kỹ năng mềm là cần thiết. Kết luận chung từ nghiên cứu là kỹ năng mềm của sinh viên sư phạm chỉ ở mức… trung bình.

59,9% sinh viên sư phạm được khảo sát cho biết khó khăn lớn nhất khi làm việc nhóm là trình bày trước nhóm.

52,3% thường cho rằng ý tưởng của mình đúng nên tìm mọi cách bảo vệ.

49,9% không biết cách giải quyết khi nhóm có mâu thuẫn.

Các số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu tiến hành trên 1.089 sinh viên hệ chính quy các trường sư phạm (ĐH Sư phạm TP.HCM, khoa sư phạm ĐH Đồng Tháp, khoa Sư phạm ĐH T.iền Giang, khoa sư phạm ĐH Thủ Dầu Một).

Nội dung này thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Phát triển kỹ năng mềm của sinh viên các trường đại học sư phạm” do TS Huỳnh Văn Sơn, trưởng bộ môn Tâm lý học – khoa Tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM và các cộng sự thực hiện.

Video đang HOT

Tiến sĩ Trần Văn Hiếu – Phó trưởng Khoa tâm lý ĐH Sư phạm Huế – nhận địnhgiáo viên hiện nay thiếu trầm trọng kỹ năng mềm và chính điều này góp phần làm giảm sút chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, ông đặc biệt lưu ý việc quan tâm đến mối quan hệ giữa năng mềm và kỹ năng sư phạm, sự tham gia của kỹ năngmềm trong việc phát triển kỹ năng sư phạm.

Sinh viên còn “bao biện” khi thiếu kỹ năng

Làm sao đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm không hề là câu hỏi đơn giản. Tiến sĩ Trần Văn Hiếu nêu khó khăn về vấn đề thời gian, khi quỹ thời gian cho học chuyên môn còn chưa đủ thì làm sao dạy kỹ năng mềm?

Bên cạnh đó, một số giảng viên còn lo lắng về việc xây dựng chương trình đào tạokỹ năng mềm như một nội dung chuyên biệt. Nên đưa kỹ năng mềm vào chương trình chính khóa hay là môn tự chọn tự do, hoặc chỉ là hoạt động ngoại khóa?

57% sinh viên sư phạm không biết kềm chế cơn giận - Hình 2

Hoạt động cộng đồng là một trong những cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. Trong ảnh: sinh viên dạy học ở chùa Diên Thọ (quận 12, TP.HCM) trong Mùa hè xanh 2012 (Ảnh minh họa)

Thạc sĩ Đào Thị Duy Duyên – giảng viên khoa Tâm lý giáo dục ĐH Sư phạmTP.HCM – gợi ý: “Nên có chương trình đào tạo kỹ năng mềm và đưa vào môn tự chọn tự do. Bên cạnh đó, giảng viên phải yêu cầu cao đối với sinh viên để sinh viênphải sử dụng các kỹ năng mềm trong quá trình học tập và giảng viên đóng vai trò giám sát. Bên cạnh đó, sinh viên cần được cấp bộ tài liệu kỹ năng mềm đặc trưng, tương thích với ngành sư phạm”.

Học viên cao học Mai Mỹ Hạnh – thành viên nhóm thực hiện nghiên cứu – nêu một kết quả đáng suy nghĩ: “Trong ba nhóm biện pháp thuộc về bản thân sinh viên, nhà trường và xã hội sinh viên sư phạm cho rằng những biện pháp thuộc về nhà trường là quan trọng nhất, sau đó là những biện pháp thuộc về xã hội rồi mới đến những biện pháp liên quan đến bản thân. Nhận thức này có phần chưa đúng và thể hiện sự bị động, bao biện khi lẽ ra chính sinh viên phải chủ động tích lũy kỹ năng mềm”.

Theo T.uổi Trẻ

Giáo viên tương lai vẫn mang nặng tư duy đọc chép

Sinh viên sư phạm dù có nhiều đổi mới nhưng tỉ lệ đọc - chép vẫn chiếm tới 50%. Đa số không tự nghiên cứu thêm và muốn ra trường chỉ dạy học sinh ngoan, nhiều em đạt học sinh giỏi cho... bõ công.

Xin giáo trình về học thuộc cho nhanh

Ngày nay, trước tình trạng xã hội ngày càng hiện đại, tầm nhận thức của các em học sinh ngày càng phát triển thì việc đào tạo ra những giáo viên giỏi trong tương lai thực sự không phải dễ dàng. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như môi trường học, kiến thức, phương pháp, giáo trình, sự chăm chỉ của các bạn .... Nếu các giáo viên tương lai không được đào tạo trong môi trường hiện đại thì sẽ rất khó để các bạn có thể theo kịp sự phát triển của xã hội.

Bạn Nguyễn Hoài Thương - đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Công tác xã hội, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Về giáo trình đối với cả trường thì em không nắm rõ, nhưng đối với khoa em thì các môn giáo trình hầu như mới cả. Còn các khoa sư phạm, theo em thì giáo trình lâu nay vẫn thế thôi, bởi kiến thức cũng chỉ có vậy. Các thầy cô giáo trẻ thì hay có những phương pháp mới, còn đối với các thầy cô giáo lâu năm thì luôn đi theo lối mòn. Thực sự, trường em muốn dạy hiện đại cũng khó, vì trường không có máy chiếu lắp sẵn, ví dụ muốn trình chiếu power point thì lại phải đi mượn máy, nói chung là bị động".

Bạn Nguyễn Hà Thu - sinh viên năm 2 khoa Giáo dục Công dân trường ĐHSP HN thì lại cho rằng: "Trường em là trường có lịch sử lâu năm, nhiều truyền thống nên cũng chưa được hiện đại như một số trường khác. Giáo trình của bọn em thì chủ yếu là do các thầy cô trong khoa, trường tự viết. Các thầy cô giáo trẻ thì có dùng phương pháp giảng dạy mới, còn các thầy cô giáo già thì ít hơn. Có lẽ do các thầy cô dạy lâu năm nên đã quen với phương pháp giảng dạy như vậy".

Giáo viên tương lai vẫn mang nặng tư duy đọc chép - Hình 1

Môi trường học đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng phương pháp giảng dạy của các trường sư phạm vẫn còn theo tư duy cũ.

Khác với Hà Thu và Hoài Thương, bạn Nguyễn Khánh Ly - sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh (ĐH Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: "Về những môn chung thì bọn em hầu như toàn xin cái đề cương cuối kỳ về học thuộc cho nhanh. Các thầy cô dạy khó hiểu hoặc có thể do bọn em không chú ý. Em thích học với các thầy cô có nhiều kinh nghiệm vì hay được nghe các thầy kể chuyện".

Các bạn cũng chia sẻ rằng hiện nay vẫn còn tình trạng giảng viên đọc - chép, có bạn thì cho rằng tỉ lệ đó chiếm 50%, tức là cứ 5 tiết thì sẽ có khoảng ít nhất 2 tiết là đọc - chép. Nhưng cũng có bạn thì cho rằng hiện tại chỉ có 1 số thầy cô vẫn áp dụng phương pháp đó, còn đâu hầu hết các thầy cô ở trên cứ giảng, sinh viên nghe được, ghi được gì thì ghi. Đó là chưa kể mỗi thầy cô một cách dạy, có người dạy chán, có người dạy hay, cuốn hút được sinh viên.

Đã thỏa mãn với kiến thức từ thầy cô giáo

Khi được hỏi về môn học ưa thích, hầu hết các bạn đều tỏ ra thích thú với môn Thực hành phương pháp giảng dạy. Môn này chia ra làm 2 phần. Đó là phần lý luận học về lý thuyết, còn thực hành thì sinh viên sẽ lên thực hành ngay tại lớp. Sinh viên năm 2 thì sẽ học học phần lý luận, chiếm 2 tín chỉ. Sang năm thứ 3 thì học học phần thực hành, chiếm 4 tín chỉ, số lượng tiết học tăng gấp đôi. Đặc biệt là ngành nào cũng có môn đó.

Bạn Dương Thu Trang (ĐHSP HN) cho biết: "Các môn chuyên ngành cứ học dần dần rồi sẽ thích, nhất là sau khi đi thực tập về. Bọn em cũng được thực hành thường xuyên, hầu như năm thứ 2 trở đi là bọn em thuyết trình suốt, gần như một môn thuyết trình 2 lần/tuần. Nhiều môn thì thêm vào nhưng bọn em không thích lắm. Ví dụ như môn xã hội học, theo cảm nhận riêng em thì nó hơi xa vời".

Giáo viên tương lai vẫn mang nặng tư duy đọc chép - Hình 2

Ngoài các buổi thực hành, thực tế ít bạn tự nghiên cứu.

Bạn Trần Linh San (khoa Giáo dục Công dân - ĐHSP HN) chia sẻ: "Việc các môn học có tính thực hành hay không lại phụ thuộc vào mỗi khoa. Ví dụ như khoa Địa thì họ đi thực hành liên tục, khoa Sử thì đi kiến tập đến nhiều di tích, khoa Hóa thì rất nhiều. Nhưng có những khoa thì không thực hành gì, ví dụ như khoa Triết học. Đối với khoa em thì sinh viên năm 2 được đi kiến tập sư phạm, lên năm 3 thì đi thực tập 1 tháng, còn năm thứ 4 thì đi thực tập 1 tháng rưỡi. Nói chung nhà trường cũng tạo điều kiện hết sức để sinh viên đi thực hành. Không những vậy, hàng năm vào dịp có giai đoạn phải thi nghiệp vụ với tất cả sinh viên từ năm nhất đến năm thứ 4. Các bạn được đi học nghiệp vụ và đi thi như: Thi viết bảng, thi làm đồ dùng dạy học, thi tài năng sư phạm, thi hùng biện .... "

Về các môn chuyên ngành, Linh San còn tiết lộ: "Em rất thích những môn như tôn giáo học, pháp luật, nhân học, dân tộc học, chính trị học nữa. Đó là các môn chuyên ngành của bọn em năm thứ 2. Còn rất nhiều môn học khác nữa nhưng chỉ chán cách dạy của các thầy cô. Ví dụ như môn tôn giáo học, môn em này rất thích nhưng thầy dạy chưa hay".

Ngoài ra, do học theo kiểu tín chỉ mới nên lượng thời gian các bạn sinh viên học ở nhà được nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều bạn thừa nhận rằng do hơi lười nên thời gian tự học ở nhà cũng không nhiều. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, các bạn thường về quê, đi chơi với bạn bè hoặc chỉ lên thư viện để đọc sách khi gần thi học kỳ. Còn có bạn thì cho rằng ứng dụng các phương pháp cô dạy trên lớp đã không hết rồi nên không bao giờ nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới.

Điều này vô cùng bất lợi cho các bạn sinh viên. Bởi nếu không thường xuyên nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới thì khó mà có thể dạy tốt được. Vì hầu như thế hệ các em học sinh bây giờ rất giỏi, năng động, nếu các thầy cô giáo tương lai trở nên thụ động, kém cỏi, không hiện đại, không nhiều đam mê với nghề thì khác gì muôn đời vẫn lên lớp đọc cho học sinh chép.

Quan điểm về người giáo viên vẫn mang nặng bệnh thành tích

Trách nhiệm của một giáo viên trong thời buổi hiện nay luôn là vấn đề được nhiều sinh viên sư phạm quan tâm.

Bạn Nguyễn Thùy Linh (ĐHSP HN) cho biết: "Theo em, tất nhiên giáo viên cần có trách nhiệm với nghề, nhất là đối với giáo viên ngày nay thì càng cần có trách nhiệm hơn vì em thấy học sinh ngày nay ít tính tự giác như trước.

Đương nhiên, khi trở thành giáo viên thì bọn em vẫn về dạy học giống như truyền thống. Sẽ dạy với tất cả khả năng của mình, trừ khi là khả năng có hạn. Và em mơ ước sẽ có nhiều học sinh của em đạt được danh hiệu học sinh giỏi các cấp, bởi như thế thì mới bõ công làm giáo viên. Ngoài ra em cũng mong muốn sẽ được về dạy tại trường có truyền thống hiếu học, môi trường mô phạm và có nhiều điều kiện để phục vụ cho mục đích giảng dạy của mình."

Ở cùng phòng với Linh, bạn Nguyễn Anh Thư (ĐHSP HN) tâm sự: "Em thì mong muốn được giảng dạy ở ngôi trường phù hợp với khả năng của mình, ngoài ra nhận thức của học sinh không quá kém".

Hơn nữa, đa số các bạn sinh viên cho rằng nếu được về dạy tại một môi trường rộng mở, tức là không quá tải bài tập thì các bạn sẽ có rất nhiều cách để khuyến khích học sinh học hỏi.

Bạn Vũ Minh Châu (ĐHSP HN) chia sẻ: "Nếu em được về dạy tại một môi trường rộng mở, không phải làm bài tập nhiều thì em sẽ hướng dẫn các em học sinh kỹ năng sống. Em thích cảnh mà các cô giáo hồi đi kiến tập hay dạy bọn em, đó là luôn ân cần chu đáo, đối xử tốt với các em học sinh và phải dạy hết mình. Em nghĩ lòng nhiệt tình của mình sẽ là món quà khích lệ tốt nhất cho học sinh".

Bạn Lê Thanh Huyền (ĐHSP HN) cho rằng: "Em sẽ tổ chức thật nhiều giờ học ngoài giờ thực hành, để học sinh có thể ứng dụng việc học vào thực tế. Em nghĩ học sinh thích thay đổi môi trường học thường xuyên, không nhất thiết là phải trong lớp học.

Giả sử nếu muốn học sinh miêu tả về 1 địa danh hay cảnh đẹp nào đó thì ta có thể tổ chức cho học sinh đến đó, vừa là thay đổi không gian học tập, vừa là để cho tiết học trở nên thú vị hơn. Nhờ vậy, kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhớ hơn.

Còn việc làm thế nào để có thể phát huy tính tự chủ, sự sáng tạo của học sinh thì em nghĩ vấn đề này không đơn giản chút nào, điều này phần nhiều phải phụ thuộc vào khả năng của mỗi người giáo viên. Nếu là em, em sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc tranh luận về vấn đề nào đó hoặc theo chủ đề. Em sẽ tổ chức hàng tuần để học sinh có thể tự thể hiện ý kiến, để các em tự bộc bạch cảm xúc của mình".

TÙNG TRẦN

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?
22:22:38 19/09/2024
Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"
23:12:20 19/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Hồng Đăng vui bên gia đình sau những ngày lăn xả ở vùng lũ, Thuỳ Tiên gây cười
23:05:26 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bố chồng vác s.úng AK doạ con dâu

Pháp luật

07:42:04 20/09/2024
Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn với con dâu, Đặng Thanh Quý đã vào nhà lấy một khẩu s.úng AK cùng 20 viên đạn ra de doạ.

Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng

Góc tâm tình

07:37:11 20/09/2024
Ngồi trên xe về nhà anh lòng tôi như lửa đốt, dự cảm chẳng lành, tôi chuẩn bị sẵn một kịch bản xấu nhất cho cuộc tình này.

Hải Nam: Nếu được chọn Tấm hay Cám để yêu, tôi chọn cả 2

Hậu trường phim

07:28:02 20/09/2024
Nhắc đến Thái tử là nghĩ ngay đến điển trai và quyền lực, và Hải Nam ngoài đời cũng có nhan sắc cực ấn tượng, mang vibe công tử con nhà giàu.

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân

Sao việt

07:18:38 20/09/2024
Ngày 19/9, trên mạng xã hội chia sẻ rầm rộ thông tin một nàng hậu nghi bể nợ sau khi tham gia một cuộc thi nhan sắc quốc tế.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Chải lên kế hoạch đi bán kẹo kéo, Quang phát hiện người lạ theo dõi nhà mình

Phim việt

07:13:04 20/09/2024
Thất bại lần 1 với xe bán xúc xích nướng đá không làm Chải nản lòng, đặc biệt khi giờ đây cậu đang ở tình huống không có sự lựa chọn nào khác ngaoif việc phải cố gắng.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"

Tv show

06:31:28 20/09/2024
Trong suốt 7, 8 năm đó, tôi đi hát chỉ để k.iếm t.iền trả nợ, tính ra phải trả đến mười mấy tỷ - ca sĩ Akira Phan chia sẻ.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.