54 viên kim cương ‘bốc hơi’
Một gia đình trình báo bị kẻ trộm đột nhập lấy 54 viên kim cương và nhiều nữ trang quý, tổng giá trị khoảng 6 tỷ đồng.
Ngày 28/11, Công an TP HCM phối hợp cùng Công an quận 9 điều tra vụ trộm theo trình báo chủ căn nhà trên đường Cầu Đình, phường Phước Long.
Theo đó, vài ngày trước khi đi công tác về, gia chủ phát hiện nhiều dấu hiệu khả nghi trong nhà. Kẻ gian được cho là đã lục tung đồ đạc, lấy đi nhiều tài sản quý giá như 3 nhẫn vàng mặt đá ruby, 10 nhẫn vàng trắng gắn kim cương, một dây chuyền vàng lớn, lắc đeo tay loại vàng đỏ, 54 viên kim cương, chén cổ và nhiều loại trang sức.
Chủ nhà cho hay, tài sản mất trộm ước tính khoảng 6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo VNE
Nơm nớp lo mất xe khi vào quán cà phê, nhà hàng
Rời quán cà phê trên phố cổ, anh Hưng tá hỏa khi biết một nam nhân viên đã "biến mất" cùng chiếc xe SH nhận trông giữ cho anh. Không vé biên nhận, nhiều vị khách mất của lâm vào cảnh "tình ngay lý gian".
Tranh thủ giờ nghỉ trưa, anh Phương đến phố Nguyễn Du, tạt vào quán cà phê ngon có tiếng ở Hà Nội. Thấy anh dừng lại, một trong những thanh niên đứng mời chào khách vội nhận xe, yêu cầu đưa cả chìa khóa. Thoáng lưỡng lự nhưng rồi Phương cũng giao chiếc xe tay ga trị giá hơn một trăm triệu đồng cho cậu ta với suy nghĩ bao người đang vui vẻ nhâm nhi cà phê kia chắc cũng như mình, quán uy tín nên làm ăn phải đàng hoàng.
Song ngồi ở quay mặt ra đường, ngắm "con phố hoa sữa" trong tiết trời vào thu se lạnh, Phương không thể thưởng thức vị ngon của cốc cà phê khi giật mình chứng kiến việc trông giữ xe không có vé ở đây. Anh thấy nhiều người tự động vào lấy xe rồi phóng đi, có người đọc biển số để nhân viên dắt ra... Dường người trông giữ không quan tâm, kiểm tra khách có lấy đúng xe của mình hay không... Phương thoáng lo lắng, cố rướn mắt về phía cậu nhân viên vừa dắt xe của mình đi.... Đến khi ra về, nhận xong xe, Phương mới thôi nóng ruột.
Anh bảo quán này còn rộng rãi, có chỗ để xe không xa lắm chứ nhiều quán trong khu phố cổ hoặc ở những tòa nhà không có tầng hầm gửi xe, khách thường phải giao cho nhân viên dắt đi nơi khác gửi. Nhiều người vì không tin tưởng, sợ kẻ xấu trà trộn mạo nhận đã từ chối vào quán. "Họ lo cũng đúng thôi vì gần đây nhiều người bị mất xe kiểu này rồi. Cảnh giác vẫn hơn", anh Phương nói.
Rất ít quán cà phê có chỗ cho khách dựng xe. Ảnh: Việt Dũng.
Một nạn nhân của việc giao chìa khóa cho nhân viên trong xe là anh Hưng, trú quận Hoàng Mai. Ít ngày trước, anh phóng chiếc SH lên phố Hàng Cá ngồi nhâm nhi cà phê với bạn bè. Quán đông, phần diện tích nhỏ trước vỉa hè chật cứng, một nam nhân viên yêu cầu anh đưa chìa khóa để mang xe đi nơi khác gửi. Thường ngồi quán này, anh Hưng tin tưởng giao xe.
Lúc ra về, anh tá hỏa khi không thấy xe của mình đâu, cậu nhân viên kia cũng "biến mất". Sự việc được anh trình báo Công an phường Hàng Đào. Nghi can là nhân viên Phạm Tiến Quân của quán bị truy tìm. Ngày 3/11, Quân bị bắt giữ, thừa nhận đã nổi lòng tham khi khách giao xe. Chiếc SH của anh Hưng, hắn chưa kịp mang đi tiêu thụ.
Anh Hưng may mắn lấy lại được xe, còn anh Vũ Song Toàn (34 tuổi, ở quận Đống Đa) thì không như vậy. Tại TAND Hà Nội, anh cho biết, hơn một năm trước đến nhà hàng My Way, do không thấy bảo vệ ra nhận xe nên dựng trên vỉa hè phía trước, khóa cổ. Anh càng yên tâm hơn khi nhận được cái gật đầu "để xe được chỗ đó" của một nữ nhân viên tiếp đón ở cửa. Lúc ra về, anh không thấy chiếc PS của mình đâu. Nhà hàng không bồi thường, anh khởi kiện ra tòa đòi bồi hoàn 140 triệu đồng giá trị chiếc xe bị mất song thua kiện ở cả hai cấp xét xử.
Đương sự trong vụ kiện nhà hàng My Way. Ảnh: Hoa Tài.
Vì chuyện giao nhận xe không có vé mà một vị khách cũng đã lâm vào cảnh "tình ngay lý gian", ngậm đắng nuốt cay mất chiếc Airblade khi vào nhà hàng ở khu vực phường Trung Hòa. Anh cho hay giao xe cho người mặc đồng phục của một công ty vệ sĩ đứng trông ở trước cửa. Khi sự việc xảy ra, cậu này nói rằng anh không đi xe đến... Trong khi đó, nhà hàng từ chối bồi thường với lý do đã ký hợp đồng với công ty vệ sĩ thuê trông giữ nên vấn đề không thuộc phạm vi giải quyết của họ.
Theo luật sư Hằng Nga (Đoàn luật sư Hà Nội), khách vào quán đồng nghĩa với việc phương tiện của họ phải được lo trông giữ. Với trường hợp của anh Toàn, theo nữ luật sư nhiều kinh nghiệm việc nhân viên nữ gật đầu để anh gửi xe trước cửa đã là thiết lập giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng miệng. Bởi khoản 1 điều 401 Bộ luật Dân sự quy định: "Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định".
Bà Nga cho rằng, luật quy định vậy nhưng trong nhiều trường hợp khách hàng vẫn luôn bị thiệt thòi. Để có cơ sở giải quyết khi sự việc không may xảy ra, theo bà chiếc vé được coi là "giấy thông hành" đảm bảo giao dịch dân sự giữa hai bên. "Tôi cho rằng để tránh rắc rối, chủ phương tiện cần bỏ thói quen "giao dịch bằng miệng", yêu cầu phải có vé nếu không thì đi chỗ khác", bà nói.
Theo VNE
Nghe cầu cứu, hiệp sĩ bắt trộm giữa đêm mưa "Hiệp sĩ" (bìa phải) bắt 2 kẻ trộm cắp vào lúc 3 giờ 30 phút ngày 1/10 2 giờ sáng, bị trộm đột nhập khoắng tài sản, gia chủ gọi các "hiệp sĩ" và được giúp đỡ tận tình. Lúc 2 giờ sáng nay, 1/10, bà Đỗ Thị Bé (SN 1962), chủ quán cà phê không tên ở xã Tân An, TP Thủ...